Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

đồng phân hình học thì có 2 dạng cis và trsns. C6H12 thì có nhiều đồng phân cấu tạo lắm.

xin hỏi cách để học tốt hóa hữu cơ, cách nhớ cách viết công thức cấu tạo của cac hợp chất hữu cơ

Đối với học hữu cơ , để nắm chắc kiến thức bạn nên nắm chắc phần cơ sở lý thuyết của HHC, phần cấu tạo chất, hiệu ứng, cơ chế… Về phản ứng Hữu cơ để thuộc, và nắm bạn cố gắng nắm cơ chế của phản ứng và thường xuyên được cọ sát, để như thế bạn nên viết các phản ứng lên các giấy note , và lập các bản hệ thống môi liên quan giữa các hợp chất… ví dụ H.Cacbon -> dx halogen -> ancol ->… và để cọ sát , bạn nên có 1 nhóm học hóa hữu cơ thay nhau thi vấn đáp và "đố " phản ứng… giúp bạn ôn lại phản ứng cơ bản vừa tìm ra các phản ứng mới! 1 số kinh nghiệm cá nhân

Đề bài đã yêu cầu đồng phân hình học của anken . delta = 1 chứng tỏ 1 vòng hay 1 nối đôi ( vòng cũng có đồng phân hình học), nhưng đề yêu cầu đồng phân hh của anken, vậy bạn cứ làm từng bước Mạch chính 6 C có 2 CT cấu tạo, và 4 đồng phân hình học/ Mạch chính 5 C có 1 CT cấu tạo và 2 đp hình học mạch 4 C ko có đp hh. Thân

cách viết CTCT của các hchc thì bạn phải hiểu được vì sao vẽ như vậy,khi nào có nối đôi,nối ba…chỉ cần bạn hỉu được là nhớ,làm dễ thôi…ko cần phải học thuộc. Chúc bạn hox tốt hén.

Có thể có ai cho em biết cơ chế PƯ decacboxyl hóa axit cacboxylic với xúc tác ThO hoặc MnO thành xeton không ạ?:die (:die (:die (

hix, axit cacboxylic –> xeton ? bạn có thể cho phản ứng cụ thể ko? mình chỉ biết muối acetat thì dùng cái đó được: 2 CH3COONa —> CH3-CO-CH3 có thể dùng CaO xúcc tác hoặc ThO2 hay ThO, MnO gì đó :smiley:

Bạn muốn tổng hợp từ chất gì? Cụ thể hơn hen!

Mọi người, ai biết trang download các loại thuyết trong hóa hữu cơ không ? Giúp mình với! Thanks!

em xin hỏi điều kiện để 1 công thức cấu tạo có đồng phân hình học và đồng phân quang học, khi nào thì có một trong hai , khi nào thì có cả hai.

Không đúng mà, trong cơ sở hóa học hữu cơ của Thái Doãn Tĩnh đấy. Nhân tiện cho hỏi cơ chế PƯ bạn vừa nêu luôn thể cái.

có đồng phân hình học khi trong ptử có một bộ khung cứng nhắc , ví dụ : C=C , vòng , . . . có đồng phân quang học hiểu nôm na là khi có C bất đối (4 nhóm hoặc ngtử lk với C này đều khác nhau :24h_092:) —> có cả 2 loại trên khi có cả C bất đối và bộ khung cứng nhắc :24h_124:

Mọi người cho mình hỏi khi đánh số của mạch cacbon chứa nhiều mạch nhánh khác nhau, thì ưu tiên đánh số cho các cacbon chứa mạch nhánh như thế nào? Ví dụ cách đọc chất 1-metyl-2-etyl xiclohexan hay 1-etyl-2-metyl xiclohexan là đúng vậy?Đánh số 1 vào C chứa nhóm etyl hay nhóm metyl? Xin trả lời giúp mình!Mình đang phân vân mà chưa tìm được ở sách nào! Cảm ơn mọi người nha!

Đánh số 1 vào nhóm etyl bạn ạ. Vì phải nhóm etyl phải đọc trước theo bảng chữ cái và đọc sao cho số chỉ là nhỏ nhất trong trường hợp này.

Cho mình hỏi thêm một câu là các tên chất “isopentan, neopentan,…” là tên gọi theo IUPAC (tên gốc chức hoặc tên thay thế) hay là tên thông thường vậy?Mình cảm ơn nhiều!

Không tồn tại cái đó thì làm sao mà giúp ?

Tên thông thường đấy!

Thường thì phản ứng decarboxylation theo cơ chế gốc tự do, nhưng với cái xúc tác dị thể này thì cái gì cũng có thể xảy ra, mình không dám chắc. Mà cái này rất chi là cao siêu, nếu như bạn không phải đang làm đề tài mà chỉ hỏi cho vui thì chẳng cần biết làm gì.

Đó là pt điều chế benzen nhưng dường như là không thể thực hiện được với những gì ta đang có!

3C2H2–>C6H6 cần đk là 600 độ C