Chào các đại ca! E được biết LPG thành phần chủ yếu là propane và butane nhưng vẫn có một số thành phần khác. vậy e muốn hỏi các đại ca, những thành phần khác này ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của LPG. Chân thành cảm ơn!:24h_101:
Thân chào a e! Có câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của anh e đây. Mình được biết đặc trưng lớn nhất của LPG là được tồn chứa ở trạng thái hơi bão hoà, vậy anh em nào có thể giải thích kỹ giúp mình được không (nếu có thể giúp mình cả cách tính áp suất hơi bão hòa nữa nhé). Chân thành cảm ơn!:24h_009:
Theo mình được biết thì LPG là tên viết tắt của (Liquefied Petroleum Gas) khí dầu mỏ hóa lỏng. Đặc tính của LPG
- Thành phần chủ yếu của LPG bao gồm các hydrocacbon parafinic như propan, butan. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu khi chế biến mà trong thành phần của nó có thể có một lượng nhỏ olefin như propen, buten. LPG đưa ra thị trường gọi là LPG thương mại, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của từng khách hàng mà nhà sản xuất sẽ pha trộn các thành phần một cách thích hợp. Người ta phân biệt ra thành 3 loại LPG thượng mại như sau:
- Propan thương mại: có thành phần chủ yếu là hydrocacbon C3. Ở một số nước, propan thương mại có tỷ lện butan và/hoặc buten thấp, có thể xuất hiện lượng vết của etan và/hoặc eten.
- Butan thương mại: có thành phần chủ yếu là hydrocacbon C4. Thông thường, thành phần lớn nhất là n-butan và/hoặc buten-1. Cũng có thể xuất hiện ở lượng không đáng kể propan và/hoặc propen cùng lượng vết pentan.
- Hỗn hợp butan-propan: thành phần của sản phẩm này phụ thuộc vào nhà sản xuất cũng như các nhà kinh doanh địa phương, thông thường thành phần của chúng là 50% butan, 50% propan hoặc 70% butan, 30% propan. Đây là sản phẩm phổ biến trên thị trường Việt Nam.
- LPG có đặc tính là độ sạch cao, không lẫn tạp chất ăn mòn và các tạp chất có chứa lưu huỳnh, không gây ăn mòn các phương tiện vận chuyển và tồn chứa. Khi cháy, LPG ít gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại kể cả khi LPG tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. LPG là loại khí đốt thuận tiện cho việc vận chuyển và tồn chứa do khả năng hoá lỏng ở áp suất không quá cao, ở nhiệt độ thường (0,3 - 0,4MPa) vì thế 1 đơn vị thể tích lỏng bằng 250 đơn vị thể tích khí. Như vậy đặc trưng của LPG là được tồn chứa ở trạng thái bão hòa, tức là tồn tại ở cả dạng lỏng và hơi nên với thành phần không đổi áp suất bão hòa trong bình chứa không phụ thuộc vào lượng LPG chứa trong bồn mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.
- Nhiệt độ sôi
Như trên đã nói LPG thành phần chủ yếu là propan (C3) và butan (C4). Ở áp suất khí quyển propan sôi ở ts= -42 độ C và butan sôi ở ts= -0,5 độ C. Vì vậy tại nhiệt độ và áp suất thường LPG hóa hơi rất mạnh
Mình cũng đã thiết kế một số thiết bị để chứa LPG nhứ : Bồn trụ ngang (Horizontal vessel), bồn cầu (Spherical tank) dùng để chứa LPG ở khoảng áp suất (6 - 8 bars - áp suất trung bình) nhiệt độ môi trường (32 độ C), nhưng cũng tùy thuộc vào thành phần của C3 và C4 cộng với nhiệt độ môi trường, ở khoảng áp suất (14 - 16 bars - áp cao) - Khi thiết kế mình phải lấy theo áp suất maximum tồn chứa LPG (16bars + áp suât thủy tĩnh), còn nếu LPG mà tồn chứa ở áp suât khí quyển (1.01 bars - áp suât thấp), tuy nhiên nhiệt độ có thể âm mấy chục độ C (khoảng -20 độ C gì đấy)
đây là bài của bạn pvenering