Các bạn tham khảo: http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/08/862054/ Lại thêm một vấn đề vệ sinh thực phẩm nữa được các nhà báo mổ xẻ. Không biết thực hư thế nào nhưng dân ta mà đọc được những bài như thế này thì không thể không lo lắng. Đứng ở phương diện nhà phân tích, mình đang băn khoăn không biết nếu để xác định được các chất nhựa này thì phải làm thế nào nhỉ? Có lẽ phải chiết ra khỏi mẫu thực phẩm rồi dùng FTIR để định tính nhỉ? còn nếu muốn định lượng thì có lẽ hơi căng thẳng… Có bạn nào có cao kiến gi về vụ này không?
dùng dùng môi hữu cơ pha loãng mẫu ra và chạy bằng HPLC-MS thui, mình nghĩ chạy sắc ký là cách tiện lợi trong trường hợp này đó
Hello, Polymer cũng 5,7 đường, cơm ăn hằng ngày cũng là polymer đó thôi, còn nó có độc hay không thì phụ thuộc vào liều lượng, ăn 1,2 lần cũng chẳng độc, còn ngày nào cũng ăn trừ cơm là chuyện khác. Vụ ung thư hay không thì phải đợi thời gian dài mới biết, ngay cả bị chiếu tia X, uống nhầm CHCl3 cũng chưa chắc ung thư, nhưng hít khói xe hằng ngày thì chắc nguy cơ cao là có. Mình nghĩ mẫu thực phẩm đã phức tạp, nền mẫu lung tung tạp như trà sữa càng khó, nếu muốn check nó có polymer hay không thì ta chơi GPC thử, dùng dung môi kém phân cực cao như CHCl3 để chiết, nhưng không chừng nhầm lẫn với polymer từ ly nhựa đựng trà, loại ly này phần nhiều là nhựa tái chế (cho rẻ) nên dễ phân tán hạt nhựa ra. Thân!
Chính xác là như vậy. Nền mẫu trà sữa trân châu có biết bao nhiêu là thứ: từ chất màu, chất tạo ngọt, tinh bột… Nguyên liệu chủ yếu để làm trà sữa là tinh bột sắn, bình thường chất này lúc nấu hồ lên cũng dính và rất dẻo rồi. Bây giờ giả sử là có một loại nhựa nào đó trong trân châu đi, khu trú như vậy thì cũng đã thấy khó rồi. Nào PE, PVC, PP… rồi đến ngay cả những chất cho phép sử dụng như methyl cellulose, PEG, CMC… Đặt vấn đề chiết polymer ra khỏi nền mẫu cũng khó vì phải chọn được dung môi thích hợp để chiết hoặc hòa tan. Polymer có loại tan trong dung môi hữu cơ, có loại thậm chí lại tan trong nước nữa. Chưa biết đó là chất gì thì quá khó để xác định… Chưa kể là nếu có xác định ra một loại polymer nào đó (nếu có) trong trà sữa thì cũng không thể phạt được, vì chúng ta đâu đã có quy chuẩn nào quy định về polymer trong thực phẩm đâu?? GPC cũng là một cách hay (tiếc quá, ở chỗ em không có con này). Hôm nay mày mò chiết ra bằng nhiều loại dung môi rồi đi định tính thử bằng FTIR nhưng không ăn thua vì tạp nhiều quá không thể đo IR được. Đứng trên phương diện nhà hóa học mà nói thì như vậy.
Nhưng là một người dân bình thường, khi nghe nói đến “trân châu có nhựa” thì … trước mắt và đầu tiên nhất là không uống trà sữa nữa. Hàng trà sữa thì mất khách. Bộ Y tế thì là nơi hứng chịu búa rìu của dư luận. Các nhà báo lá cải được thể ra sức hoành hành. Trong khi có thể là không có gì “nhựa” gì trong trà sữa cả.