Em đang lam đề tài này, ai co kinh nghiệm hay tài liệu gì thì share cho em với…:24h_061:
Hi bạn Mình nghĩ là có thể giúp được bạn. Nhưng mình muốn bạn nên đầu tư nhiều hơn cho câu hỏi của bạn. Bạn cần cung cấp thêm thông tin về đề tài của bạn… tổng hợp, tính chất của vật liệu MnO2 nhưng cho ứng dụng nào. Bạn đang thiếu thông tin về phần nào, bạn cần những thông tin gì… Ko ai có thể giúp bạn tốt được nếu bạn không đầu tư một ít cho câu hỏi và cho đề tài của bạn cả Thân
Mình đang làm đề tài tổng hợp MnO2 nano, với lại tổng hợp MnO2 nano trên nền Al2O3. Trong quy trình tổng hợp MnO2 có phần Mn(COOCH3) + Acid citric. Bạn giúp mình ghi sản phầm của phản ứng đó được không? MnO2 ứng dụng để khử O3 hay khử H2O2, trước mắt mình chỉ cần tài liệu để tổng hợp thôi bác ah. Lên mạng search nhưng mà mấy tài liệu đó toàn bắt mua 30$ không àh… Hic mà em là sinh viên làm gì có tiền… Bác giúp em với… Có tài liệu tiếng anh tiếng Hoa gì đưa em dịch cũng được ạ… Mong bác giúp em sớm sớm… Đề tài này chỉ được làm có 1 tháng à.
bạn khi tìm đến tài liệu cần tải mà bắt trả tiền thì post cái link lên diễn đàn và nhờ các bạn ở đây tải giúp cho. Bạn ko phải lo. Bạn nói “Trong quy trình tổng hợp MnO2 có phần Mn(COOCH3) + Acid citric. Bạn giúp mình ghi sản phầm của phản ứng đó được không”. Mình không biết cái quy trình này bạn lấy được ở đâu??? Sản phẩm của phản ứng là … Mn hydroxyde, nhiệt phân nữa có thể tạo MnO2. Mình chẳng hiểu cái đề tài của bạn có liên quan gì đến nano nữa. Sorry bạn, đề tài 1 tháng mà ko hiểu rõ mục đích thì mình ko biết tài liệu nào hợp với bạn cả??? Bạn làm đề tài lý thuyết hay thực tập???
Cảm ơn bác, Mình điều chế MnO2 theo phương pháp sol-gel rồi kiểm tra lại coi đạt tới cấu trúc nano hay không. MnO2 mang trên Al2O3 là để điều chế xúc tác loại P 2 phần riêng biệt bác à… Trong lúc làm thí nghiệm có gì không hiểu sẽ lên thỉnh giáo bác tiếp. Thanks…
Bác Nguyen oi, bác share cho em tài liệu về những thứ sau đây được không?
- Xúc tác MnO2 và các dạng thù hình… Ảnh hưởng của các dạng thù hình đối với xúc tác
- Các dạng thù hình của chất mang Al2O3
- Các cơ chế xúc tác của MnO2 (VD ngoài xúc tác OXH còn ứng dụng trong xúc tác nào nữa không)
- MnO2 có thể tẩm lên Al2O3 theo những phương pháp nào? Phương pháp nào là tối ưu? HELP ME !!! THANKS
hihi Ít nhất bạn cũng phải cung cấp thông tin như vậy thì mọi người mới thảo luận được chứ Mình thú thật là không có stock tài liệu gì cả, khi nào cần lại tìm articles thôi. Mình sẽ cung cấp một số thông tin cho bạn
- Người ta không gọi “xúc tác MnO2 và các dạng thù hình” đâu bạn. Nói về Mn, đây là kl có khả năng xúc tác cho phản ứng oxyhoa rất tốt do tồn tại nhiều số oxy hóa trung gian. Mình rất không đồng ý với cách bạn fix công thức là MnO2 (Mn IV) vì thực tế, trong quá trình xúc tác cho phản ứng oxy hóa, Mn có thể thay đổi số oxh trong khoảng từ 2 đến 4 (thông thường), nên bạn nên sửa toàn bộ thành MnOx thôi, sau đó, tùy điều kiện làm việc, điều chế mà bạn được x thay đổi … đây cũng là một thông số quan trọng cần khảo sát. Nhưng đừng lầm với thù hình nhé, đây không có gì liên quan đến thù hình cả, phải sửa lại nhé. Trong cấu trúc MnOx, giá trị của x ảnh hưởng trực tiếp đến quá khả năng xúc tác oxh khử của Mn
- Câu 2: hoàn toàn tương tự, không được dùng “thù hình”. Khi điều chế trên support Al2O3, mục đích là tăng độ bền nhiệt, tăng diện tích bề mặt và độ phân tán của Mn… bạn xem lại câu 1 trước rồi mình sẽ giúp bạn đào sâu hơn câu này sau
- Câu 3: Nhớ sửa lại là MnOx (hoặc MnxOy) nhé. MnOx chủ yếu dùng trong xúc tác oxh khử thôi bạn à
- Câu 4 : có nhiều pp để đưa MnOx lên Al2O3. Mình có thể khẳng định với bạn là không có khái niệm “tối ưu” ở đây. Trong xúc tác, bản chất phản ứng sẽ hoàn toàn thay đổi theo cấu trúc và hình thái xúc tác. Vd có phản ứng oxh cần kích thước hạt lớn, có phản ứng, kích thước hạt nhỏ lại lợi thế hơn, cái này hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng cụ thể. Các pp thì nhiều lắm bạn à : thấm ướt, sol gel, đồng kết tủa … Bạn làm 1 tháng thì không thể trả lời hết các câu này đâu bạn à Thêm một điều cần chú ý nữa là : việc đạt đến cấu trúc nano hay không không chắc là thông số liên quan đến hoạt tính xúc tác của Mn. Bạn đừng nhầm lẫn nhé. Thông thường, một kích cỡ hạt lớn sẽ xúc tác tốt cho phản ứng oxi hóa. Đừng để chữ nano làm bạn bị lệch vấn đề nhé Thân Chúc bạn dzui dzẻ hén
Cảm ơn bác Nguyen nhiều, nhờ có bác em thấy ra được nhiều điều thiếu sót. Quy trình của em như thế này: KMnO4 (tt) + H2O + H2SO4 (moi truong) (dd1) MnSO4.3H2O + H2O (dd2) dd1 + dd2 + Al2O3 (đã điều chế được hoặc đi mua ^.^) Giữ ở 70 độ C để dung dịch phản ứng => Khuấy 3 giờ 80 độ C. Để nguội => Sấy 110 độ C qua đêm => Nung 300 độ C trong 1 giờ => Kết quả Bác xem thử em làm theo quy trình này nó ra sản phẩm phần lớn là MnO2 hay có còn lẫn MnxOy nhiều hay không. Em đem mẫu cho người ta đo X-ray nhưng mà người ta hẹn tới tuần sau (do cuối năm nhiều mẫu +công việc bận rộn). Em còn khảo sát thêm quy trình Sol-Gel nữa, nói chung làm ra sản phẩm thì nhanh, đem đi phân tích thì lâu. Hiện giờ em rãnh 1 tuần. Bác cung cấp cho em thêm 1 mớ quy trình để em làm thực nghiệm được không ạ ? Bác giải thích sâu câu 2 dùm em luôn nhá. Thank Bác nhiều…
hehe Sorry bro, đầu năm mới ăn nhậu quá, bi giờ mới online Tiếp túc 8 nhé Mình nghĩ, bro vẫn sẽ có Mn III và MnIV và thậm chí cả MnII. Cái này bro chạy XRD sẽ rõ thôi bro điều chế bằng sol gel thì cũng vậy thôi, phải chờ kết quả của XRD thôi. Sau đó bro có thể dùng pt tính kích thước hạt từ phổ tia X, có thể đánh giá sự khác biệt của 2 pp Về việc đào sâu câu 2, bro nên làm một chuỗi các thí nghiệm đo surface BET của Al2O3 (chú ý là Al2O3 cúng trải qua tất cả các giai đoạn điều chế và xử lý nhiệt như khi bro điều chế Mn trên Al2O3) sau đó bro so sánh sự biến đổi về hình thái của Al2O3 theo những pp điều chế khác nhau. Nếu làm được, công việc này cũng sẽ ngốn của bro khá nhiều công sức và thời gian đó Bro cứ xem xét đề nghị của mình nhé, nếu chưa rõ, đừng ngại hỏi lại nhé Thân CHúc bro dzui