Đúng là theo quy trình chuẩn điều chế RSH từ RX ở bước hai cần phải đun hoàn lưu với dung dịch 10-20% NaOH hay KOH. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng! Trong chuỗi dithioil mà tui đã điều chế, có chất tui phải khuấy bước hai với dung dịch 10% NaOH và ngâm bình phản ứng trong ice bath (thau nước đá) khoảng 2.5 giờ để tránh bị phân hủy, sau đó acid hóa bằng HCl. Hiệu suất vẩn khá tốt (> 60%).
Tui không hiểu ý em chỗ này lắm! Nếu muốn chuyển ROH thành RX (như RBr rất tốt cho việc chuyển hóa thành RSH), tui thường dùng PBr3 hay CBr4/PPh3. Tui thích điều kiện phản ứng với CBr4/PPh3 vì phản ứng dễ làm 0 oC- nhiệt độ phòng, thời gian phản ứng 5- 20 phút là xong. Tuy nhiên tùy chất nền mà phải thay đổi tỉ lệ mol giữa ROH:CBr4:PPh3 để đạt hiệu suất cao. Phản ứng này dễ dàng theo dõi bàng TLC với “anisladehyde dip” để hiện hình, để biết khi nào có thể cô lập phản ứng vì menthol hay một số chất nền và sản phẩm tuơng ứng không hiện hình dưới đèn UV.
Tui cũng đã làm phản ứng thủy giải ester ở nhiệt độ phòng vì chất nền của tui không bền ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên phải dùng dung dịch 4N KOH hay nồng độ cao hơn và phải khuấy trên 12 giờ để thủy giải hoàn toàn ester. Nếu em dùng 10% NaOH và khuấy ở 0 oC cho bước hai, nếu ester có bị thủy giải vẫn thu đựoc sản phẩm với hiệu suất chấp nhận được.
Trong hóa học có làm mới biết, nhiều phản ứng nhìn rất dễ dàng trên giấy lại làm không ra trong thực tế. Những phản ứng nhìn “stupid” trên giấy, trong thực tế lại làm ra rất tốt. Quan trọng mỗi lần thử phản ứng chừng 10-50 mg thôi để nếu không thành công vẫn còn tác chất để thử điều kiện khác.
Tui rất là busy nên chắc chắn không thể nào tra tài liệu và suy nghĩ giúp em được. Theo kinh nghiệm qua thời gian khi đi học và làm việc ớ nước ngoài, tui thấy em phải đọc thật nhanh về thật nhiều bài báo, sách cơ bản, các luận văn và luận án đã làm trong nhóm có liên quan đến đề tài của em đang làm. Em phải giỏi và hiểu rõ hơn GS hướng dẫn về đề tài của mình vì GSHD có rất nhiều SV nên họ chỉ định hướng chung cho mỗi SV mà thôi. Sau nửa năm em sẽ có thể tự phát triển hướng đi cho mình trong 3-5 năm còn lại cũng như bảo vệ tốt luận án tốt nghiệp trước hội đồng. Và biết phản biện lại những đề xuất không đúng của GSHD. Chắc em cũng biết GS nước ngoài rất là “open mind”, em nói điều gì đúng họ vẫn sẵn sàng lắng nghe chứ không phải tui là thầy của em nên tui lúc nào cũng đúng.
Có lần tui dự bảo vệ luận án của một người, GS phản biện đặt câu hỏi: “tại sao anh lại chọn đề tài này và phuơng pháp này?”. Người đó trả lời:“Vì GSHD đề nghị như vậy!”. Mọi người đều cười ầm lên. GSPB mới từ tốn nói tiếp"“Điều đó chúng tôi cũng có thể đoán ra được nhưng chúng tôi đang mong đợi câu trả lời của anh mang tính khoa học và logic”. Kết quả mặc dù SV đó làm được rất nhiều nhưng chỉ được đánh giá luận án với kết quả trung bình.
Việc gắn dây dài có nhóm SH ở đầu mạch không là điều khó khăn và mới mẻ. Em tìm đọc bên Material Sciences hay Macrocyclic Chemistry,… họ đều đã gắn rất nhiều. Lâu quá tui không còn nhớ rõ bài báo cụ thể. Em search Scifinder cấu trúc dài có nhóm SH ở đầu là sẽ ra ngay. Còn việc gắn lên chất nền có stereogenic center, em phải tự tìm hiểu thêm và áp dụng cách gắn dây SH của họ vào cái “target structures” của em. Vận dụng linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Nếu không chắc thì tìm tài liệu, vẽ sơ đồ chuyển hóa ra giấy và trao đổi thêm với GSHD trước khi tiến hành. Nhiều khi, GSHD bảo cách đó không ra nhưng tui tự tin vào tài liệu mình tìm được. Tui cũng lén làm thử, nếu tốt thì báo cáo lại. Nếu không tốt thì ỉm đi luôn!
Ngoài ra khi tìm tài liệu đừng nên nghĩ cứ search tài liệu là phải ra ngay đúng chất mình cần tìm, nếu tìm không được chất mong muốn, khi search phải linh hoạt tìm những chất tuơng tự có tính phổ biến rồi mới dùng điều kiện đó thử cho phản ứng của mình.
Good luck!!!