Cho mình hỏi một chút: làm thế nào để điều chế 2-ethyl pyridine từ pyridine vậy? Mình nghe một cách là trước tiên chuyển về N-oxyd pyridine, sau đó dùng phản ứng Friedel-Craft để gắn nhóm ethyl vào vị trí 2, cuối cùng khử hoá để tạo thành 2-ethylpyridine. Mình không biết cách trên có đúng không nữa (nhất là khi dùng phản ứng Friedel-Craft với N-oxydpyridine). Có bạn nào đề nghị một phương pháp khác không? À sẵn đây cho mình hỏi: điều chế N,N-dimetylanilin bằng cách cho CH3Cl tác dụng với anilin được không? Theo mình thì dùng thoái biến Hoffmann thì thích hợp hơn. Các bạn vui lòng cho ý kiến.
Cách tốt nhất là cho N-oxit pyridin phản ứng với cơ Mg tương ứng, sau đó đun nóng loại nước sẽ thu được dẫn xuất thế tương ứng với hiệu suất chấp nhận được (50 - 60%). Phản ứng Se với N-oxit pyridin sẽ không xảy ra ở vị trí 2, ở vị trí này chỉ xảy ra SN (pứ dẫn ra trên cũng xảy ra theo SN).
Cách đó cũng được, nhưng để chắc ăn bạn nên sử dụng phản ứng Eischweiler - Clarke như sau: RNH2 + 2HCHO + 2HCOOH ----> RNMe2 + 2CO2. Hiệu suất pứ này cũng khoảng trên 80% và không phụ thuộc nhiều vào gốc R
có phải ý ông là tạo ra thằng =N-O(-) phải ko, nếu vậy thì tác nhân R phải dùng là aldehyde, hoặc bèo nhất là R-hal đúng ko !!!
Cách đó cũng được, nhưng để chắc ăn bạn nên sử dụng phản ứng Eischweiler - Clarke như sau: RNH2 + 2HCHO + 2HCOOH ----> RNMe2 + 2CO2. Hiệu suất pứ này cũng khoảng trên 80% và không phụ thuộc nhiều vào gốc R
cách ông nêu ra vô cùng ko kinh tế, vì thứ nhất phải chơi với toàn em độc hại, such as HCHO, HCOOH, CH3CN và ngoài ra có thể còn cho thêm một thằng hydrogen hoá ở giai đoạn cuối của phản ứng, có nghĩa là bèo nhất phải là dẫn xuất của NaBH4 :mohoi (
đứng trên phương diện lý thuyết thì cho aniline tác dụng với R-Br cũng ngon lành goài, vì chỉ cần gắn một em R vào thì coi như em R thứ hai ko thành vấn đề ! :sep (
Trước hết mình nói sơ về cấu trúc của piridin để anh em khác cùng đọc chứ Zero và BM thì nói chay hơi ko khó hiểu cho các mem khác. trên Piridin có 1 dị tố Nito (sp2) có độ âm điện lớn nên có khả năng hút điện tự cao , chính điều này làm nó giảm mật độ điện trên các nguyên tử Cacbon , chính điều này quyết định tính chất hóa học đặc trưng của Piridin. Trước hết là mình đưa ra kết quả tính mật độ điện tích trên piridin tính theo AM1 và PM3 cho kết quả tương tự nhau và phù hợp.
như vậy tại các vị trí 2,6 là điện lớn nhất , rồi đến vị trí 4, còn vị trí 3,5 có điện tính âm nhất … Điều này được giải thích khi các bạn viết công thức cộng hưởng của piridin và sự xuất hiện của dị tố Nito.
Khả năng phản ứng thế thân điện tử rất khó khăn, bởi mật độ e bị làm giảm bởi -I của của nguyên tử N, vì thế khả năng pứng SE của piridin giảm cả nghìn tỷ lần so với thế SE ở benzen. nói tóm lại nói đến piridin thì phản ứng thế SE thường xem không phản ứng, hoặc nếu có thì cũng điều kiện rất khắc nghiệt mà phản ứng kiểu Friedel -Crafts coi như ko xảy ra. Vì vậy không thể dùng pứng SE để tổng hợp các dẫn xuất của piridin tại vị trí thứ 2 là “dương điện nhất” troang các nguyên tử Cacbon.
Phản ứng SN , vì nguyên tử N hút e mạnh nên các vị trí Cacbon 2,6 và 4 khá “dương điện” chính vì thế thuận tiên cho phản ứng SN đặc trưng hơn so với benzen. Để tăng hoạt tính cho pứng SN và bảo về nguuyên tử N thì người ta thường chuyển piridin về dạng N-Oxit pirindin (hay dạng muối của N-metoxy piridin.)
bằng cách oxi hóa nhẹ piridin bởi peoxit. CH3COOOH hay axit axetic trong H2O2 và như Zero nói có thể dùng phản ứng Cơ Magie hay cơ Lithi để gắng nhóm etyl vào vị trí số 2,sau đấy chỉ cần chất oxi hóa nhẹ bằng cách thổi Oxy qua bình phản ứng để tách ion Hidrua (H-) tách nước là được. gía thành dzĩ nhiên là mắc… tham khảo cuốn hóa Dị Vòng của thầy Nguyễn Minh Thảo.
Câu thứ 2
such as HCHO, HCOOH, CH3CN và ngoài ra có thể còn cho thêm một thằng hydrogen hoá ở giai đoạn cuối của phản ứng, có nghĩa là bèo nhất phải là dẫn xuất của NaBH4
không biết phải ý của em là sau khi tao azometin rồi chuyển về amin bậc 2 sau đấy lại tiếp tục tác dụng với aldehit formic , sau ấy dùng NaBH4 khử, như vậy đúng là quá tốn kém, nhưng cơ chế của Pứng Eschweiler-Clarke Reaction của Zero đưa ra khác ở giai đoạn cuối không cần khử gì hết. hoặc
tuy nhiên anh vẫn nghĩ là để điều chế N,N-dimetylanilin thì dùng CH3-Br cũng ngon rồi.
Minh ơi Minh, pứ Eischweiler - Clarke tui thảo luận với ông đâu phải lần đầu T_T Còn nếu xét về hiệu suất và nguyên liệu đầu vào thì tui chọn thằng này, chứ ko dám metyl hóa theo kiểu ông Hoffmann, vì thường hiệu suất không cao (nằm trong khoảng “chấp nhận được” ^^) Làm HC thì phải chấp nhận độc hại thôi, đâu tránh mãi được, phải không nào ^^. Nhớ hồi trước tui với ông làm axeton, NH3… những thằng này đâu thể nói là không độc được
Rất cảm ơn các anh đã trả lời. Đúng là thực hành hữu cơ thường xuyên tiếp xúc với độc chất, nhưng tránh được thì nên tránh chứ nhỉ. Bây giờ còn trẻ không sao chứ lớn thêm một chút sẽ dễ mắc bệnh lắm (mấy thầy cô nói vậy) À, hơi ra ngoài đề tài một chút, có phải khoa hoá của trường tự nhiên có đào tạo chuyên ngành hoá dược, hay chỉ học hoá dược như một môn học?
hồi xưa thảo luận tui vẫn nói cái phản ứng Eischweiler-clarke nguy hiểm mừ, vì nó đụng đại ca CH3CN, hix ! :ngu ( nên về sau cả nhóm thi nhau tìm phương pháp khác để chuyển amine nhất thành amine nhị đó ! mà cách methylation theo hoffmann mình vẫn chưa thử qua hỉ ! :nhamhiem
lâu ngày ko đụng tới phhản ứng này nữa nên tui cũng hơi wên, mà tài liệu cả đống hồi hè mất hết trơn goài (cái vụ hư hdd đó), có gì rảnh ông gửi lại cho tui vô gmail hỉ !
@imperata: ngành hoá KHTN đào tạo hoá sinh, do tiến sĩ tốt nghiệp hoá dược Trần Lê Quang phụ trách. còn hoá dược thì mình ko nắm lắm, vì bên hợp chất thiên nhiên trong khoa làm về cây thuốc cũng nhiều !
Anh ơi cho em hỏi PM3 và AM1 là cái gì thế anh?
AM1 From Wikipedia, the free encyclopedia • Find out more about navigating Wikipedia and finding information • Jump to: navigation, search
AM1, or Austin Model 1, is a semi-empirical method for the quantum calculation of molecular electronic structure in computational chemistry. It is based on the Neglect of Differential Diatomic Overlap integral approximation. Specifically, it is a generalization of the modified neglect of differential diatomic overlap approximation. Related methods are PM3 and the older MINDO.
AM1 was developed by Michael Dewar and co-workers and published in 1985. AM1 is an attempt to improve the MNDO model by reducing the repulsion of atoms at close separation distances. The atomic core-atomic core terms in the MNDO equations were modified through the addition of off-center attractive and repulsive Gaussian functions.
The complexity of the parameterization problem increased in AM1 as the number of parameters per atom increased from 7 in MNDO to 13-16 per atom in AM1.
The results of AM1 calculations are sometimes used as the starting points for parameterizations of forcefields in molecular modelling.
AM1 is implemented in the MOPAC, AMPAC, GAUSSIAN, GAMESS (US) and GAMESS (UK) programs.
PM3 (chemistry) From Wikipedia, the free encyclopedia • Ten things you didn’t know about Wikipedia • Jump to: navigation, search
PM3, or Parameterized Model number 3, is a semi-empirical method for the quantum calculation of molecular electronic structure in computational chemistry. It is based on the Neglect of Differential Diatomic Overlap integral approximation.
The PM3 method uses the same formalism and equations as the AM1 method. The only differences are: 1) PM3 uses two Gaussian functions for the core repulsion function, instead of the variable number used by AM1 (which uses between one and four Gaussians per element); 2) the numerical values of the parameters are different. The other differences lie in the philosophy and methodology used during the parameterization: whereas AM1 takes some of the parameter values from spectroscopical measurements, PM3 treats them as optimizable values.
The method was developed by J. J. P. Stewart and first published in 1989. It is implemented in the MOPAC program (of which the older versions are public domain), along with the related RM1, AM1, MNDO and MINDO methods, and in several other programs such as GAUSSIAN, GAMESS (US), GAMESS (UK), Chem3D, Spartan, AMPAC, and BOSS.
The original PM3 publication included parameters for the following elements: H, C, N, O, F, Al, Si, P, S, Cl, Br, and I. Many other elements, mostly metals, have been parameterized in subsequent work.
A model for the PM3 calculation of lanthanide complexes, called Sparkle/PM3, was also introduced. Đây là hai phương pháp tính toán bán kinh nghiệm mà hay dùng khi tối ưu cho các phân tử hợp chất Hữu cơ,
Anh có thể dịch bằng tiếng Việt được không. Em khó hiểu lắm.
Đừng thắc mắc mấy cái này, chỉ nên hiểu đại cương đây là các phép tính toán lượng tử trên máy tính để tính toán các đại lượng trong hợp chất hữu cơ