tốc độ phản ứng

cho em hỏi:khi viết pthh khác nhau về hệ số.VD: là nhân đoi hệ số thì các biểu thức tính tốc độ pư sẽ thay đổi ntn?tốc độ tiêu thụ ,phân hủy…của từng chất trong pt sẽ thay đổi tn?

Hệ số phản ứng phải tối giản. Em cứ xuất phát từ cơ bản của 1 phản ứng sẽ nắm bắt được. Để phản ứng xảy ra cần có gì? –> va chạm. Có va chạm là có phản ứng? không, phải là va chạm hiệu quả… Nếu em nhân đôi hiệu số thì số phân tử va chạm có nhân đôi được không? dĩ nhiên là không… cứ như vậy em sẽ nắm vấn đề được chắc chứ không phải lo lắng khi gặp các trường hợp như vậy.

Mình không đồng tình với cụm từ “tối giản” của bạn nguyecyberchem nhưng rất đồng ý với cách giải thích của bạn. Mình nghĩ key words ở đây là “elementary reaction” (phản ứng sơ cấp, phản ứng cơ bản? Sorry, không có học từ này trong tiếng Việt nên không biết chính xác các bạn gọi nó như thế nào trong tiếng Việt). Có nhiều cách viết khác nhau cho một phản ứng hóa học (thí dụ như nhân phương trình phản ứng với một hệ số nào đó), nhưng chỉ có một cách viết thể hiện cơ chế của phản ứng và phản ứng đó gọi là elementary reaction. Một điều cần lưu ý rằng biểu thức tình tốc độ phản ứng CHỈ có thể được viết cho elementary reactions. Thì dụ về tại sao mình không đồng tình với từ “tối giản”. Giả sử trong một reaction, ta cần 2 A va chạm cùng lúc với B để tạo một trạng thái A2B* rồi A2B* nhanh chóng chuyển đổi thành C và A. Elementary reactions: 2A + B <–> A2B* A2B* –> C + A Reaction rate phụ thuộc vào tốc độ của giai đoạn chậm nhất = k[A]^2*[b] Trong khi đó, theo cách viết “tối giản”: A + B = C —> reaction rate theo cách viết tối giản = k[A]*[b].

Chào mừng bạn LessThanPerfect vào box này. Ở forum có box cho phổ thông và box cho ĐH. Đôi khi những câu hỏi phổ thông vẫn được đặt ở box ĐH nên mình phải trả lời đơn giản tương ứng với chương trình phổ thông thôi. Thanks bro nhiều nhé, hẹn gặp bro nhiều hơn ở những thread thảo luận khác trong box

Các anh cho em hỏi: thế nào thì được gọi là phản ứng cơ bản . với phản ứng aA+bB->cC+dD thi v = k[A]^a*[b]b* ->khi nao a*=a b*= b, khi nào thì khác ạ.

Người ta phải làm experiments để tìm mechanism hoặc order của phản ứng. Sau đó, kết quả sẽ cho em biết giá trị của m và n trong biểu thức Rate = k [A]^m * [b]^n

cho em hỏi:từ HCl -> HI nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng cua khối lượng phân tử. HF có nhiệt độ nóng chảy và sôi cao bất thường là do lực van de van phải không ạ? Nếu là như vậy thì tại sau lực Van de van tăng tỉ lệ thuận với độ phân cực và khối lượng phân tử mà ở đây nó lại tính theo độ phân cực mà ko theo khối lượng?

Nhờ Mod chuyển qua đúng vị trí Bạn post đúng chỗ nhé ! Do HF tạo lk Hidro thôi

Số mũ a* được xác định từ thức nghiệm, còn hệ số hợp thức a trong phương trình là hai số hoàn toàn khác nhau , trong nhiều trường hợp bạn thấy nó bằng nhau chỉ hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiện :mohoi (

bi nghe nói: một tiến trình, giai đoạn… phản ứng được gọi là cơ bản khi không thể tìm thấy một chất trung gian nào trong bước chuyển hóa đó. Có hai trường hợp bậc phản ứng và hệ số hợp thức trùng nhau: - khi phản ứng đó chỉ có một giai đoạn (cơ bản). Trường hợp này nếu có thì chỉ thường xảy ra nếu tổng số tác chất không vượt quá 3 (bi nghĩ như thế). - khi nó là ngẫu nhiên (cái này khỏi nói cũng biết phản ứng là phức tạp rùi. :ninja (

Mình có một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, mình muốn hỏi tại sao, quy định nào cho là hệ số phải tối giản? Trong tất cả các sách mình đọc, chưa có sách nào nói qua về quy định này, cả giáo viên mình cũng dạy rằng hệ số nó không nhất thiết phải tối giản. Ví dụ như hai phản ứng này: H2 + 1/2O2 => H2O (1) và 2H2 + O2 => 2H2O (2) thì bạn nghĩ cái nào mới là tối giản?

Thứ hai, khi thay đổi hệ số, cũng tương tự như thay đổi nồng độ, mình không nghĩa là tốc độ vẫn giữ nguyên đâu!

Theo mình được biết, hệ số tỉ lượng dù có cân bằng như thế nào đi nữa cũng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Nếu gọi v1 là tốc độ chung của phản ứng (1), v2 là tốc độ chung của phản ứng (2) v1 = -dt:)[H2] = -dt:)[O2]/(1/2) v2 = -dt:).2[H2] = -dt:)[O2] Thấy rõ 2.v1 = v2 Tính tốc độ phản ứng theo H2: v theo H2 = v1 = v2/2 Tính tốc độ phản ứng theo O2: v theo O2 = 2.v1 = v2 Nghĩa là vận tốc thật sự chẳng đổi gì cả, không phụ thuộc vào hệ số cân bằng (hay hệ số tỉ lượng)! (Nhưng vận tốc tính theo từng phản ứng thì có đổi đấy!)