Toán biện luận!

Hòa tan hoàn toàn 26,6 g hỗn hợp 2 muối cacbonat axit và cacbonat trung tính của một kim loại kiềm bằng 200ml HCl 2M .Sau pư phải trung hòa HCl dư bằng 50ml dd Ca(OH)2 1M.Tìm công thức 2 muối. Mong mọi người ủng hộ.:023:

Em xin giải bài này nhák có j sai xin các anh chị góp ý:24h_020: Gọi công thức của 2 muối: muối Axit: RHCO3 và muối trung tính: R2CO3 Ta có phương trình: RHCO3 + HCl -----> RCl + H2O + CO2 R2CO3 + 2HCl -----> 2RCl + H2O + CO2 Đặt a là số mol của RHCO3 và b là số mol của R2CO3 nHCl = CMV= 20,2 = 0,4 (mol) => m=14,6(g) Ta có phương trình phản ứng khi trung hòa A dư: 2HCl + Ca(OH)2--------> CaCl2 + 2H2O nCa(OH)2=0,05(mol) thế vô phương trình => mHCl dư=3,65(g) => mHCl phản ứng với muối=10,95(g)=> nHCl phản ứng=0,3 mol Theo phương trình ta có: a+2b=0,3 aMR+61a+2bMR+60b=26,6. Giaỉ phương trình ta có: b=(0,3MR-8,3)/62 Biện luận: +với b>0 thì (0,3MR-8,3)/62>0=> MR>27,7

  • với b<0,4 thì (0,3*MR-8,3)/62<0,4=>MR<110,3 Xét trong các kim loại kiềm chỉ có K=39 là thỏa các điều kiện trên:24h_048: Vậy công thức của 2 muối: M Axit: KHCO3; muối trung tính: K2CO3:water (

Sao bài làm bạn cứ chuyển khối lượng với số mol HCl làm gì vậy ?

Là sao chị em có chuyển j đâu :24h_070:

việt ơi đầu bài chỉ cho là 2 muối cacbonnat 1 axit -1 trung tính của kim loại kiềm chứ có nói hẳn hóa trị I đâu ,làm thế này thi fthieeus trường hợp rùi

Chị ơi kim loại kiềm chỉ có hóa trị 1 mà

tại sao b lại nhỏ hơn 0,4 vậy


  1. Việt ơi sao lại lấy b<0,4: a+2b=0,3 -> b<=0,15 ->M<=58,7 Vậy M [27,7; 58,7] -> K. Nếu em lấy trong khoảng lúc nãy thì phải nhận thêm giá trị Rb(85) nữa đó. 2 là Sao em phải chuyển sang khối lượng HCl làm gì. nHCl =0,4 mol, nHCl dư =2nCa(OH)2 =0,1 mol. nHCl phản ứng với muối = 0,4-0,1 =0,3 mol. Vậy thôi.

thế Ca vàBa là ji

Các nguyên tố ở nhóm IA như Li, Na, K… được gọi là kim loại kiềm Các nguyên tố ở nhóm IIA như Ca, Ba là kim loại kiềm thổ Bạn mua BTH có bìa màu đỏ thì nó có ghi chú thích ở dưới 2 nhóm IA và IIA đấy :24h_065:


Các anh có thể tham khảo về kim loại kiềm, kiềm thổ tại:

chào bạn cattuongms chắc bạn cũng am hiểu khá sâu về BTH rồi. cho mình hỏi này nha, mình quên mất điều này thầy có dạy: tại sao nhóm VIIIB lại chia ra thành 3 cột nhỏ riêng vậy

Ui cha : Anh ơi anh hỏi làm them thấy thẹn à, em học hoá cũng chấp chôm mà, nhưng chắc cái này anh biết rồi thử em thui.


Em xin đưa ra một số ý kiến thế này:

  1. Các nguyên tố 8B đều có cấu hình (n-1)dns.
  2. Các nguyên tố 8B được chia làm 2 họ: Sắt(3 nguyên tố cùng chu kì 4); Pratine ( 6 nguyên tố thuộc chu kì 5,6).
  3. Em nghĩ đơn giản như chu kì 4 chẳng hạn họ nhà sắt :Có 3 nguyên tố từ 3d^64s^2 - 3d^84s2 tất nhiên phải ở trong 3 ô (Cùng nhóm ) Tương tự như vậy chu kì 5 3 nguyên tô 4d5s cũng phải trong 3 ô, chu kì 6 3 nguyên tố 5d6s cũng trong 3 ô, xếp lại trong cùng nhóm 8B thì ra 3 cột thôi. Nếu xếp trong cùng 1 cột thì không đúng quy luật thế thui. Một số ý kiến của em nếu sai sót mong anh góp ý. Thanhk nhìu.

À mà thêm 3 nguyên tố mới nữa (chu kì 7) không biết có xếp luôn vào họ Pt hay không cái này em cũng không biết?

HCO3- + H+ ----> H2O + CO2 a a CO32- + 2H+ —> H20+ C02
b 2b có: a+ 2b= 0,2.2-0,1 (M+61).(a+2b)< (M+61)a+ (M+30).2b < (M+30) . (a+2b) (M+61).0.3 < 26,6 < (M+30).0,3 giải ra: 58,6>M> 27 -> M là K Phương pahps trên gọi là phương pháp chặn. Được học ở lớp 9, hì