giúp em với ạ. hãy cho ví dụ về các phương pháp tổ hợp chiết sau: chiết - trắc quang chiết - hấp phụ nguyên tử (AAS) chiết - cực phổ. xin chân thành cảm ơn nhiều
Mấy pp tổ hợp thì về nguyên tắc bạn phải dùng dung môi hữu cơ thích hợp để chiết. Dung môi phải có các tính chất:
- Chiết chọn lọc một ion nhất định ở 1 điều kiện nhất định.
- Chiết phải được làm giàu, tức là hệ số phân bố D lớn.
- Dung môi chiết không ảnh hưởng đến quá trình tiếp theo (trắc quang phân tử, nguyên tử (AAS), điện hoá…) Dung môi hiện nay đang thông dụng mà MTBK (metyl tert-butyl xeton). Bạn có thể search trên google về dung môi này và các phương pháp trên. Chúc bạn thành công!
Trước tiên mình xin cảm ơn bạn nhiều.Hix.nhưg nếu mà tìm google được thì mình đã tìm rồi.ko có thì mình mới làm phiền mọi người trên diễn đàn thế naỳ. Mình muốn đc biết rõ hơn về vấn đề trên nên mới nhờ mọi người trên diễn đàn chỉ giáo,giúp đỡ nà.
Ý mình là bạn tìm cái dung môi này! Chúc bạn vui vẻ! Thân!
Câu hỏi của mình rất rõ ràg là “mỗi phương pháp tổ hợp chiết sau hãy cho mỗj pp một vi dụ về chjết-trắc quag; chjết-AAS;Chjết-cực phổ. Nêu ưu điểm của từng phương pháp so với ko chjết??” Còn dug môj bạn nój tìm thì dug môi chỉ là đjều kiện để chjết thôi,nó cũng qtrọg nhưg để nêu một ví dụ cụ thể cho từng pp tổ hợp thì ko thể chỉ như thế là đủ.hjx
Ví dụ ưh? Phương pháp tổ hợp cũng chẳng khác phương pháp “đơn” là mấy, muốn làm được pp tổ hợp chiết-trắc quang thì nguyên tố bạn cần nghiên cứu phải nghiên cứu được, tốt và chọn lọc bằng pp trắc quang; Tương tự với các pp tổ hợp khác. Ví dụ cụ thể: - PP tổ hợp chiết - trắc quang: Fe3+ có thể được nghiên cứu bằng phương pháp trắc quang với sự tạo phức đa phối tử Fe-PAR-SCN. Khi đó người ta đặt ra vấn đề, chúng ta có thể chiết phức này sang dung môi hữu cơ được không? Việc chiết nhằm 2 mục đích: Tăng khả năng chọn lọc, độ nhạy của phương pháp và làm giàu (Vì giá trị A sẽ tăng). Để nghiên cứu thì người ta thường dùng các hệ dung môi khác nhau và tiến hành khảo sát để tìm được hệ dung môi tối ưu. Các hệ dung môi thường dùng là ancol, xeton, CCl4, CHCl3… và hỗn hợp của chúng… Sau khi chiết xong thì người ta cũng dùng phương pháp trắc quang để nghiên cứu. - Với các pp khác cũng thế: Chiết - AAS (thường dùng với việc xác định As, Hg…) và pp chiết-điện hoá (thường dùng để xác định Cu, Zn, Pb…). Về nguyên tắc cũng như trên Tóm lại các phương pháp tổ hợp, cụ thể là (chiết-pp khác), thì chiết chủ yếu làm 2 mục đích: Tăng khả năng chọn lọc, độ nhạy của phương pháp và làm giàu. Ok? Có gì trao đổi thêm!
Em đang làm thực nghiệm đo trắc quang. Sau khi xác định tỉ lệ dung môi : nước = 9 : 1 là tối ưu. Cho em hỏi là từ các thí nghiệm tiếp theo, như xác định điều kiện tối ưu khác, đo mẫu giả, mẫu thật em phải dùng hỗn hợp dung môi pha sẵn (dung môi : nước = 9 : 1) để định mức các dung dịch gốc, dung dịch đo phải ko ạ. Hay em chỉ dùng hỗn hợp dung môi - nước khi pha dung dịch gốc, còn các mãu đo trong bình định mức 25 em định mức bằng dung môi nguyên chất ạ? Xin chỉ giúp em. Em cám ơn ạ.
Hay quá nhỉ? Phương pháp tổ hợp này thật là một hướng phát triển mới đấy!