[TM] Giúp em một số bài về HNO3 khó quá !

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 theo các phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O Thể tích NO2 thoát ra là 1,568 lít (đktc). Dung dịch thu đc cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu đc 9,76 gam chất rắn. tính số gam mỗi chất trong A và nồng độ của đ HNO3 (giả thiết HNO3 ko bị mất đi trong quá trình phản ứng). Bai 2: Hòa tan 7,02 gam kim loại M bằng dung dịch có chứa m gam HNO3 lấy dư 10 thu đc dd X và 1,344 lít (đktc) khí Y gồm N2 và N2O. Cho dung dịch X tác dung với NaOH dư thu đc 0,672 lit NH3 (đktc). Biết tỉ khối của Y so với H2 là 18. Tìm tên M và tính m. Bài 3: Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dd HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc 2,24 lit khí NO duy nhất(đktc) , dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại.

  1. Viết các PT phản ứng xảy ra. 2.Tính nồng độ mol /lit của HNO3. 3.Tính khôi lượng muối trong dd Z1. Bài 4: Cho hỗn hợp G ở dạng bôt gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4 gam G bằng một lượng dư dd H2SO4 đặc nóng thu đc 15,12 lít SO2. Cho 23,4 gam G vào bình A chứa 850 ml dd H2SO4 1M (loãng) dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu đc khí B. Dẫn từ từ toàn bộ khí B vào ống chứa bột CuO dư đun nóng, thấy khối lượng chất rắn tron gống giảm 7,2 gam so với ban đầu .
  2. Viết PT hóa học xảy ra và tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp G.
  3. CHo dung dịch chứa m gam muối NaNO3 vào bình A, sau phản ứng của G với dd H2SO4 loãng trên, thấy thoát ra V lit khí NO(sp khử duy nhất). Tính giá trị nhỏ nhất của m để V là lớn nhất? Bài 5: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gôm FeS2 và Cu2S vào H2SO4 đặc nóng thu đc dd A và khí SO2. Hấp thụ hết SO2 vào 1 lit dd KOH 1 M thu đc dd B. Cho 1/2 lượng dd A tác dụng với 1 lg dư dd NH3 , lấy kết tủa nung đến KL ko đổi thu đc 3,2 gam chất rắn. Cho dd NaOH dư vào 1/2 lg dd A. Lấy kết tủa nung đên khối lg không đổi, sau đó thổi hidro dư đi qua chất rắn còn lại, sau khi phản ứng hoàn toàn thu đc 1,62 gam hơi nc.
  1. Tính m
  2. Tính số gam các muối có trong dd B. Bài 6: Hòa tan 15,5 gam hỗn hợp A gồm bột Al, Mg, Fevaof 1 lit dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,96 lit khí NO duy nhất ở đieu kiẹn tiêu chuẩn. Mặt khác nếu hòa tan hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A bằng dd H2SO4 loãng dư thì thu đc dd C. Thêm 1 lg NaOH dư vaò dd C thu đc kết tủa D. Lọc lấy kết tủa D nung nóng trong không khí ở nhiệt đọ cao đến khi KL không đổi thu đc 2 gam chất rắn E. Tính KL các kim loại trong 15,5 gam hỗn hợp ban đầu.

BÀI 1: gọi số mol của Fe3O4 là a mol của FeS2 là b mol Fe3(+8/3) -e ->3Fe(+3) a mol amol 3a mol FeS2 - 15e -> Fe(+3) +2S(+6) b mol 15b mol
N(+5) +e -> N(+4) 0.07 mol 0.07mol 2Fe(NO3)3-> Fe2O3 0.122 mol 0.061 mol ta có hpt a+15b=0.07 và 3a+b=0.122 =>a=0.04 mol b=0.002 mol => khối lượng mỗi chất trong A H(+) + OH(-) ->H2O Fe(+) +3(OH)- ->Fe(OH)3 0.122 mol 0.366 mol nNaOH=0.4 mol =>nH+= 0.034 mol nH2SO4=0.004 mol =>nHNO3 dư=0.03 mol bảo toàn nguyên tố N thì ta có số mol của HNO3= 0.122*3+0.07+0.03=0.466 mol =>C%HNO3=46.6%

BÀI 2: vì có khí NH3 nên chứng tỏ có sinh ra NH4NO3 giả sử số oxi hóa của M là +n M - ne ->M(+n) 2N(+5) +10e -> N2 0.3 mol 0.03 mol 2N(+5) +8e -> N2(+1) 0.24 mol 0.03 mol N(+5) +8e -> N(-3) 0.24 mol 0.03 mol =>tổng số mol e nhường là 0.3+0.24+0.24=0.78 mol =>nM=0.78/n mol =>M=9n =>M là Al

BÀI 3: 3 Fe3O4 +28 HNO3->9Fe(NO3)3 +NO+14H2O a mol 3a mol Fe+4HNO3->Fe(NO3)3 +NO+2H2O () b mol b mol Fe + 2 Fe(NO3)3->3Fe(NO3)2 (**) (3a+b)/2 3a+b nFe3O4=a mol nFe()=b mol
ta có 232a+56b +56*(3a+b)/2=18.5-1.46 a/3+b=0.1 mol =>a=0.03 mol b=0.09 mol =>nHNO3=0.64 mol =>CM=3.2 M khối lượng muối mFe(NO3)2=48.6g

BÀI 6: Al - 3e->Al(+3) N(+5) +3e ->N(+2) a mol 3a mol 1.2 mol 0.4 mol

     Mg  -        2e->Mg(+2)
     b mol     2b mol
     Fe  -         3e->Fe(+3)
     c mol     3c mol

giả sử số mol từng chất trong hổn hợp đầu gấp x lần sỗ mol từng chất trong 0.05 mol hh sau =>a+b+c=0.05x Mg-> MgO b/x mol b/x mol 2 Fe -> Fe2O3 c/x mol c/2x mol =>40b+80c=2x =>ta có hệ 27a+24b+56c=15.5 3a+2b+3c=1.2 a+b+c=0.05x 40b+80c=2x => a=c=0.1 mol b=0.3 mol =>mAl=2.7g mMg=7.2g mFe=5.6g

  1. Gọi x, y, z là số mol Al, Fe, Cu ta có: 27x + 56y + 64 x = 23,4 (1) nSO2 = (3x+3y)/2 + z = 0,675 <-> 3x + 3y + 2z = 1,35 mol (2) nH2 = nO trong CuO pư = 7,2/16 = 0,45mol <-> 3x/2 + y = 0,45 hay 3x + 2y = 0,9 mol (3) Giải hệ (1), (2), (3) ta có: x = 0,2 mol; y = z = 0,15 mol
  2. Trong A sẽ có Cu chưa phản ứng, Fe2+, Al3+, SO42- và H+ dư (Dễ tính được 0,8mol) Khi thêm NaNO3 có thể có pư: 3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O 0,15-> 0,4mol 3Fe2+ + 4H+ + NO3- -> 3Fe3+ + NO + 2H2O 0,15-> 0,2 mol Vậy H+ dư, vì vậy tính NaNO3 theo Cu và Fe2+ nNO3-pứ = 0,1 + 0,05 = 0,15 -> m(min) = 0,15.85 = 12,75gam

[SHADOW]Cảm ơn các anh nhìu naz![/SHADOW]

sao ko ai giải bài 5 vậy cà :-??

BÀI 5: 2FeS2+14H2SO4->Fe2(SO4)3+15SO2+14H2O Cu2S+6H2SO4->2CuSO4+5SO2+6H2O nH2O=nO=0.09 Fe2(SO4)3->Fe2O3 0.02----------0.02=>nFeS2=0.04 CuSO4->CuO 0.03------0.03=>nCu2S=0.015 =>m hh=2(1200.04+0.015160)=14.4 2/SO2+KOH->KHSO3 SO2+2KOH->K2SO3+H2O nKOH=1 mol, nSO2=15/20.08+50.03=0.75 =>tạo 2 muối ta có hệ phương trình a+b=0.75 a+2b=1=>a=0.5,b=0.25 =>bạn tính khối lượng từng muối được rồi nhé!

xét khi pư 0,05 mol hhA gọi nAl = a mol nMg = b mol nFe = 2c mol rắn còn lại sau khi nung: MgO b mol và Fe2O3 c mol a + b+ c = 0.05 mol 40b + 160c = 4 —> b + 4c = 0.05 —> 2c- a=0 -> a= 2c xét hh 15.5 g hh gọi n Al = x mol –> nFe = x mol n Mg = y mol –> 27x +56x + 24y = 15.5 3x + 3x + 2y = 1.2 –> x= 0.1 y = 0.3 % bạn tự tính

Bài này bạn vuthanh làm đúng rồi mà! Nhưng cách charming_boy làm cũng có khác. Có một câu lí thuyết nè: Bằng phương pháp Hoá học hãy phân biệt đông phân octo và para phtalic (HOOC-C6H4-COOH).

anh Bin… làm thế này nhé Khử nước 2 đồng phân… khi khử nước thì đồng phân ortho tạo Phthalic anhydride kết tinh thành chất rắn không màu còn para không thể tạo Phthalic anhydride