Mình thường nghe nói rằng đeo dây chuyền bạc có khả năng bảo vệ sức khoẻ (đại loại là khó bị trúng gió). Theo mình thì đó không phải là mê tín đâu nhi? Nhất định bạc phải có một tính chất hoá học gì đó chứ. Không biết mọi người ai biết rõ về vấn đề này xin chỉ giúp cho. Chân thành cám ơn.
Là ái lực đặc biệt của Ag với S. Khi trúng gió cơ thể thường sản sinh ra S nhiều mà Chẳng hạn như đánh gió xong = đồng tiền bạc bạn thấy nó bị xỉn đi do S đó ha :phuthuy (
Theo như mình được biết thì Ag có tính diệt khuẩn rất tốt chứ chưa từng nghe deo dây chuyền Ag khó bị trúng gió bao giờ cả! Thật ra, Ag tan trong nuớc có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là những loại vi khuẩn thường gặp dễ bị tiêu diệt trước tác dụng của Ag .Chính vì vậy ông cha ta cũng đã từng nói đeo vòng cổ bằng bạc sẽ giúp chữa bệnh cũng như cho biết được người đó đang trong tình trạng như thế nào! Theo mình mục kích từ 1 người bạn đeo vòng bạc và mô tả của bạn ấy về các trạng thái của bạn ấy trong từng giai đoạn thì quả thật Ag có tác dụng cho biết trạng thái của cơ thể tại thời điểm đang thấy: cơ thể của bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì vòng (dây, lắc) bạc sẽ không bị đen, xỉn và ngược lại sẽ bị đen xỉn. Theo mình nghĩ thì khi chúng ta nhiễm bệnh, cơ thể có chức năng tự bài tiết chất độc ra ngoài, chất độc đó có thể là các dạng của S như bạn Bo nói hoặc là các hợp chất nào đó khi tiếp xúc với dây Ag đeo trên người sẽ p/ứ với nhau –> chất màu đen xỉn làm dây Ag ko còn sáng đẹp nữa —> dấu hiệu cơ thể ko khỏe mạnh ( tất nhiên trong trừng hợp này ko tính đến chuyện cơ thể chúng ta ko sạch sẽ). Ý mình nghĩ là vậy, có gì sai sót các a e bổ sung với nhé. Thân!
Bạc, như bất cứ một chất nào khác, cũng tan trong nước. Nồng độ bạc tan trong nước tuy rất ít nhưng có tác dụng diệt khuẩn cực kì cao. Lịch sử đã chứng minh điều đó : Khi Alexander Đại Đế tấn công Ba Tư, quân đội của ông ta bị chết vì bệnh dịch rất nhiều, nhưng lạ là chỉ đa số binh sĩ bị dịch mà chết chứ những người chỉ huy mắc bệnh rất ít tuy cùng ở trong một hoàn cảnh. Sau này người ta mới biết đó là do các cấp chỉ huy uống nước bằng cốc bạc, còn binh sĩ uống nước bằng cốc thiếc. Còn việc đoán sức khỏe qua sợi dây bạc mình đeo thì Ken không đồng tình lắm. Cơ thể chúng ta luôn bài tiết chất thải, trong đó có H2S. Bạc đeo lâu ngày sẽ bị đen dần đi, ta đâu thể nhìn vào đó mà nói người ấy không khỏe? Còn việc đeo bạc trên người đúng là có tác dụng chữa bệnh. Có thể bằng cách nào đó, bạc đã vào dược cơ thể (vi lượng) và phát huy tác dụng của nó. Mình chưa từng nghe chuyện cơ thể người có thể sản sinh được lưu huỳnh, ý Bo là hợp chất của lưu huỳnh phải không? Còn cái này bạn đọc từ đâu vậy “…Khi trúng gió cơ thể thường sản sinh ra S nhiều mà…”?
Thấy có nhiều bạn quan tâm về bạc nên Scooby-Doo viết thêm một số thông tin về đề tài này
Lịch sử Bạc và ion bạc cũng giống như chì và thủy ngân có độc tính đối với một số loại vi khuẩn, virus, nấm, nhưng bạc không có độc tính cao đối với người. Thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy bạc giết chết nhiều loại vi sinh vật.
Sử dụng bạc để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đã biết từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hippocrates, ông tổ của ngành y học hiện đại, đã viết rằng bạc có tính chất ngăn ngừa và chống lại một số loại bệnh, và người Phoenician cổ xưa đã biết dùng những bình bạc để chứa nước, rượu và dấm nhằm bảo quản chúng lâu hỏng. Thời trung cổ, bạc đã được dùng để khử trùng nước và thức ăn lưu trữ, điều trị phỏng va vết thương.
Đầu những năm 1900, mọi người thường bỏ đồng tiền bạc vào trong bình sữa để giữ cho sữa tươi lâu (có lẽ lúc đó tủ lạnh chưa được phổ biến). Thủy thủ tàu viễn dương và những người tiên phong Mỹ Châu cũng hay bỏ tiền bạc vào thùng nước và rượu để bảo quản thức uống. Năm 1920, dung dịch muối bạc được FDA (Food and Drug Administration của Hoa Kỳ) chấp thuận cho sử dụng làm chất kháng khuẩn. Ngày nay, nhiều loại gạc chứa bạc được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi để điều trị vết thương trong bệnh viện. Tính kháng khuẩn của bạc làm tăng giá trị của những vật dụng và trang sức làm bằng kim loại này.
Cơ chế sát khuẩn Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng cơ chế chính xác vè tính sát khuẩn của bạc vẫn chưa được hiểu rõ. Một trong sồ đó là thuyết “oligodynamic effect” (phát hiện năm 1893 bởi Swiss KW Nägeli). Thuyết này cho rằng tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ hóa tính của của ion bạc Ag+ (muối bac) hoặc bạc bị oxid hóa thành Ag+. Ion Ag+ tạo liên kết mạnh với những hợp chất (gọi nôm na là thức ăn của vi khuẩn) mà vi khuẩn dùng để thực hiện sự chuyển hóa tạo năng lượng cho chúng. Những hợp chất này thường có chứa lưu huỳnh, nitrogen và oxygen. Khi vi khuẩn liên kết với phức bạc-thức ăn của nó chúng không thực hiện được chuyển hóa năng lượng cần thiết, chúng trở nên mất hoạt tính và dần dần sẽ chết. Những vi khuẩn thuộc Gram âm và dương đều bị ảnh hưởng bởi thuyết này. Tuy nhiên vi khuẩn cũng dần dần có khả năng kháng lại bạc.
Bạc làm mất hoạt tính của enzyme bằng cách phản ứng với nhóm thiol SH tạo thành bạc sulfide. Bạc cũng phản ứng với các nhóm amino-, carboxyl-, phosphate-, và imidazole của enzyme và làm suy giảm hoạt tính của enzyme lactate dehydrogenase và glutathione peroxidase. Virus không nhạy đối với bạc nhưng sau nhiều giờ chúng cũng bị ảnh hưởng.
Tính sát khuẩn của bạc và ion bạc được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dược phẩm: Bạc đã được sử dụng khá thành công trong chiến tranh thế giới thứ nhất để ngăn ngừa sự truyền nhiễm trước khi có kháng sinh. Dung dịch bạc nitrat được dùng như dung dịch chuẩn để bôi những vết bỏng nặng và sau này được thay thế bằng kem silver sulfadiazine (SSD Cream) mãi đến những năm cuối thập kỷ 90. Hiện nay, gạc phủ bạc hoạt hóa (silver-coated dressing) (activated silver dressings), được dùng kèm với kem SSD và chúng có tác dụng giảm đau và thuận lợi trong việc điều trị tại gia.
Việc phổ biến sử dụng bạc trong điều trị đã giảm hẳn vì sự phát triển của nhiều loại thuốc kháng sinh hiện đại. Tuy nhiên gần đây, bạc lại được tái quan tâm vì có phổ sát khuẩn rộng. Đặc biệt, khi nó được sử dụng chung với alginate, một loại polymer sinh học tự nhiên chiết xuất từ rong biển. Một số sản phẩm bạc alginate được điều chế nhằm ngăn ngừa việc nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị vết thương, đặc biết là đối với bệnh nhân phỏng. Các bạn đọc thành phần các loại kem bôi điều trị phỏng lúc nào cũng có ion bạc ở trong đó.
Rất nhiều loại dung dịch hay dạng keo có chứa bạc được thương mại hóa để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Mặc dù hầu như chúng vô hại,nhưng một số người tự bào chế dung dịch thuốc ở nhà và dùng chúng quá nhiều trong thời gian dài thì họ bị hội chứng argyria (da chuyển thành màu xanh hoặc xám xanh), có một trường hợp bị coma (bán thân bất toại) do uống nhiều thuốc chứa bạc. Một số loại muối bạc bị nghi ngờ gây ung thư. Nên cho bác sĩ biết nếu bạn đang tự điều trị bằng thuốc có chứa bạc. Bạc được sử dụng rộng rãi trong các loại cao xoa và băng dán vết thương vì chúng có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng. Những thiết bị y khoa có chứa bạc phải được bác sĩ kê toa.
Vật dụng, trang thiết bị Năm 2007, công ty AGC Flat Glass Europe giới thiệu loại thủy tinh sát khuẩn đầu tiên để đối phó vấn nạn nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Loại thủy tinh này được phủ một lớp bạc mỏng. Hơn nữa, Samsung đưa ra loại máy giặt có lần xả cuối cùng chứa ion bạc để có thể giúp áo quần kháng khuẩn trong nhiều ngày. Kohler đã giới thiệu một dòng sản phẩm bồn cầu có phủ ion bạc để diệt khuẩn. Công ty Thomson Research Associates cũng xử lý sản phẩm bằng Ultra Fresh, một kỹ thuật xủ lý bằng nano để tạo ra những hạt bạc siêu nhỏ cho việc thuận tiện sử dụng và bền lâu. FDA (Food and Drug Administration của Hoa Kỳ) gần đây đã chấp thuận cho sử dụng ống thở (của máy trợ hơi) phủ một lớp bạc mịn vì sau nhiều nghiên cứu, loại ống thở phủ bạc này giúp giảm sự viêm phổi khi dùng máy trợ thở.
Thực phẩm Ở Ấn Độ, thức ăn, nhất là đồ ngọt, thường được trang trí bằng một lớp bạc mỏng gọi là “vark”. Bạc được xem như là một chất phụ gia thực phẩm thuộc nhóm trang trí thực phẩm với mã số E174. Nó đơn thuần chỉ dùng để trang trí, chẳng hạn như trên chocolcate, mứt, kẹo. Tuy nhiên ở Úc, bạc bị cấm sử dụng như là một chất phụ gia thực phẩm.
Áo quần Bạc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giảm mùi hôi và giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn và nấm. Áo quần, nhất là tất vớ có sử dụng bạc giúp chúng có thể sử dụng nhiều ngày hơn mà ít bị bốc mùi. Ôi sao mà thuận tiện thế nhỉ! Bạc được đưa vào áo quần dưới hai dạng: một ion bạc được tích hợp vào polymer dùng để tạo sợi vải, hai là phủ bạc kim lọai lên sợi vải. Cả hai dạng đều cho khả năng sát khuẩn và nấm mốc rộng. Điều đáng lưu ý là tính sát khuẩn của bạc rất thân thiện đối với da người và diệt khuẩn mạnh không như thuốc kháng sinh đôi khi có sự sốc thuốc và bị lờn thuốc sau một thời gian sử dụng.
Sưu tầm và biên dịch
Ag có tính sát khuẩn rất tốt , nên người ta thường dùng để bọc răng , trồng răng. Nhưng Ag thường hay bị đen do tac dung với S2- nên người ta thường bọc răng bằng Au ( Nếu có điều kiện ) hoặc Rh cũng được ! (@_@) :cuoi (
Featured: University of North Texas Tests Colloidal Silver The University of North Texas, under the supervision of Mark A. Farinha, Ph.D, conducted in-vitro time kill studies to test the effectiveness of SilverKare Colloidal Silver at 15 PPM and 30 PPM Dr. Farinha’s đã kiểm tra tính diệt khuẩn do hiệu ứng antimicrobal. ông nghiên cứu về : Silver effective against pathogenic organisms, và ông đã khảo sát kỹ về sự ảnh hưởng của bạc qua con đường tiếp xúc , kết quả là làm giảm số lượng vi khuẩn từ trên 10 triệu con trong vòng 4 phút.