Tính oxi hóa

Mọi người giúp em với :(:24h_014: Cho hai dãy các hợp chất sau: 1) PoF6 , PbF4 , TlF3 , AtF7 , BiF5 và BaF2 2) TeF6 , SbF5 , InF3 , SrF2 , SnF4 và IF7 a) Sắp xếp các dãy theo sự tăng dần tính oxy hóa. Giải thích. b) Những hợp chất nào có tính oxy hóa mạnh và những hợp chất nào rất khó bị khử? Giải thích

sẵn tiện em hỏi thêm câu này luôn :frowning: ai bít trả lời dzùm em zới :(( Có một phương pháp loại bỏ oxy khỏi khí trong phòng thí nghiệm như sau: Dẫn khí qua 1 bình chứa bột đồng và dung dịch amoniac. a) Viết phản ứng xảy ra? b) Giải thích vai trò của ammoniac trong việc khử khí oxy? c) Giải thích vì sao oxy có thể tác dụng dễ dàng với đồng trong điều kiện nêu trên.

Tôi nghĩ thế này: a) Cu + 1/2O2 + 4NH3 + H2O->Cu(NH3)4^2+ + 2OH- b) Nhìn vào pứ ta thấy vai trò của NH3 là chất tạo phức làm cho cân bằng chuyển dịch sang phải thuận lợi hơn (Hằng số cân bằng tăng lên rất nhiều). c) Câu này thì giải thích như câu a, b đã nói sẵn. Do khả năng tạo phức của Cu, Ag với NH3 nên có thể dùng O2 + NH3 để hoà tan các kim loại này. Nếu dùng chất tạo phức là KCN thì Au, Ag tác dụng với Oxi dễ dàng theo các phương trình sau: Ag + 1/2O2 +2CN- + H2O -> Ag(CN)2^- + 2OH-… Phương pháp này được ứng dụng trong thực tế khi người ta tách Au khỏi các chất khác bằng dung dịch KCN có sục O2 (Dung dịch này rất độc-1 giọt dung dịch KCN 1M đủ giết chết 1 người khoẻ mạnh) OK? Cò gì mong được trao đổi thêm!

:011::24h_029::24h_029::24h_029::24h_029: