Chào các pác, tôi đang làm đề tài về tinh dầu, về qui trình chiết tách tôi ko quan tâm lắm. Tôi chỉ chú trọng đến hoạt tính sinh học của tinh dầu cũng như dịch chiết. Tôi đang có nhiều thắc mắc muốn đưa ra để cùng bàn bạc và mong nhận được sự giúp đỡ của các pác: *** Phương pháp thử tính kháng oxi hóa của tinh dầu. Sau khi thử xong thì kết quả đó ứng dụng như thế nào trong thực tế sản xuất *** Phương pháp thử vi sinh, ý nghĩa kết quả thu được ứng dụng như thế nào trong thực tế. Mong nhận được sự giúp đỡ của các pác!!! Thank!!!:cool (:cool (
Chào bạn, về những vấn đề bạn hỏi thì bạn phải xác định mục đích tinh dầu của bạn làm ra dùng với mục đích gì?làm hương liệu hay dùng làm gì? nếu bạn xác định được như thế thì bạn sẽ xác định được các phép thử của bạn.
tôi làm tinh dầu rau Om, tôi chưa tìm thấy tài liệu nào về nó. Nghe nói cũng có một số đề tài về rau Om nhưng chủ yếu là làm cao ứng dụng trong y học, làm thuốc chữa sỏi thận. Do đó tôi cũng định nghiên cứu tinh dầu theo hường dược liệu. đông tà ơi bạn có các tiêu chuẩn về dược liệu tinh dầu và phương pháp thử ko, Xin pót lên cho mình với. Cảm ơn bạn nhiều nhiều nhe!!!
Chào bạn, Tinh dầu hiện tại dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…nên bạn cần phải thử các yếu tố: Hoạt tính sinh học để xem xét khả năng kháng khuẩn của tinh dầu để xem xét mình dùng trong việc gì?dùng ngoài hay uống… còn về tiêu chuẩn tinh dầu thì để bạn xem thử các tài liệu sau: dược điển việt nam 3…còn nhiều quyển nửa mình không nhớ rõ lắm. Hiện tại mình cũng làm 1 số tinh dầu, có gì mình trao đổi nha
đông tà thân, mình cũng có tìm trên một số bài báo về các tiêu chuẩn kiểm tinh dầu. Mỗi loại tinh dầu sẽ có qui trình thử riêng? Mình thấy rau Om chưa ai thử tinh daafu hết nên bối rối, có gì nhờ bạn chỉ thêm nhe. Mình không biết tiêu chuẩn ATCC và DMST là gì. Nó dùng để kiểm vi sinh đó.
để tiện trao đổi với đông tà mình sẽ trình bài mục đích đề tài để mình cùng trao đổi. Mình chỉ lấy tinh dầu rồi thử hoạt tính sinh học mà không khảo sát các thông số quá trình. Mình chú trọng tính kháng oxi hóa và tính kháng khuẩn. Về cách thử thì mình có nhưng đi sâu về ý nghĩa thì mình chưa nắm rõ. Ví dụ như việc đưa tinh dầu vào trong thuốc hay thực phẩm chức năng và ý nghĩa của vủa việc thử và tính các chỉ số MIC, IC50,… để làm gì? Họp tác vui vẻ nhé đông tà!!!
chào bạn, trước hết mình xin cung cấp cho bạn 1 số thông tin về các thuật ngữ: MIC: Minimum inhibitor concentration (nồng độ ức chế tối thiểu) IC50: Inhibitor concentration 50% (nồng độ ức chế 50% dịch cấy: enzyme, virus…) ATCC: American Type Culture Collection bạn có thể lên wikipdia mà tìm chi tiết. còn về DMST mình chưa rõ lắm, có gì sẽ tìm hiểu sau? bạn thử tính hoạt tính sinh học của tinh dầu giúp bạn xác định:
- kháng khuẩn
- trị phỏng
- diệt KST
- xua ruồi muỗi
- tim mạch để ứng dụng vào các công dụng như:
- trị nhiễm khuẩn hô hấp, ho cảm
- trợ tiêu hóa
- diệt giun
- vệ sinh
- tổng hợp (Na camphor sulfonat)
- gia vị, mỹ phẩm, hương liệu
- chiết xuất các thành phần (cineol, camphor, borneol, terpin …) có gì trao đổi thêm, chào bạn
dong ta thân, tôi đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thử tính kháng khuẩn cua tinh dầu. đông tà co tài liệu gì về các phương pháp đánh giá tính kháng khuẩn cũng như các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế xin chỉ giáo dùm nhe!!!
ngoài ra, tôi muốn biết thêm một số quy trình công nghệ trong việc sản xuất nước lẩu bán trong siêu thị hay thực phẩm chức năng khác liên quan tới tinh dầu. Mong nhận được sự giúp đỡ của các pác!!!:tutin (
Các bạn cho mình hỏi 1 vấn đề : mình cũng lựa chọn tinh dầu làm đề tài đồ án nhưng do điều kiện phòng và dụng cụ không đủ nên GV hướng dẫn của mình có đề nghị nhóm làm theo hướng lý thuyết, vì đồ án này nếu làm tốt thì có thể nâng lên thành đồ án chuyên nghành nên mình ko biết chọn lựa như thế nào vì thường thì đồ án phải làm thực nghiệm. Liệu làm theo hướng lý thuyết có vấn đề gì không vì mình nghĩ không làm thực nghiệm thì khả năng xử lý thực tế sẽ kém.Mong các bạn giải đáp giùm mình với. P/S : sr mod nếu mình post nhầm chỗ nha, mình không biết nên post ở đâu.
Chào Pull, Như bạn nói là đúng, không làm thực nghiệm thì khả năng xử lý thực tế sẽ kém. Tuy nhiên, giáo viên đề nghị như vậy là cũng có lý. Vì tinh dầu liên quan đến nhiều lĩnh vực. Ngoài ra pp tách chết lầy tinh dầu cũng phong phú. Nếu đã được tạo điều kiện như vậy thì bạn nên tìm hiều thật kỹ về lý thuyết và các vần đề liên quan đến tinh dầu. Vì theo mình nghĩ, việc lấy tinh dầu ra không khó. Điều quan trọng hơn là ứng dụng tinh dầu như thế nào. Làm sao để đánh giá được tinh dầu của mình. Như mình mặc dù đang làm luận văn nhưng về lý thuyết cảm thấy chưa vững lắng nên không được yên tâm. Mình đang quan tâm đến các phương pháp thư hoạt tính của tinh dầu và các qui trình sản xuất có ứng dụng tinh dầu. Nếu bạn co thông tin gì hay xin pót lên nhé. Một số ý trao đổi cùng bạn. Chúc bạn thành công!!!
chào bạn bạn cho mình hỏi là: bạn thử hoạt tính trên vi khuẩn nào?vì có rất nhiều loại, chú ý: các khuẩn gây bệnh bạn nên có phòng, thiết bị…nếu k sẽ rất nguy hiểm. còn các tiêu chí đánh giá thế nào thì mình sẽ tham khảo và sẽ trả lời cho bạn sau. thân
Tôi kiểm 5 chỉ tiêu:
- TS vi khuẩn hiéu khí
- E.coli
- Salmonela
- Clostridium
- Treptococcus pneumoniac Tôi cũng biết được sự nguy hiểm của việc kiểm vi sinh nên đang tìm nhiều tài liệu để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra vì thiếu hiểu biết. Rất mong được sự giúp đỡ của các bạn. Cảm ơn đông tà trước nhé!!!
ban nao biet các tiêu chuẩn việt nam về thử tính kháng khuẩn tinh dầu xin pót cho voi. Cảm ơn các bạn thật nhiều!!!:cam (