Lớp mình muốn tìm đề tài thuyết trình về 1 khía cạnh j` đó trong ứng dụng hóa học, có ai có ý tưởng thì chỉ mình với :gaucon(.
ứng dụng hoá học thì nhiều lắm bạn ơi. như trong môn học “hoá học ứng dụng” thì có rất nhiều ứng dụng :như trong sản xuất dầu ăn, sữa, kem dưỡng da…, sơn,…, sản xuất đường cát, polymer… nói chung là rất nhiều ko thể kể hết. chúc bạn có đè tài hay
Bạn có thể lấy đề tài về kĩ thuật lọc nước hay hóa dầu cũng được. Mình thấy hai phần đó rộng và khá hay, có nhiều cái để nói.
anh minh nhật ơi cho em xin lại hai mấy tên đề tài nghiên cứu theo hướng của đại học quốc gia đi ạ!
Mèng ơi đọc xong hết hồn, mình làm gì có mấy đề tài nghiên cứu của ĐHQG. Nếu muốn biết các đề tài nghiên cứu của trường mình hoặc các trường khác, bạn tìm trong kỉ yếu nghiên cứu khoa học, có trong thư viện hoặc đọc các tạp chí hóa học. Còn hai mươi mấy đề tài mà bạn nói là những đề tài của thầy cô đưa mình lúc năm 1. Lúc đó có 1 buổi giới thiệu về phương pháp học ở đại học và các thày cô có đưa 1 số đề tài và nói rằng đây là những đề tài hiện nay các thầy cô làm (không rõ là chỉ bộ môn hay toàn khoa), mình nghĩ là của Hóa Lý vì thấy hơi nghiêng về lĩnh vực này, nhưng chỉ là ý kiến chủ quan nhưng quả thật những đề tài này khá hấp dẫn và phù hợp với sinh viên năm 1,2. Năm nào mình cũng đưa cho các bạn nhưng đến nay chưa có 1 đề tài phản hồi nào. Đây là 20 đề tài (file gửi kèm). Xin trích 1 bài viết của Thầy Minh Trúc cách đây khoảng 3 năm, 1 bài viết hướng dẫn viết đề tài, ngắn gọn và súc tích, dễ hiểu, mới bắt đầu thì các bạn nên xem bài này. Have fun! P1. Giới thiệu (hay tổng quan) trình bày những vấn đề liên quan đến đề tài này, các em có thể tìm hiểu rất nhiều tài liệu để viết cho phần này. Những tạp chí lớn trên thế giới luôn đánh giá cao những bài viết có phần tổng quan được làm một cách trau chuốt và có tầm hiểu biết rộng lớn. Đây chính là phần khó viết nhất với các em và ngay với tôi vì đòi hỏi phải đọc rất nhiều sau đó nghiền ngẫm và rút ra những ý chính và những vấn đề mình cần viết. Tuy nhiên nó lại làm cho mình trưởng thành. Các em hãy đọc thử một bài báo mà một tác giả người nước ngoài viết xem, sẽ thấy học viết rất công phu, bây giờ mình đã có đủ tài liệu thì việc này sẽ nhẹ nhàng với các em hơn. P2. Thực nghiệm: Phần này chỉ trình bày những cách làm thực nghiệm để có kết quả mà mình đang bàn tới, nó giống như một công thức dạy làm bánh vậy, người ta không vội vàng đưa ra những kết luận hay bàn luận trong phần này. P3. Kết quả và Thảo luận đưa ra những kết quả mà công trình này đã công bố đồng thời đưa ra những biện luận cho các kết quả đó: “Tại sao nó lại như thế? Nó cho phép mình rút ra kết luận gì?” Trong phần này có lẽ các em nên đưa ra những ý kiến của riêng mình, tuy khó nhưng các em thử cố gắng đưa vào xem. Muốn đưa ra những ý kiến của riêng mình thì mình phải có sự trải nghiệm, có sự so sánh đối chiếu đề tài đó với các đề tài khác. Đây là sự đánh dấu bước trưởng thành hơn của các em. Pottery Porcelain Em vội bước ra đi quên Logoff Chẳng một lời dù chỉ tiếng Standby Em quên hết kỉ niệm xưa đã Add Quẳng tình anh vào khoảng trống Recyclebin Anh vẫn đợi trên nền xanh Desktop Bóng em vừa Refresh hồn anh Từng cú Click em đi vào nỗi nhớ Trong tim anh…Harddisk…dần đầy Anh ghét quá muốn Clean đi tất cả Nhưng phải làm sao khi chẳng biết Username Hay mình sẽ một lần Full format Em đã Change Password cũ còn đâu Anh sẽ cố một lần anh sẽ cố Sẽ Retry cho đến lúc Error Nhưng em hỡi làm sao anh có thể Khi Soft anh dùng đã hết Free trial Hình bóng em vẫn mãi Default
Hix mấy cái dạng làm đề tài này cũng đang làm khổ em nè >"< . Mới năm nhất mà đã phải làm một đề tài về môn hóa để lấy điểm giữa kì ròi hix hix . Các bác ai biết gì nhiều thì chỉ cho em một ít nha