Xin chào mọi người, không biết đã có ai hỏi về vấn đề này chưa. Có thể có, có thể không nhưng Xù mỗ muốn hỏi về vấn đề an toàn thực phẩm khi sử dụng các loại nhựa và cao su. Thực tế có nhiều loại nhựa và cao su, mỗi loại có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên những loại nào có thể sử dụng được trong thực phẩm? theo tiêu chuẩn FDA của Mỹ?
Hi ban! Minh được biết các loại nhựa dùng làm nguyên liệu đầu vào trong datasheet đều có ghi ve tiêu chuẩn này,nếu cần nhà cung cấp có thể cung cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn dùng cho thực phẩm. Vi du như datasheet cho LLPE sản xuất túi PE đựng trực tiếp thực phẩm chi như sau :
Bạn David Xù thân mến,
Tiêu chuẩn FDA (US Food and Drug Administration) có nêu rõ về vấn đề chuẩn và hạn định việc dùng nhựa và cao su trong thực phẩm. Họ phân biệt ra làm hai nhóm tiêu chuẩn :
- Dùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Dùng tiếp xúc gián tiêp với thực phẩm
Đối với dạng tiếp xúc gián tiếp, các chuẩn quy định đó được quy thành mã tiêu chuẩn liên bang dạng CFR ( Code of federal regulation) mã số CR21 từ phần 174 đến 178.
http://www.accessdata.fda.gov/scripts/cdrh/cfdocs/cfCFR/CFRSearch.cfm
Còn đối với tiếp xúc trực tiếp thì có rải rác trong các phần của CR21.
Nhựa và cao su là hai tên gọi chung nhưng nếu dùng trong công nghiệp thực phẩm thì cần phải được phần biệt rõ ràng- loại gì, dùng ở đâu, nhiệt độ dùng,…
Đa phần, các phụ gia và hóa chất khác trong nhựa và cao su mới gây ra tính độc hại không an toàn với người dùng qua đường tiêu hóa. Đó là hiện tượng di trồi các chất độc hại này từ trong nền nhựa vào trong thực phẩm.Quá trình đó có sự tiếp tay bởi nhiệt độ (đun nấu), môi chất trong thực phẩm (dầu mỡ).
Mặt khác một số nhựa không bền dưới tác động của môi trường bị lão hóa và phân hủy từ từ sinh ra các hóa chất gây hại.
Do vậy, không thể nói là nhựa nào cụ thể cho bạn. Tùy theo từng chủng loại thực phẩm, cách chế biến, cách tiêu dùng mà vận dụng tiêu chuẩn FDA để áp vào. từ tên nhựa đến liều lượng phụ gia - hóa chất khác có mặt trong nhựa hoặc cao su.
Bạn nên nêu rõ hơn trường hợp của bạn nếu bạn đang gặp. Vì từ đó, các ví dụ hướng dẫn để bạn tìm hiểu sẽ cụ thể hơn. Bạn cũng nên biết là công việc định ra nhựa nào có thể dùng được cho loại thực phẩm nào với đầy đủ các thông số thời gian, nhiệt độ, đến hàm lượng hóa chất trong nhựa là cần có cả một tiểu ban chuyên trách. Các công ty tư vấn về luật thì cũng cần có một thư viện riêng về vấn đề này.
Thân,
Teppi
[quote=hypericum;59747]Hi ban! Minh được biết các loại nhựa dùng làm nguyên liệu đầu vào trong datasheet đều có ghi về tiêu chuẩn này,nếu cần nhà cung cấp có thể cung cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn dùng cho thực phẩm. Vi du như datasheet cho LLPE sản xuất túi PE đựng trực tiếp thực phẩm thường có ghi ở cuối trang ( xem file đính kèm)
[quote="“hypericum,post:4,topic:5941”]
Như trong trường hợp này chẳng hạn, datasheet của nhà cung cấp ghi rất rõ là “Contact your…for potential food contact application compliance” . Có nghĩa là họ không khẳng định cho chúng ta biết là nó có phù hợp theo FDA chưa mà chỉ cho chúng ta biết là họ biết cách giúp lên đơn công nghệ compounding để cho sản phẩm phù hợp với thực phẩm mà ta đang dùng nhựa LLDPE làm bao bì để này chứa theo quy định của FDA. Chẳng hạn dùng trong bao bì cho bắp ngô sẽ khác với bao bì dùng đựng bánh snack. Khi yêu cầu chứng chỉ từ FDA, họ sẽ phải qua các kiểm tra về thực phẩm-bao bì như vậy. Có thể nhựa LLDPE này OK trong tiếp xúc gián tiếp thực phẩm nhưng lại không OK trong tiếp xúc trực tiếp.
Đồng ý với ý kiến của Anh Teppi! Trong datasheet nhà sản xuất hay ghi Application food packaging. Trong thực tế đã sử dụng LLDPE resin này sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và tất nhiên là có giấy chứng nhận của Quatest 3!