Thảo luận hiệu quả

Để có thảo luận hiệu quả trong nhóm học tập

Trong nghiên cứu học tập hiện đại, việc thảo luận trong một nhóm học tập là một phương pháp động não tích cực và được coi là một công cụ không thể thiếu trong quá trình học tập. Thảo luận nhóm tận dụng được trí lực của mọi thành viên, tăng sức mạnh lý luận và giải quyết nhanh cũng như tiếp cận tốt được nhiều mặt của vấn đề đưa ra trong thảo luận.

Nhưng để có được hiệu quả như mong muốn, việc thảo luận trong nhóm cần có những nguyên tắc hay nắm vững những quy luật nào? Xin mời các bạn cùng tham gia đóng góp ý kiến.

em chưa từng học theo kiểu này nhưng quan trọng theo em là: lòng khao khát cầu tiến và biết cách chia sẻ những cái mình có kể cả là chưa được chuẩn . ko biết vậy có đúng ko các bạn?

Thảo luận nhóm:

Lịch sử:

Phương pháp này được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn năm 1941. Ông đã miêu tả thảo luận nhóm như là “Một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định.”

Đặc điểm và yêu cầu:

  • Phương pháp này có thể tiến hành bởi nhiều người. Số lượng thành viên tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi thành viên.

  • Dụng cụ: Tốt nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của hoạt động nhóm. Nếu tiến hành vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc thảo luận nhóm. Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và còn được giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là vidoe trực tuyến, chat box, cơ sở dữ liệu, phần mềm tra cứu.

  • Định nghĩa vấn đề: Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn đây là bưóc đầu tiên xác định phạm vi của vấn đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải hay giải pháp hoặc một ý tưởng.

  • Tập trung vào vấn đề - Đây là bước động. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi thảo luận. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết.

-Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất cái nhìn tổng quan của buổi thảo luận.

-Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên.

-Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo.

Các bước thực hiện

  • Trong nhóm cần có một chủ trì (để điều khiển) và một thư kí để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện).

-Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được thảo luận. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.

-Thiết lập các “luật chơi” cho buổi thảo luận nhóm. Quy định khi thảo luận bao gồm: + Người chủ trì có nhiệm vụ điều khiển buổi thảo luận + Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác trong lúc đang tập trung lấy ý kiến. + Trong lúc lấy ý kiến, cần xác định rằng không có ý nào đưa ra nào là sai! + Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ). + Nêu rõ thời gian cho buổi thảo luận và ngưng khi hết giờ.

  • Bắt đầu động não: Người chủ trì chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến trả lời theo lượt (hay những ý niệm rời rạc). Thư kí ghi lại trên bảng tất cả các câu trả lời/ ý kiến của các thành viên. Không cho phép bất kì một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt bước động não.

-Sau khi kết thúc động não, mọi người mới lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm: + Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại. + Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí. + Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.

-Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, các thành viên mới bàn cãi thêm về câu trả lời chung

Hi các bạn suốt thời đại học, mình sống sót là nhờ học nhóm,học nhóm ko chỉ tận dụng sưc mạnh của nhiều người mà còn phát huy mạnh hơn nhiều, hok phải 1 ng 1 cái đầu, 4 người 4 cái đầu thì khả năng tăng gấp 4 mà thực sự có thể tăng gấp 8-10 lần Lúc mình học nhóm, nguyên tắc là luôn đi từ đầu tiên đến cuối cùng, ko quan trọng mỗi người đã biết và có kiến thức như thế nào về vấn đề đó, tất cả đều đi lại từ đầu, cùng tìm tiếng nói chung trong quá trình thảo luận Vài ý kiến tham gia Thân

Mình xin đóng góp mấy ý kiến là: PP thảo luận trong nhóm sẽ đạt hiệu quả nếu thực hiện tốt được các yêu cầu sau:

  1. Cần có các nguyên tắc trong làm việc nhóm.
  2. Cần có một thành viên làm trưởng nhóm (nên chọn là một thành viên hoạt động tích cực) có quyền điều khiển, quản lý và chịu trách nhiệm chính đối với các công việc của nhóm.
  3. Cần phát huy tính tích cực của tất cả thành viên (không nên chỉ chú ý vào một vài thành viên). Tuy nhiên cũng cần phải chọn lọc các ý kiến đó.
  4. Cần có các câu hỏi “có giá trị” xoáy sâu vào vấn đề cần thảo luận.
  5. Cần có các phương tiện để giúp việc thảo luận được hiệu quả.
  6. Cuối cùng cần có một người hướng dẫn sáng suốt, có trình độ (như các thầy cô giáo,…) để có thể chốt lại vấn đề. Tuy nhiên cũng có các vấn đề để ngỏ để mọi người tự phát triển. Tất nhiên còn nhiều yếu tố ảnh hưởng nữa, nhưng theo mình thì đó là một số yếu tố cơ bản và quan trọng nhất! Tuy nhiên bằng sự trải nghiệm của bản thân thì mình thấy phương pháp học tập này vẫn chưa được áp dụng nhiều vào các trường phổ thông và các trường đại học ở nước ta! Phải chăng đối với nền giáo dục nước ta thì đây vẫn là một phương pháp “quá mới” và chưa có đủ điều kiện để thực hiện. Cũng có thể là do tập quán, thói quen của người Việt Nam ta.

Hi, Với tigerchem thì học nhóm là phao cứu tinh trước những kỳ thi học kỳ . Nguyên tắc học nhóm là mọi người toàn tâm toàn ý cho việc học, đừng lo ra, đừng để cảm tính cá nhân xen lẫn vào, thống nhất giờ học, phương pháp, nội dung, kế hoạch . Sau đó là địa điểm học . Vì hồi đó học nhóm hay tranh cãi, nên không học ở thư viện được, phải mượn phòng, đôi khi ở sảnh, hành lang, nhưng nơi đó phải thuận lợi cho học (kế bên có bàn cờ hay bộ bài là không tốt ^^). Khi học phải quyết tâm, không phải mệt mệt hay làm không ra, không hiểu là nản, bỏ qua, giải lao sớm, cần người cầm trịch, tiếng nói có uy tín, và 1 người có kiến thức vững một chút để định hướng nội dung thảo luận, đừng đi lan man cuối cùng dẫn đến 8 nhiều hơn học . Sau cùng là không khí học tập thoải mái, dần dần sau vài buổi mọi người trong nhóm sẽ có tình cảm khắng khít, có thể party nhỏ nhỏ khi ăn cơm trưa hay buổi tối học xong, cũng đừng nên ép quá, chỉ học từ 8 giờ sáng đến 12 giờ, từ 1 giờ chiều đến 4-5 giờ, thời gian còn lại để về nhà review, phân công nhiệm vụ mỗi người thuyết trình về vấn đề nào đó cho buổi kế tiếp . Thân

Qua ba bạn vừa tham gia ý kiến, có những điểm chung trong thảo luận học tập của nhóm là:

  • Khả năng dẫn dắt và chủ trì buổi thảo luận của trưởng nhóm (hay trịnh trọng hơn là lãnh đạo)

  • Định hướng cuộc thảo luận đi đến tiếng nói chung.

  • Buổi thảo luận nhóm không hiệu quả khi có các hiện tượng: có bất đồng gây tranh cãi ( nôm na là không ai chịu nghe theo ai), không có kết luận cuối cùng của vấn đề nêu ra, lan man -hay tám ngoài lề vấn đề, thiếu tích cực trong buổi thảo luận.

Như vậy, để tìm ra được những kỹ năng cụ thể cần thiết của trưởng nhóm trong thảo luận và cách lèo lái (định hướng) thảo luận đi đến tiếng nói chung, xin mời các bạn cùng " chẩn bệnh" qua các hiện tượng dẫn đến thất bại trong thảo luận nói trên.

-Tại sao có những tranh cãi bất đồng trong thảo luận? Hay tại sao không ai nghe ai?

  • Tại sao trưởng nhóm “quên” hay không thể " túm" lại kết quả của buồi thảo luận?
  • Tại sao mọi người lại tám lan man ngoài lề trong suót buổi thảo luận dù rằng tất cả đều biết và muốn vấn đề cần được giải quyết trong thảo luận?
  • Tại sao một số người tham gia uể oải, không tích cực dù rằng đề tài thảo luận rất ư là hấp dẫn với những thành viên đó?

Tại sao có những tranh cãi bất đồng trong thảo luận? Hay tại sao không ai nghe ai? Em nghĩ là do tính hay muốn nói của mỗi người, khi nghe một vấn đề nào đó, thấy có ý kiến hoặc “ngứa nghề” một chút là xen vào ngay, nói một mạch dù ý mình chỉ có chút xíu, nhưng một người nói thì 2,3 rồi tất cả mọi người đều muốn nói, không ai nghe ai, chữa bệnh bằng cách hãy lắng nghe ý kiến của 1 người, đợi họ nói hết, nếu lan man thì cắt, ghi chép lại rồi cuối cùng đưa ra ý kiến của mình, cố gằng tóm gọn, nhưng khi hiểu cặn kẽ vấn đề mới nói, “không biết dựa cột mà nghe”, càng im lặng càng nghe nhiều và hiểu nhiều, cố gắng trao dồi khả năng diễn đạt để nói ít mà ai cũng hiểu nhiều . Tại sao trưởng nhóm “quên” hay không thể " túm" lại kết quả của buồi thảo luận? Trưởng nhóm không có óc tổng hợp hoặc không chịu ghi chép, quan trọng nhất khi thảo luận xong là ghi chép hoặc chí ít có 1 thư ký gọi nôm na là ghi biên bản cuộc họp, buổi học nhóm đó có kết quả gì . Tại sao mọi người lại tám lan man ngoài lề trong suót buổi thảo luận dù rằng tất cả đều biết và muốn vấn đề cần được giải quyết trong thảo luận? Như trên, không có định hướng, không có sườn, không có mục tiêu về kế hoạch từ đầu, cái gì không có bắt đầu thì dĩ nhiên không thể có kết thúc . Tại sao một số người tham gia uể oải, không tích cực dù rằng đề tài thảo luận rất ư là hấp dẫn với những thành viên đó? Đó có thể là lý do bản thân hoặc do buổi thảo luận đó . Về bản thân thì có lý do cá nhân (hôm đó buồn, ngủ trễ, đi đường kẹt xe … hoặc trong buổi đó có thằng cha nhìn mặt thấy ghét không ưa mà nó nói hoài chẳng hạn . Nhưng như trên đã nói, nếu anh chấp nhận họp thì hãy vào, bỏ qua cá nhân, nếu không th1cih thì đừng vào, vào rồi vác cái mặt đưa đám làm ảnh hưởng mọi người thì trước sau cũng bị đuổi ra. Về nội dung buổi họp thì dù hứng thú cách mấy mà cứ nói lan man, hoặc mạnh ai nấy nói, nói không biết gì mà cũng nói, thùng rỗng kêu to thì không ai có thể hứng thú nữa . Đôi khi do môi trường xung quanh, ngồi học mà nhiều tạp âm, ồn ào quá cũng học không vô, hay học ở thư viện, muốn tra đổi mà xung quanh ai cũng ngồi đồng hết thì làm soa dám trao đổi . Thân .

em thấy học nhóm đầu tiên wan trọng là trình độ mọi người trong nhóm phãi đồng đều ko dc chênh nhau wá nếu ko sẽ ko thễ nào tiến bộ 1 cách tốt nhất! và mọi người trong nhóm phãi hĩu nhau thì mới phát triển tốt! chứ cả nhóm mà ko ăn ý với nhau thì thà học 1 mình còn hơn

Có thể gủi đến các bạn cùng tham khảo một thí dụ về buổi thảo luận nhóm.

Bối cảnh: Liên tục trong nhiều tháng qua, một công ty sản xuất bột nhựa PVC nhận được nhiều phàn nàn của khách hàng về bột có nhiều vết đốm đen trong bột sản phẩm. Điều này làm giảm chất lượng sản phẩm của họ. Tổng giám đốc yêu cầu tổ chức buổi họp để tìm nguyên nhân và giải quyết vấn đề này.

Buổi họp được tổ chức với sự có mặt của: A- Trưởng phòng chất lượng - kỹ sư hóa công nghệ B- Trưởng phòng thí nghiệm - Cử nhân hóa phân tích C- Giám đốc phân xưởng - Kỹ sư cơ khí D- Trưởng kho-giao nhận - cử nhân kinh tế E- Giám đốc khách hàng - cử nhân mảketing F- Tổng Giám đốc - quản tri điều hành G- Thư ký cho tổng giám đốc- cử nhân ngoại ngữ

Buổi hợp thảo luận không thành công:

  • Tổng giám đốc: Như đã thông báo, hôm nay chúng ta cần xem qua vấn đề mà cô E đã cung cấp qua email. Xin mọi người cho ý kiến. (ngay lập tức mọi người bắt đầu nói như đang trút sự bức xúc - không khí như cái chợ)

  • Chờ mãi chưa thấy có ai đưa ý kiến về nguyên nhân, nên thư ký lên tiếng: Anh A là người cuối đồng ý ký lên phiếu kiểm hàng đê xuất lô này.

Lập tức mọi người im lặng và quay sang A.

A nói: Tôi cho rằng lô hàng bị do để lâu trong kho nên lúc kiểm không thấy. D cự lại: Anh nói sai hoàn toàn. Kho không có nắng , ẩm lúc nào cũng 45-55 mà làm sao bị đen được. Nếu thì phải bị tòan bộ chứ. Cái này do sấy quá nhiệt trước đó từ xưởng sấy chứ.

C không chịu , đốp lại: làm sao sấy quá nhiệt được. Anh là cử nhân kinh tế sao hiểu được sấy. Nói cho đúng thì công thức giao cho tôi không đúng nên phản ứng phụ nhiều mới gây ra như vậy. Đúng không chị B?

D ùa vào: Có lẽ đúng rồi.

Không khí trong phòng chùn xuống. B, người hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và thực nghiệm, định có lời góp ý kiến nhưng cảm thấy buồn và không muốn có ý kiến thêm vào. A cảm thấy ý kiến mình vừa đưa ra đã bị bác ngay nên cũng không muốn tranh luận thêm và bận đầu suy nghĩ chuyện khác. Tổng giám đốc thở dài. Thư ký hết biết ghi làm sao vì đã 10 phút trôi qua và cô sắp sửa phải nhắc xếp chỉ còn thêm 10 phút là phải rời bàn họp rồi.

Buổi thảo luận thành công

Bắt đầu buổi họp, Tổng giám đốc phát biểu:

  • Như các anh chị đã biết qua thông báo e-mail về sự cố vừa qua, hôm nay chúng ta gặp nhau để tìm hướng giải quyết. Tôi hiểu là các anh chị đến đây mỗi người một tâm trạng và cảm nghĩ khác nhau xung quanh sự cố này. Tuy nhiên , trước khi các anh chị có thể phát biểu những cảm nghĩ cá nhân ra, tôi có một yêu cầu thứ nhất là chúng ta hãy bắt đầu bằng những ý kiến đóng góp về nguyên nhân sản phẩm bột PVC bị đốm đen như đã thấy qua mở bao sản phẩm và hàng trả về từ khách hàng. Thư ký G có mặt ngày hôm nay sẽ thay anh chị ghi lại những ý kiến được đưa ra trên bảng. Xin nói luôn là cô G chỉ ghi ý kiến thôi nha. Cô đừng ghi cụ thể ai đề xuất ý kiến này và cũng yêu cầu anh chị có mặt không bình luận lẫn nhau về những ý kiến đóng góp này cho tới khi chúng ta kết thúc 10 phút của buổi họp này. Trước tiên, tôi xin mời anh E phát biểu.

Anh E:

  • Tôi là người đầu tiên nhận phàn nàn và chứng kiến sản phẩm của chúng ta bị lỗi tại nhà máy của khách hàng. Tôi cũng nhìn nhận với họ là sản phẩm bị lỗi đã qua kiểm tra chất lượng đầu ra trước khi vô bao bì và nhập kho ở nhà máy chúng ta. Cho nên, tôi cho rằng đốm đen do lẫn cát đất trong lúc vô bao bì.

Tổng giám đốc tiếp ngay:

  • Xin cảm ơn. Cô G, lẫn cát đất trong lúc vô bao bì. Anh D, theo anh, đốm đen còn có thể do đâu?

Anh D:

  • Tôi không cho là do cát đất lẫn trong lúc vô bao bì ở xưởng của tôi.

Tổng Giám đốc ngắt lời:

  • Lần nữa, xin anh đừng nhận xét ý kiến của anh E và hãy nêu ra nguyên nhân mà anh cho là có thể xảy ra sự cố.

Anh D im lặng một lút rồi nói:

  • Có thể là đốm đen xuất hiện trong sản phẩm sau một thời gian lưu kho. Thường chúng ta lưu kho bao sản phẩm tối đa 3 tháng trước khi xuất bán. Lô này khi xuất đã lưu kho được 2 tháng 10 ngày.

Tổng Giám đốc quay sang anh A:

  • Chúng ta có kiểm tra bao bì trước khi vô sản phẩm không?

Anh A đáp:

  • Dạ, không. Bao mua về không có kiểm vì đã có dấu xác nhận bên bán nên được đem ra sử dụng luôn. Nhưng cũng có thể biết đâu là bao bị lẫn cái gì đó cặn bẩn bên trong. Tuy nhiên, nếu sản phẩm rửa không sạch xúc tác thì vẫn có thể dễ cháy sau sấy.

Tổng giám đốc nhìn anh C. Hiểu ý, C tiếp lời:

  • Chị G có thể ghi là chưa sạch xúc tác, chúng tôi có thể kiểm tra lại sau đó. Vâng, rất có thể. Và cũng có thể là vách buồng sấy còn nhiều mảng bám bẩn của mẻ trước. Khi sấy mẻ mới, nó bong ra và lẫn vào dòng mẻ mới. Do không liên tục bong rớt nên có thể lúc có lúc không. Và lúc kiểm thì không rơi vào những bao của khối sản phẩm bị lỗi.

Quay sang người bên cạnh là chị B, ông hỏi:

  • Ý chị như thế nào?

Chị C trả lời:

  • Phức tạp lắm nhưng tôi cho là nguyên liệu có lẫn tạp chất trước khi phản ứng và nó tiếp tục không được rửa sạch sau đó. Trong quá trình sấy, bị ảnh hưởng nhiệt nên phản ứng đổi màu…

Tổng giám đốc ngắt lời:

  • Nghĩa là nguyên liệu có tạp chất?

Chị C đáp:

  • Vâng.

Giám đốc đứng lên:

  • Như vậy, qua bảng trên, chúng ta đã có chừng những giả thiết nguyên nhân chính yếu có thể có đối với sự cố này. Để có thể tiếp tục đi đến giải pháp, tôi đề nghị chúng ta sẽ cùng kiểm qua những giả thiết trên, thứ nhất là bao bì mua về ở kho. Thứ hai là tình trạng vệ sinh vách buồng sấy, thứ ba là nồng độ xúc tác trong huyền phù trước khi rửa và sau khi rửa. Xin cảm ơn các bạn đã cho ý kiến hôm nay. Bây giờ thì chúng ta bắt tay vào cái thứ nhất, tôi cần anh A và anh D đi với tôi trước. Chị C có thể chuẩn bị các tiến hành cần thiết để phân tích mẫu cùng với anh C. Chúng ta có thể kết thúc buổi họp hôm nay. Khi có kết quả kiểm tra, chúng ta sẽ nhóm họp lại và thống nhất giải pháp sau.

Ngay trong ngày, rất nhanh chóng họ tìm ra nguyên nhân chủ yếu sau kiểm tra là có nhiều mảng bột PVC cũ bám dày 3cm trong buồng sấy chưa kịp bong tróc ra hết.

Qua lần này, Tổng giám đốc đề nghị giám đốc sản xuất viết lại tỉ mỉ hơn hướng dẫn vệ sinh bồn sấy và lên lịch vệ sinh cụ thể để theo dõi. Còn anh A thực hiện việc tổng kết các nguyên nhân đã nêu và đưa ra lưu đồ kiểm tra chất lượng chặt chẽ hơn để phòng ngừa sự cố trên.