Thắc mắc về xử lý mẫu (sắc ký khí)

Mình biết được việc dùng dung dịch K2CO3 làm dung dịch điện ly giúp chiết 2 pha nước - hữu cơ dễ dàng hơn và CO3 2- có thể phân hủy thành CO2 (không ảnh hưởng tới pha tĩnh của cột sắc ký khí).

Mình có thắc mắc: Vậy còn K+ khi lỡ vào buồng tiêm thì nó sẽ thế nào? Có ảnh hưởng gì tới cột săc ký hay không? Trong vài quy trình mình có được, thấy dùng K+ là chủ yếu: K2CO3, KOH. Vậy giữa K+ và Na+ có khác biệt gì trong trường hợp này?

Thank!

“dung dịch” của K+ có độ nhớt thấp hơn Na+ nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải ly. khi có mặt K+ nghĩa là có mặt một ion âm nào đó để trung hòa điện thay thế CO3(2-), pha tĩnh của sắc ký khí là trung hòa điện rồi, nên có thể không ảnh hường. một vài “dự đoán” ^^ thân

Chào bạn Giddycat, mình xin trả lời câu hỏi của bạn! Trước tiên bạn cần phân biệt sắc kí khí dùng cho đối tượng gì? ( có phải là các hợp chất dễ bay hơi không? Các chất đó thông thường sẽ tan trong pha nào? ( đó là pha hữu cơ bạn ạ) việc đưa Natricarbonat hay K không quan trọng đâu, vì nó không được chiết lên pha hữu cơ! Chính vì lí do K sẽ không đi vào sắc kí khí, trừ khi bạn lại lấy pha nước cho vào sắc kí mà thôi! Chào bạn!