Thắc mắc về phản ứng kim loại + acid

Cho mình hỏi tại sao khi cho Fe hay Al vào dd HNO3 đặc nguội thì pứ… Sau đó mình lại cho 2 KL đó vào dd acid (HCL,H2SO4,HNO3…) tại sao chúng lại thụ động với acid??:24h_041:

Al với Fe có pứ với HNO3 và H2SO4 đặc nguội đâu nó bị thụ động hóa mà

Ẹc! Ai bảo là Al và Fe có phản ứng với HNO3 Và H2SO4 đặc nguội. Cái này học từ:nguong ( lớp 9 rồi. Khi cho Al, Fe, Cr vào HNO3 hoặc H2SO4 đặc nguội thì nó sẽ tạo ra một lớp màng bền với các chất khác, kể cả axit. Vì thế mà khi bỏ ra chúng sẽ bị thụ động hóa trong các dd khác như HCl hay kể cả HNO3 đặc nóng! Muốn phản ứng lại thì tìm cách cạo bỏ lớp màng đó ra.

Bạn sai rồi Al và Fe tại sao lại tác dụng được với HNO3 đặc nguội đâu. Con về phần giải thích tại sao thì karcuta đã giải thích đúng rồi đó:danhnguoi

uk Al,Fe,Cr ko tac dung dc dau ban ak.that chat la co nhung phan ung xay ra rat ittao ra lop oxit bao ve ko ngan ko cho pu tiep.nen xem nhu ko pu

Al và Fe bị thụ động hoá trong dd axit HNO3 và H2SO4 là đúng rồi.

theo bạn karcuta nói thì “Muốn phản ứng lại thì tìm cách cạo bỏ lớp màng đó ra.” Mình nghĩ là cạo bỏ lớp màng oxit bền ấy xong, rồi cho Al hoặc Fe vào thì sẽ tiếp tục tạo màng bám vào làm cho kloai bị thụ động hoá. Như vậy thì bao giờ nó mới phản ứng được. tóm lại là ko phản ứng dc trong trường hợp này.

Bạn hiểu nhầm ý mình rồi, ý mình là muốn cho phản ứng lại với HNO3 đặc nóng hay HCl thì mới cạo bỏ lớp màng đó ra. Còn ko thì nó lại tạo ra màn bền khác như bạn nói ấy!

vẫn đề màng ấy bản chất là cái gì? nếu là oxit hoặc hidroxit thì sao lại ko p.ư vs h+ trong môi trường axit?

Theo mình nhớ không nhầm thì đó là oxit. Nhưng mà là Oxit có cấu trúc đặc biệt.

ùa mình cũng muốn biết cái màng ấy là gì !!! ai biết chỉ giùm nhá thanks nhìu !!!

tớ cũng thắc mắc đó là màng gì và làm thế nào thì mới bỏ được nó thế?

nhưng cho mình hỏi là cái bạn gọi là Al, Fe đó là nguyên chất hay là hợp kim

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa biết lớp màng ấy là gì, chỉ biết nó là một dạng tinh thể đặc biệt, bền vững với axit loãng nguội. Còn khi nhiệt độ lên thì tinh thể bị phá vỡ, hoặc có thể cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài thì bên trong vẫn phản ứng được.

nó là polioxit nhưng ko nhớ rõ nó cấu trúc ra sao, hình như nó có 2 dạng cấu trúc bền trong axit, lớp oxit bền đó đều tồn tại ở 2 dạng này.

mình đã hỏi cô giáo rồi, màng đó là 1 oxit có cấu trúc đặc biệt, nó ngăn cản các ion khác xâm nhập vào lớp kim loại bên trong. ko có cách nào loại bỏ lớp màng đó cả vì khi cạo thì lớp oxit mới lập tức xuất hiện.

Vấn đề này đã thảo luận nhiều lần ở chemvn rồi mà nhỉ. @Minh Trang: bạn đã làm thử thí nghiệm chưa mà quả quyết là “ko có cách nào loại bỏ lớp màng đó cả vì khi cạo thì lớp oxit mới lập tức xuất hiện”. Nó tự tạo ra bằng cơ chế nào thế???

  • Sau khi đã bị thụ động hóa, muốn nó phản ứng bình thường trở lại thì cần phải đun nóng dung dịch axit hoặc cạo bỏ lớp màng ở ngoài là được.

cô giáo em nói thế, em chưa hỏi cơ chế. hình như do nó p.ư vs oxi thì phải, p.u xảy ra rất nhanh nên màng ôxit mới lập tức xuất hiện. em nghĩ đun nóng thì ko thể gọi là cách. vì đun nóng nó thành đặc nóng mất, ở đây là điều kiện đặc nguội mà!

Cho mình hỏi là tại sao khi bỏ thanh Al hay Fe ra ngoài rồi mà cạo bỏ lớp màng đó ra thì lại sinh ra lớp màng khác. Làm gì có tác nhân nào giúp tạo màng mới trong khi chúng bị cánh li với axit đặc nguội. Chắc chắn là khi cạo bỏ lớp màng này ra thì kim loại sẽ phản ứng được bình thường. Còn theo kuteboy109 thì dùng dd axit đặc nóng là được nhưng theo mình được biết thì lớp màng này cũng ko bị axit đặc nóng phá hủy. Cách duy nhất là cạo bỏ ra thôi.

@ Minh Trang: Câu sau đá câu trước như thế sao đặng, bạn đang nói “không có cách nào loại bỏ lớp màng oxit đặc biệt đó” câu sau lại bảo “đây là điều kiện đặc nguội mà”.