I, Cho 2.34g kim loại R thuộc nhóm IA trong Bảng Tuần Hoàn (BTH) vào 13.72ml H2O thu được 0.672lit Hiđrô(đktc). a, Xác định R b, Tính thành phần của dd sau PƯ II, Cho 4 nguyên tố : A(Z=16);B(Z=13);C(Z=20);D(Z=17) a, Xác định tên và vị trí các nguyên tố trong BTH. Sắp xếp nguyên tố theo chiều tăng dần của độ âm điện. b, Tìm các Ion có thể có của A, B, C ,D. So sánh bán kính nguyên tử của các Ion. Giải thích? c, Cho biết các ôxít cao nhất của A B C D và viết PTHH của chúng với dd NaOH và HCl. III, Cho các giá trị I1 I2 của các nguyên tố Na, Mg, Ne là 21,58; 7,64; 41,07; 47,29; 5,14.Sắp xếp các giá trị I1 I2 cho các nguyên tố trên.Giải thích từ đó cho biết giá trị I2 của Mg. IV, Nguyên tố X có công thức hợp chất với Hiđrô là XH và X thuộc phân nhóm chính trong BTH.Trong công thức XH, nguyên tố X có về khối lượng là 95.83%.Y là nguyên tố thuộc phân nhóm A trong BTH và có 2 e lớp ngoài cùng. Trong công thức oxit cao nhất của Y với Oxi, Oxi chiếm 40% về khối lượng. a, Xác định X và Y b, So sánh bán kính nguyên tử của 2 Ion tương ứng của X và Y. V, X là nguyên tố nằm ở chu kỳ 3 và có 3e hóa trị. a, Xác định X và viết cấu hình electron của nguyên tử X b, Cho 171g muối Sunfat của X vào 250ml dd NaOH thu được 7,8g kết tủa. Tìm [NaOH] ban đầu
đề của ông cũng dễ=> phần này cũng chả khó tụi tui mới dược phát bài kiểm tra đa số lớp tui đều bị dính chưởng hai câu không khó mà hơi bị mẹo
- Nguyên tử Cl (Z=17) có tất cả bao nhiêu obitan? A.10 B.14 C.18 D.9 =>đa số chọn D nhưng đều sai
2.Nguyên tử nguyên tố X có Z=21. X có số obitan chưa được điền electron là: A.15 B.5 C.4 D.19 =>tất cả đều chọn C cũng sai
mọi người làm rùi cho tui kết quả thử nghen
Cl có CT 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 mình nghĩ nó có 5AO chọn đáp án E tất cả đều sai Z=21 vậy X là Sc cấu hình 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 số AO chưa đc điền là 0 vì obitan nào cũng đc điền hết. Nếu là Ca(Z=20) thì có cấu hình giống Sc nhưng ko có AO 3d1 vì thế Ca có 1 AO 3d chưa đc điền còn Z=21 thì đc điền hết. Nên đáp án E nốt. Ở chỗ mình các cô cũng toàn có kiểu thấy sai tự ghi vào đề là tất cả đều sai nên phải cảnh giác. Các câu trả lời của mình ko biết đúng ko
@nguyenquocthong!! 2 câu bạn chọn đáp án đó mình thấy đều đúng hết mà… 1/ Cl (Z=17) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 Phân lớp s 1AO, phân lớp p 3AO ----> tính ra có 9obitan đó 2/ X (Z=21) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 Phân lớp 3d có 5AO, chỉ có 1e thì điền vào 1AO ----> còn 4 obitan trống Mà bạn cuteb0 sao toàn chọn câu E thế nhỉ? :24h_080:
@cuteb0!! I) 2R + 2H2O –> 2AOH + H2 số mol H2 = 0.03 suy ra số mol R = 0.06 suy ra R = 39 (K)
- Khối lượng dung dịch sau pư = 2.34 + 13.72 - 0.03*2 = 16(g) C% = 21%
II) a/ A(nguyên tố S), B(Al), C(Ca), D(Cl) Độ âm điện: Ca < Al < S < Cl b/ S2-, Al3+, Ca2+, Cl-
- Al3+ bán kính nhỏ nhất vì có 2 lớp e
- S2-, Cl-, Ca2+ có 3 lớp e, cùng có 18e, nhưng số điện dương (+) của Ca2+ > Cl- > S- suy ra bán kính Ca2+ < Cl- < S2- (vì nhiều điện (+) hơn thì hạt nhân hút mạnh hơn)
--------Tạm dừng tại đây vì wa’ bùn ngủ, sorry--------
Câu 1 thì mình ko rõ(vì mình cũng chọn câu D) còn câu 2 mình nghĩ là câu D đúng vì lúc đầu mình cũng nghĩ là câu C nhưng do bạn khẳng định câu C sai nên mình mình nghĩ là với câu này bạn phải tính cả số obitan chưa được điền electron của cả lớp 4 nữa nên 4+3(phân lớp 4p)+5(phân lớp 4d)+7(phân lớp 4f)=19(lưu ý rằng đây chỉ là ý kiến của riêng mình mong mọi người góp ý:cuoi ( )
bạn à!nếu mình không lầm thì nguyên tử Clor phải có 14 obitan vì Clor có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 =>clor có phân lớp 3d0 còn trống.Khi ở trạng thái kích thích Clor sẽ có số oxi hóa là:+7;+5: +3. vậy thì dáp án đúng phải là câu B.
Liên kết giữa các ion trong tinh thể là liên kết gì? Ví dụ chẳng lẽ trong tinh thể muối ăn Na có hóa trị 6? Trạng thái kích thích của nguyên tố là gì? Khi nào một nguyên tố ở trạng thái kích thích? Tết rồi, chân thành cảm ơn những ai trả lời những câu hỏi này! Thanks!
Liến kết giữa các ion trong tinh thể tất nhiên là liên kết ion rồi :24h_068:, và thật ra đó chính là lực hút giữa các điện tích âm và dương ( còn nguyên do tại sao âm dương hút nhau thì phải hỏi bên vật lý :24h_092: ), nên không thể nói Na trong muối ăn có hóa trị 6 nếu nó liên kết với 6 nguyên tử Cl, con số hóa trị là do nó chỉ đóng góp 1 e để tạo liên kết ion, chứ liên kết của nó không giống như liên kết cộng hóa trị mà tính như bạn, như trong dung dịch nước ấy, nếu mà ion có bán kính đủ lớn thì có thể liên kết với cả chục ion khác bằng lực hút giữa hai ion trái dấu, còn trong mạng tinh thể thì nó phải sắp xếp theo một cấu trúc nhất định có nội năng nhỏ nhất, tức là bền nhất. Trạng thái kích thích của 1 nguyên tố là trạng thái có một hoặc nhiều cặp e hấp thu năng lượng và tách ra rồi nhảy lên obitan chưa bị chiếm có năng lượng thấp nhất.V1 tất nhiên để có thể ở trạng thái kích thích thì nguyên tố phải được cung cấp năng lượng, như nhiệt hoặc ánh sáng. Chúc bạn học tốt, và happy new year
bạn nên xem lại các khái niệm hóa trị của 1 nguyên tố là số liên kết hóa học mà 1 nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử trạng thái kích thích của 1 hẹ lượng tử(nguyên tử,ion phân tử)thường hiểu là trạng thái ở đó có sự chuyển dời e từ phân mức hay mức năng lượng thấp lên mức hay phân mức năng lượng cao
Clo có cấu hình là 1s22s22p63s23p53d0 nên tổng cộng có 14obitan câu dễ như ăn cơm mà cũng đố [MARQUEE] CÒN NON VÀ XANH LẮM[/MARQUEE]:nghi (
trong tinh thể, chủ yếu là tinh thể ngậm nước thì phân tử chính liên kết với nước không phải là kiên kết hoá học, tức là gần giống lực val de walls(mình ko bik vik bằng tiếng Anh ntn, nhưng đọc là Van-đờ-van) nhưng không đủ mạnh. Còn muối ăn thì là tinh thể phân tử,tất nhiên là các cation liên kết với anion thành mạng tâm diện,tâm khối gì đó. Không nên nhầm giữa số oxihoa và hoá trị,với các công thức cấu tạo khác nhau thì khác nhau, ví dụ như S03 và Na2S2O3… Còn trạng thái kích thích như các anh chị đã nói là trạng thái mà các e không tuân theo qui tắc Hund,…, khi cần tạo liên kết hoá học thì nhờ năng lượng (nội phân tử hay được cung cấp) các e chuuyển lên phân múc năng lượng cao hơn với đièu kiện phải có obitan trống như các nguyên tố từ chu kì 3 trở đi, hoặc phức cũng vậy,chủ yếu là nguyên tố trung tâm và các phối tử. Muốn ở trạng thái kích thích thì cần phải cung cấp năng lượng để tạo liên kết (nên tham khảo thêm thuyết VB,MO) MOng là câu trả lời của mình thoả mãn,có j sai sót chỉ bảo nhé.
câu 1 là B , câu 2 là D chắc này là đáp số đúng
Tui nghĩ là dzậy.
câu 2 phải là đáp án D.giống như bạn adoremscyrus nói ở trên.do lớp thứ 4 có thêm phân lớp f.đơn giản nhất các bạn có thể tính số AO ở lớp thứ 4 là 4^2=16,trong khi đó có 1 AO s đã điền e=>ở lớp 4 còn 15 AO trống.còn lớp 3 phân lớp 3d còn 4AO trống=>tổng:15+4=19.