Chào cả nhà! em có thắc mắc này không biết giải quyết làm sao rất mong nhận được sự giúp đỡ.:4: Ta biết rằng khi denta G < 0 thi phản ứng sẽ xảy ra tự phát < trong điều kiện và áp suất không đổi> ,nhưng trị số của denta G có thể âm với giá trị nhỏ hoặc rất âm với giá tri lớn, điều này nói nên được điều gì không?<ngoại trừ phản ứng xảy ra tự phát> Em cũng muốn mọi người tham khảo bài này xem " trong ba loại muối acetat,nitrat, sulfat của các kim loại kiềm thổ <Ca,Sr,Ba> thì hai loại muối đầu tan tốt trong nước còn muối thứ ba thì ít tan, Tại sao?
Ta có thể giải thích hiện tượng đó như sau. Quá trình mạng hòa tan gồm 2 quá trình nhỏ khác : phá vỡ mạng tinh thể và solvat hóa. Quá trình phá vỡ mạng tinh thể có delta H1= -Umtt >O Quá trình solvat hóa thường có delta H2 < O hoặc xấp xỉ bằng O Năng lượng Gibbs G= H-St ( S dương vì trong quá trình hòa tan thì entropy-độ mất trật tự tăng -> -St <O) vậy chất có tan hay không sẽ phụ thuộc vào Enthaphy-H
- H= H1+H2 mà H2<O hoặc xấp xỉ bằng O nên khi H1 lớn thì G>O -> không tan *H1 lớn thi Umtt của chất càng âm (năng lượng mtt càng mạnh, trong LK ion thì Umtt tỉ lệ thuận với tích điện tích ion và TLN với bán kính ion; ở đây ta xét bán kính ion vì tich điện tích ion = nhau; bán kính ion KL thổ tặng theo chiều từ trên xuống dưới -> Umtt của các KL kiềm thổ từ Ba trở xuống lớn) -> không tan
Minh cảm ơn câu trả lời của bạn, mình cũng muốn mói thêm về liên kết ion trong mạng tinh thể ion ở đây. So với 2 anion la CH3COO- và NO3- thì anion |SO4]2- có đên 2 điện tích nên lực liên kết ion trong mạng tinh thể này sẽ mạnh <bền> hơn do đó cần nhiều năng lượng để bẻ gãy liên kết- phá vỡ mạng tinh thể. suy ra denta H1 >>0 nên quá trình hòa tan khó xảy ra