Tên của các hidrocacbon thơm đa vòng ngưng tụ ( hay dung hợp) Hai kiểu dung hợp: +Dung hợp ortho là kiểu dung hợp có n mặt chung và 2n nguyên tử chung. +Dung hợp peri là kiểu dung hợp có n mặt chung, nhưng chỉ có ít hơn 2n nguyên tử chung. VD:
Khi đánh số các nguyên tử cacbon trong phân tử, cần viết công thức theo qui định như sau: a.Có số vòng tốI đa nằm trên trục ngang. b.Có số vòng tốI đa nằm phía trên bên phảI trục ngang. VD:
Việc đánh số được bắt đầu từ nguyên tử cacbon không tham gia dung hợp ở phía trên và bên phảI của hệ, bỏ qua các nguyên tử chung.
Các nguyên tử chung cho hai hay ba vòng được đánh số bằng số các nguyên tử ngay trước nó nhưng có thêm chữ “a” (và “b”, “c” khi cần thiết).
ĐốI vớI các hidrocacbon thơm đa vòng dung hợp kiểu ortho hay kiểu ortho và peri mà không có tên thường được lưu dùng ( như kiểu antraxen, phenantren, crisen, …) ngườI ta gọI tên dung hợp bằng cách tổ hợp tên của phần ghép nốI (ở dạng tiền tố ) vớI tên của phần nền ( giữ nguyên tên thường của hidrocacbon). Phần ghép nốI càng đơn giản càng tốt, nhưng phần nền càng chứa nhiều vòng càng tốt ( nhưng vẫn bảo đảm là có tên thường) benzophenantren ( tên không đúng naphtonaphtalen)
Tiền tố chỉ phần ghép nốI được hình thành thừ tên của hidrocacbon tương ứng, thường thường bằng cách thay đổI –en thành –eno ; từ -an thành –ano VD: -CH2- : metano ; -CH2 – CH2- : etano -CH2CH=CHCH2- : but[2]eno Để phân biệt các đồng phân khác nhau về vị trí dung hợp ngườI ta kí hiệu các liên kết ngoạI vi của phần cơ sở bằng các chữa cái a, b, c, d, … bắt đầu từ liên kết 1, 2 ( kí hiệu a) … và ghi các kí hiệu đó trong dấu móc vuông đặt giữa phần ghép nốI và phần nền.