sự thủy phân kl chuyển tiếp

Hi,mình là thành viên mới rất vui khi được tham gia diễn đàn.Mình gặp khó khăn trong phức chất.Tại sao Ag thi co số phôí trí 2 và Cu thì lại có số pt là 4.vd như K[Ag[CN]2] [Cu[NH3]4][0H]2.Mình thật sự không hiểu.Rất vui khi có bạn giải thích giùm mình.

Chào mừng bạn đã vào với 4rum, BM có thể giúp bạn trả lời câu này theo ý riêng của mình! Có gì sai thì anh em góp ý nhé!!! Thật ra khi bàn về số phối trí trong phức chất, không có một qui tắc nào, nếu ta chỉ dựa đơn thuần vào số oxi hóa của ion trung tâm, hay yếu tố lập thể, vì những số liệu đó không hoàn toàn chính xác. Theo BM, việc giải thích số phối trí, bạn có thể học qua thuyết trường phối tử, thuyết này sẽ làm bạn tự tin về phức hơn. Theo thuyết trường phối tử thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc phức, thứ nhất là phối tử, rồi ion trung tâm,… Và lưu ý một điều việc xác định cấu trúc không gian của phức, đồng nghĩa với việc tính toán mức độ ảnh hưởng lần nhau, tương tác đẩy lẫn nhau giữa các phối tử, mà nếu bạn được học lí thuyết nhóm trong hóa học, sẽ có cách tính, sau khi tính xong, người ta nhận thấy phứ thường có hai cấu trúc không gian phổ biến, và tương ứng với số phối trí luôn, thứ nhất là phức tứ diện, tương đương số phối trí là 4, phức bát diện, tương đương số phối trí là 6. Ngoài ra còn một cấu trúc nữa hay gặp, khi ta khảo sát phức chất tạo bởi các phối tử gây trường mạnh với ion trung tâm ở chu kì lớn, là phức vuông phẳng. Bạn có thể đọc thêm bài sau để hiểu rõ hơn: Thuyết trường phối tử: http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=211 Liên kết pi trong phức chất: http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=213 Chúc bạn học tốt!!! :ungho ( :tuoi ( :die (

Cu (II) thường có số phối trí 4 do chịu ảnh hưởng mạnh của hịêu ứng Jan-Tellơ (xin lỗi, mình viết tên theo sách tiếng việt !). Còn Ag thường có số phối trí 2 là do cấu hình d10 (ko phải là d10 sớm) ổn định, nên NTTT có khuynh hướng đạt trạng thái lai hoá ít tốn năng lượng nhất ! đó là sp ! Khác với trường hợp của IIB, do các NTTT này cũng là d10, nhưng có năng lượng ion hoá rất cao, nên số phối trí thấp làm cho phức kém ổn định về mặt năng lượng, còn số phối trí cao thì cũng gặp khó khăn do lập thể ! Có gì thảo luận tiếp nhé ! :ot (

Câu hỏi của Kensin hình như có chổ hiểu lầm thì phải, vì Cu+ vẫn tạo phức với số phối trí 2 đó. Ở đây theo mình thì câu hỏi phải là tại sao các nguyên tố IB ở số oxh +1 lại thường tạo phức số phối trí 2 còn ở số phối trí +2 (nếu có) tạo phức số phối trí 4. Về việc Cu2+ tạo phức phối trí 4 thì BM giải thích theo Jan-Teller là chính xác rồi, nhưng về Ag+ hay Cu+, BM giải thích sao doremon ko hiểu lắm. Thực ra do doremon có cách giải thích khác, BM và các bạn cùng thảo luận nha: Ag+ hay Cu+, gọi chung là E+ có cấu hình d10, vì vậy chỉ có khả năng lai hóa sp (phối trí 2) hoặc sp3 (phối trí 4) để tạo phức. Thông thường việc tạo phức sp3 ưu tiên hơn (dạng tứ diện) nhưng trong trường hợp này E+ có d10, khả năng cho e theo lk pi cho nhận ngược rất được ưu đãi. Như vậy nếu các ligand nằm ở dạng tứ diện sẽ có sự định hướng trong kg gian ko tạo được liên kết pi, còn nếu ở dang thẳng hàng (sp) thì sẽ có định hướng thích hợp để xen phủ hông tạo lk pi cho nhận ngược (cái này vẽ các vân đạo ra sẽ thấy, lưu ý là nguyên tử trung tâm dùng dxy, dxz, dyz đễ tạo lk pi). Khi đó phức thẳng hàng sp sẽ rất bền (liên kết sigma + liên kết pi + ít lập thể). Vì vậy, E+ ưu tiên tạo phức phối trí 2.

Hình như Kensin hỏi về trường hợp Cu (II) mừ !

Ag+ hay Cu+, gọi chung là E+ có cấu hình d10, vì vậy chỉ có khả năng lai hóa sp (phối trí 2) hoặc sp3 (phối trí 4) để tạo phức. Thông thường việc tạo phức sp3 ưu tiên hơn (dạng tứ diện) nhưng trong trường hợp này E+ có d10, khả năng cho e theo lk pi cho nhận ngược rất được ưu đãi. Như vậy nếu các ligand nằm ở dạng tứ diện sẽ có sự định hướng trong kg gian ko tạo được liên kết pi, còn nếu ở dang thẳng hàng (sp) thì sẽ có định hướng thích hợp để xen phủ hông tạo lk pi cho nhận ngược (cái này vẽ các vân đạo ra sẽ thấy, lưu ý là nguyên tử trung tâm dùng dxy, dxz, dyz đễ tạo lk pi). Khi đó phức thẳng hàng sp sẽ rất bền (liên kết sigma + liên kết pi + ít lập thể). Vì vậy, E+ ưu tiên tạo phức phối trí 2.

okie, Còn bổ sung cho câu trả lời của doremon ở IIB thì BM đã nói ở trên ! :nguong (

Anh Bluemonster ơi cho em hỏi về cái này một chút mặc dù đã nghe giảng rùi nhưng em vẫn không hiểu Tại sao Cu Ag Au cùng thuộc 1 phân nhóm phụ nhưng Cu có số oxh là +2 còn Ag là +1 và Au là +3 là chủ yếu??? giúp em với !!!

hình như là do khoảng cách giữa các phân lớp ,trong sách của thầy đào đình thức hoặc thầy cao cự giác có đó , mình đọc sơ qua nên ko nhớ rõ lắm

Mấy cái nì đều giải thix dựa vào sự bão hòa gấp phân lớp d nên phân lớp d hok dc bền lắm, e có thể nhảy từ phân lớp 3d sang 4s

Trường hợp số oxh của phân nhóm IB thì có thể giải thích thế này: Đúng ra ở phân nhóm này số oxh đặc trưng của các nguyên tố là +1, phù hợp với cấu hình d10 bão hòa bền, nhưng Cu và Au lại có số oxh +2 và +3. Việc này là do trong tự nhiên các số oxh này luôn ở trong các hợp chất, khi tạo thành hợp chất năng lượng sinh ra đủ bù đắp năng lượng mất đi khi tạo thành số oxh ko bền, cho nên rốt cuộc nó bền. Còn khoảng cách các phân lớp mà bạn tram84 nói có lẽ làm ảnh hưởng đến năng lượng hình thành số oxh đó, nhưng doremon cũng ko biết rõ lắm.

Mình cũng có ý kiến riêng tích lũy đuợc để giải thích số oxh bền của IB, như sau:

  • Cu ở chu kì 4, cấu hình ta thường đọc là 3d(10) 4s(1), nhưng theo ý riêng của mình, số electron định vị ở phân lớp 3d nhỏ hơn 10, còn số electron định vị ở 4s lớn hơn 1 !!! Ở đây có sự chuyển electron giữa các phân lớp có energy chênh lệch ko lớn ! Chính vì vậy, số oxh bền sẽ là số oxh ổn định về mặt electron (khả năng electron được giữ lại lớp vỏ nguyên tử), nếu là Cu(I), thường thì phải tồn tại dạng Cu2 (refer to dimer) để ghép cặp electron. Nhưng nếu ở trạng thái single, mình nghĩ Cu(II) có xu hướng tồn tại hơn, “gần” hai electron định vị ở phân lớp ngòai cùng dễ bị mất, tạo trạng thái 9 electron ở phân lớp 3d cũng rất bền, vì lúc này độ lớn của số điện tích nhân (Z) lớn hơn nhiều so với độ lớn của bán kính !
  • Trường hợp Ag thì hòan tòan khác hẳn, cấu hình electron chắc chắn là 4d(10) 5s(1) ! Do ở trước đó, Pd đã có cấu hình full 4d(10), Ag khi hình thành ion sẽ mất electron đơn độc ở phân lớp 5s, hình thành ion có lớp vỏ đối xứng, hiệu ứng chắn cũng khá đáng kể nhưng chẳng ăn thua gì so với điện tích hạt nhân ! số oxh +1 bền !
  • Trường hợp của Au cũng như đa số trường hợp khác của các nguyên tử ở chu kì 6 (trừ Hg), trạng thái số oxh bền căn cứ vào tổng của các năng lượng ion hóa từng nấc ! Nhưng khái niệm này nói chung hơi trừu tượng và cần phải có những thông số thực nghiệm cụ thể ! Mình có ý kiến riêng về trường hợp Au như sau:
  • Tương tự Cu, electron sẽ di chuyển trên hai mức năng lượng chênh lệch ko lớn là 5d vs 6s ! số oxh của Au có khả năng >= 2
  • r(Au) =~ r(Ag) > r(Cu), ở đây tồn tại một tỉ lệ, với r(Cu) =~ 1.28 thì số electron có khả năng thóat ra lớp vỏ để tạo ion bền là 2, thì tương ứng với r(Au) =~1.44, số electron có khả năg thóat ra khỏi lớp vỏ để tạo ion bền là 3 ! :kham (

trường hợp của Au có thể mở rộng ra nói đến sự dẻo của Au nữa… do năng lượng của hai phân lớp d và s này chênh không quá lớn… vì thế electron có thể “linh động” định cư luân phiên ở hai khu vực… nên Au đương nhiên dẫn điện tốt và phần nào giải thích được tính dẻo và dễ dát mỏng của nó !!!

giải thích như thế thì còn dễ hỉu hơn chứ như trong sách Hoàng Nhâm vít thì đó chỉ là do Ag có năng lượng ion hoá thứ 1 thấp nhất nên nó có mức oxh 1 ưu tiên còn Cu và Au thì có tổng thế ion hoá thứ 2 và thứ 3 thấp nhất nên nó có mức oxh +2 và +3 là bền

và hình như theo quy luật chung của các NTCT thì từ trên xuống dưới thì số oxh cao bền dần

mình chỉ bít sơ như vậy thui

luôn tiện cho mình hỏi thế nào là phối tử trường mạnh và phối tử trường yếu ( phức em chưa đc học àh)

Bạn tham khảo xem sao:

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=213&highlight=liên+kết+trong+phức+chất

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=211&highlight=phức+chất

:hun (

các bạn ơi ,có ai biết nhiều về phức của sắt không vậy,nếu bạn nào biết phức nào của sắt có nhiều ứng dụng nhất bạn cho mình biết với nhé!thanks

Có ai biết dung dịch của phức [Co(NH3)6]Cl3 trong nước cho môi trường gì không? Axit hay bazo? Giúp mình với. Thanks.

Trong dung dịch nước, amoniac tự do sẽ nhận proton: NH3 + H2O = NH4+ + OH- Nhưng khi amoniac phối trí với ion kim loại thì sự phân ly phân tử của nó theo kiểu axit (tách proton), nhưng xảy ra với mức độ nhỏ, chuyển thành phức amid: [Co(NH3)6]Cl3 = [Co(NH3)6]3+ + 3Cl- [Co(NH3)6]3+ + H2O = [Co(NH3)5 NH2]2+ + H3O+ Như vậy, phức [Co(NH3)6]Cl3 thể hiện tính axit trong nước.

mình có thắc mắc này, các bạn giúp đỡ mình nha:hãy xho biết quá trình thủy phân kim loại chuyển tiếp cho môi trường gì? tại sao các ion klct thường thủy phân mạnh hơn các cation kim loại ở phân nhóm chính

Cation thủy phân thì sẽ cho ra môi trường acid. Cation thủy phân càng mạnh khi điện tích dương càng lớn và bán kính càng nhỏ (TDPC mạnh). Ion KL phân nhóm chính có bán kính lớn, điện tích nhỏ nên tác dụng phân cực yếu (TDPC); ion KL chuyển tiếp có bkính nhỏ hơn do hiệu ứng co d; mặt khác, ion KL chuyển tiếp có điện tích dương lớn nữa —> TDPC mạnh hơn KL phân nhóm chính; tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ ví dụ như: Al cũng là KL phân nhóm chính nhưng vẫn dễ thủy phân do có điện tích dương lớn 3+. Ý kiến của mình là thế. Các anh em góp ý thêm nhe. Thân!

các phức của sắt mà mình biết là:kali feri cianua K3(Fe(CN)6),Kaliferocianua K4(Fe(CN)6), trong đó mình nghĩ rằng Kaliferocianua K4(Fe(CN)6) là có nhiều ứng dụng như là thuốc thử của Fe3+,nhuộm vải, sản xuất mực viết… ai có ý kiến gì thì cùng thảo luận nha