Sự khác nhau giữa các loại Overprint Varnish

Chào các bạn. Theo tôi được biết thì có 2 cách phân loại OPV( dựa theo quy trình và theo bản chất). Phân loại theo quy trình gồm hệ thống phủ: in-line, off-line và hệ thống xử lý sau khi phủ: dùng máy cán bóng. Trong khi đó nếu dựa vào bản chất thì OPV được chia thành 3 loại : Water Based( Gốc nước), Solvent Based( Gốc dung môi), và UV. Tôi có 2 câu hỏi muốn hỏi các bạn. Thứ nhất: Sự khac nhau giữa 3 loại: gốc nước, gốc dung môi và Uv. Thứ hai: Ngoài 2 cách phân loại mà tôi được biết thì còn cách phân loại nào khác không. Mong sớm nhận được câu trả lời của các bạn!:thohong(

Bạn phale18 thân mến! Mình nghĩ rằng phân loại theo như bạn nói là tối ưu rồi. Giữa vecni gốc nước và vecni gốc dầu khác nhau ở các thông số sau:

  • Độ nhớt ( nếu đo bằng cốc zahn cup #4 thì vecni gốc dầu có thời gian chảy lâu hơn)
  • Hàm lượng rắn của vecni gốc nước cao hơn
  • Chất hòa tan của vecni gốc nước là H2O, còn vecni gốc dầu là acetone,ethylacetate,…
  • Độ bóng: vecni gốc nước giữ được độ bóng lâu hơn( do hàm lượng rắn nhiều hơn) GLUCK!:24h_052:

Chào bạn dongsonghuyenbi,

Bạn cần lưu ý là sự so sánh cấn phải dựa trên những thông số từ sản phẩm thực tế và nguyên tắc phối chế công thức của sản phẩm.

Do vậy, các vấn đề bạn nêu ra cần bạn làm rõ như sau:

-Độ nhớt (nếu đo bằng cốc zahn cup #4 thì vecni gốc dầu có thời gian chảy lâu hơn) –> Trọng lượng phân tử MW của polymer làm binder cho keo gốc dầu trong công thức nếu thấp hơn polymer của binder trong keo gốc nước thì liệu điều này có đúng chăng?

  • Hàm lượng rắn của vecni gốc nước cao hơn –> Theo nguyên tắc nào ? Vì keo gốc dầu có thể có hàm lượng rắn lên đến 95% như keo dùng prepolymer acrylate đóng rắn bằng UV.

  • Độ bóng: vecni gốc nước giữ được độ bóng lâu hơn( do hàm lượng rắn nhiều hơn) –> Vẫn chưa chính xác vì có hàm lượng độn cao thì làm sao cho độ bóng màng keo khô cao được!

Thân,

Teppi