So sánh tính axit của Axit fomic và Axit acrylic

Cho mình hỏi tính axit của Axit fomic và Axit acrylic, chất nào mạnh hơn? Giải thích rõ cho mình vì sao nhé!

axit acrylic yếu hơn do CH2=CH- có hiệu ứng -I và +C, trong đó +C mạnh hơn

  • Acid formic là một trường hợp đặc biêt, không tuân theo quy luật chung (chưa thấy có giải thích vụ thể), thực tế Acid formic mạnh hơn Acid acrylic và acid benzoic dù các acid này có các nhóm hút e. Các bạn có thể tham khảo số liệu về Ka để rõ hơn (số liệu Ka có trong diễn đàn, chịu khó tìm nhé)
  • Nói chung hoá hữu cơ có tính chất quy luật chặt chẽ hơn hoá vô cơ, nhưng nó cũng có quá nhiều ngoại lệ, đôi khi sự giải thích ở các trường hợp khác nhau là đối nghịch! Đó cũng là cái hay, cái thú vị của Hoá hữu cơ chăng?

Cho em hỏi giữa H2O và diphenylamin: cái nào có tính axit hoặc base lớn hơn?? Theo em biết nước là chất có tính chất lưỡng tính nhưng thể hiện tính acid và base khá là yếu. Diphenyl amin lại là base quá yếu, vậy tính base của cái nào yếu hơn???

Hằng số bazơ của Nước đang còn tranh cãi [b]Ở đây[/b] Còn hằng số bazơ của điphenylamin là 7,6.10^-14 (rất yếu). Bạn xem file viết về AMIN của thầy Võ Hồng Thái [b]Ở đây[/b] Tôi cho rằng Kb(H2O) < 10^-14 < Kb(Điphen) nên tính bazơ của điphenylamin là mạnh hơn nước! (Tất nhiên nó yếu hơn NH3 rất nhiều)

anh ơi! sao em download không được, link có vấn đề hay sao đấy anh. Em cũng học chuyên nghành hữu cơ, mới vừa học xong phần này luôn nên cũng muốn biết nhiều!:24h_048:

Em nghĩ bác nhầm, acid acrylic và acid benzoic đều có các hệ liên hợp đẩy e vào -COOH. Về quy luật độ mạnh mấy acid hữu cơ thì em nghĩ thế này: coi HCOOH làm mốc (như H+ trong thế oxi hoá - khử), ở đây nguyên tử H không có hiệu ứng gì ảnh hưởng cả. Sau đó ta thay nguyên tử H bằng các nhóm khác, nếu hút e thì tính acid mạnh hơn, còn đẩy e thì tính acid yếu hơn.

Cảm ơn bạn! Nhưng…Anh đã nói nó là một trường hợp đặc biệt mà, tức là không tuân theo quy luật! (Các trường hợp khác theo quy luật). Bạn cứ tra hằng số Ka là rõ! Vui lòng tra hằng số Ka Ở đây nhé! Cụ thể: CH2=CH-COOH có Ka = 5,5.10[1]-5[/b] --------C6H5-COOH có Ka = 6,3.10[2]-5[/b] --------HCOOH có Ka = 1,8.10[3]-4[/b]. Thân!


  1. b ↩︎

  2. b ↩︎

  3. b ↩︎