Nhân bài nói về trường ĐHKHTN và thomun có so sánh một vài điều về trường SP, sau đó nhận được reply này:
Thomun chợt nghĩ, vậy tại sao, bản thân các thầy cô ko lấy ý kiến từ chính SV của mình? Và SV ta còn ngần ngại gì mà ko nêu cảm nghĩ? Phải chăng đó là cách tốt nhất để chúng ta – GV và HS hoặc Giảng viên và SV cùng nhau tiến bộ? Nên chăng xã hội nên khuyến khích những mô hình như thế này?
Vì đây là một vấn đề khá nhạy cảm, nhất là phía thầy cô, nên trước tiên thomun nghĩ mình nên trình bày rõ ràng quan điểm của mình trước để khỏi hiểu lầm. Thomun cực lực phải đối cái gọi là “Chấm điểm thầy cô”. Với tư cách là một người GV, thomun thấy đó thật sự gần như là một điều sỉ nhục. Tại sao lại là “chấm điểm”? Cách dùng từ này hết sức quá quắt! Muốn đánh giá một người GV, người đánh giá chính xác nhất chính là học trò. Tuy nhiên, thầy ra thầy, trò ra trò, đã là học trò thì ko có quyền “chấm điểm”, mà chỉ là “góp ý” hoặc “nêu cảm nhận”, đó mới là từ nên dùng, vẫn đảm bảo tôn trọng tôn ti trật tự trong nhà trường, trong xã hội, mà đồng thời người SV – HS vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình. Bản thân thomun luôn luôn thực hiện điều này với học sinh của mình. Sau một năm học, thomun luôn khuyến khích và yêu cầu học sinh viết cảm nhận của mình về năm học, về môn học, về cách dạy, về chương trình, và lúc nào thomun cũng đọc hết tất cả những nhận xét đó. Phải nói rằng, ko phải nhận xét nào cũng có giá trị như nhau, có những bài viết không hề cung cấp được thông tin gì cả, rất chung chung và đại khái, nhưng có những bài viết rất chi tiết, và từ những bài viết này, mỗi năm, thomun lại tự rút kinh nghiệm cho mình. Hơn thế nữa, thomun thấy rằng, khi HS biết mình được nêu ý kiến, ý kiến của mình được lắng nghe và được tiếp thu, thì mấy đứa nhỏ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thomun rất thích làm việc này, vì thomun thích lắng nghe học sinh và đem lại cho chúng cảm giác gần gũi, dễ chịu. Sau một năm học, HS thích viết gì, có gì muốn góp ý, thì cứ viết, cứ nói. Vả lại, thomun ko buộc HS phải ghi tên, chỉ là khuyến khích ghi tên mà thôi. Cuối năm, ko sợ bị trù dập, hơn nữa lại ko cần phải ghi tên, nên HS rất thoải mái. Còn niềm hạnh phúc của thomun là khi, cứ sau một năm, những lời nhận xét về khiếm khuyết bớt được một chút và những lời cảm ơn thêm được một chút. Đó chính là niềm hạnh phúc. Thomun đo sự tiến bộ của mình bằng chính nhận xét của HS. Và phần trên là nói về những điều lợi của người GV khi cho HS viết cảm nhận.
Về phía HS, viết cảm nhận sẽ được lợi gì?
- Nói ra được những “bức xúc”, nếu có
- Được nên lên ý kiến của mình, và năm sau nếu có gặp lại thầy cô đó, cảm nhận được những ý kiến của mình đã được tiếp nhận, đó thật sự là một cảm giác dễ chịu
- Có cơ hội để có được những tiết học lý thú hơn (hay ít ra là đỡ nhàm chán hơn)
- Tập dần cách nêu nhận xét, tập dần thói quen có trách nhiệm trong công việc học tập, cũng như trong lời nói của mình.
Tuy nhiên, khuyết điểm của thomun là vẫn chưa có được 1 cái form hợp lý, mà chủ yếu chỉ là viết cảm nhận theo hình thức “tự luận”, thomun đặt câu hỏi và HS trả lời, nên đối với mấy em ko biết cách diễn đạt hay ko có tư tưởng rõ rệt thì những bài viết hầu như ko có ý nghĩa. Sau này nếu có thời gian, thomun sẽ thiết kế 1 form “Phiếu cảm nhận” vừa tự luận vừa trắc nghiệm và có giá trị cao hơn, để từ đó có thể thu được những thông tin bổ ích.
Các bạn nghĩ, trong “Phiếu cảm nhận”, phần câu trắc nghiệm và câu hỏi viết, nên đặt ra những câu gì? Nếu bạn là người được hỏi, bạn muốn nói gì nhất với người GV của bạn?
Sở dĩ thomun viết bài này là vì bài reply trên kia nhắc thomun nhớ lại biết bao nhiêu “cảm xúc” về bao nhiều bài giảng, những thầy cô và những năm tháng trên giảng đường của thomun. “Cảm xúc” nếu nói ra thì giống như bôi bác thầy cô, còn góp ý trực tiếp với thầy cô thì ko có cách nào hết. “Cảm xúc” để lâu trong lòng, nhắc lại thì giống như được “hâm” lại vậy đó, hichic. Nếu nó “sôi” thì nguy hiểm lắm đây!
Mà tại sao SV ta lại ko thể góp ý trực tiếp, và ko có cách nào để truyền cảm nhận của mình đến với giảng viên được nhỉ? Phải chăng đại học là… học đại (xin lỗi, theo lẽ nên dùng từ “tự học” thì tốt hơn!) nên giảng viên ko cần quan tâm đến SV tiếp thu bài giảng của mình với 1 thái độ như thế nào hay sao? Ôi ôi ôi, “cảm xúc” về những năm đại học lại trào dâng rồi! @_@