hi có bạn nào có biết quy trình sản xuất cồn công nghiệp không chi mình vợi cám ơn nhiều
Sản lượng ethanol thế giới năm 2006 là khoảng 51 tỷ lit, trong đó 69% là từ Brazil và USA.
Em có thể tham khảo ở đây Tiếng Việt
Ở VN hiện nay công nghệ chính để sản xuất Rượu và cồn là lên men (từ rỉ đường, khoai mì …), sau đó chưng cất để thu được rượu tới nồng độ max 96% .
Tiếng Anh
http://www.chemie.de/lexikon/e/Ethanol
Chi tiết về quá trình em có thể tham khảo một phần ở đây (của K47 Hóa Quy trình thiết bịn ĐHBK) http://s4.invisionfree.com/qttb/index.php?showtopic=78
Nói thêm: Cồn tinh khiết không nước thì không sản xuất được bằng phương pháp chưng cất do sự tạo thành hỗn hợp đồng sôi (đẳng phí ) tại 95,4% ethanol và 4,6% nước. Tức là từ nồng độ ban đầu VD khoảng 30-40% ethanol trong nước nếu đi qua cột chung cất phân đoạn nhiều lần thì chỉ đến được dung dịch có nồng độ 95,4% ethanol thôi.
Để thu được cồn tuyệt đối thì :
-
Từ cồn 95,6% (89,5 mole%) người ta thêm vào benzen với lượng tính toán trước . Benzen sẽ tạo hỗn hợp đồng sôi (đẳng phí ) với nước và ethanol tại 64,9oC (thấp hơn nhiệt độ sôi của ethanol 94,6%). Kết quả là ta có thể chưng cất loại bỏ nước trước, sau đó thu được ethanol tuyệt đối (100%).
-
Dùng các chất như cationit để loại bỏ 4% nước còn lại
-
Dùng zeolit tổng hợp 3A để hút tách nước
em cũng có 1 bai nói về cồn khô gởi an hem tham khảo http://mihd.net/gbutpez than
Các anh em nếu ai biết chất nào có khả năng tạo liên kết mạnh (hidro chẳng hạn ) với cồn ,hay chất có khả năng hấp phụ cồn tốt ,đảm bảo rằng chất ấy có thề cháy được và giá thành thấp . Hoặc chất nào có khả năng làm giảm tối đa sự bay hơi của cồn Hoặc chất nào có khả năng phản ứng với cồn để tạo ra một lớp màng cứng ngăn chặn sự bay hơi của cồn !
Hôm trước có bạn hỏi lên men rượu bằng enzym. Bạn nói rằng trùng roi cũng tạo thành enzym tương tự, tại sao không dùng trùng roi mà dùng enzym, mình có hỏi thầy và xin trả lời như sau: việc bạn dùng trùng roi để tạo enzym và sau đó tách enzym này ra để dùng thì không khả thi vì việc tách khác phức tạp (làm sạch enzym). Còn nếu bạn dùng hẳn trùng roi để lên men thì sẽ có tạo thành vi khuẩn, và rượu sản xuất ra sẽ có vi khuẩn, khi uống vào dễ gây bệnh (chỉ cần lớp vỏ vi khuẩn chứ không cần nguyên con lọt vào người bạn cũng có thể gây sốt nhẹ). Do đó việc dùng trùng roi không khả thi.
To blueriver: Độ cồn càng cao thì càng dễ bay hơi, nếu anh chỉ cần giảm sự bay hơi của cồn và vẫn đảm bảo nó cháy được thì chỉ cần pha thêm nước, rượu 45 độ vẫn cháy tốt và ít bay hơi. Nếu anh làm với cồn tuyệt đối (99 độ trở lên) thì bảo quản trong nắp đậy kín, cồn bay hơi và tạo hơi bão hòa trên bề mặt thì sẽ không bay hơi nữa. Còn nếu muốn bảo quản lâu dài thì em nghĩ anh hóa rắn nó (trộn với xà phòng lỏng lúc mới sản xuất xà phòng, khi xà phòng đông lại thì cồn cũng đông lại theo). Khi dùng chỉ cần đun nhẹ. PS: em còn là SV nên chỉ nói giải pháp trên giấy, còn thực tế thế nào anh góp ý thêm hen. Thank anh!
cái này thì mình thấy kì kì sau ấy ? trộn với nước thì có đảm bảo cháy to để cung cấp đủ nhiệt cho nồi lẩu ko nhỉ ? còn về đề nghị trộn với xà phòng thì liệu khi nấu đồ thì no có gây ảnh hưởng gì ko nhỉ ? nếu bạn có thêm thông tin thì cung cấp cho anh em . chứ nói ko như vầy thì ko êm than
Thực chất phương pháp trộn lẫn xà phòng với cồn chính là phương pháp tạo cồn từ acid béo như trong file mà napoleon9 gửu kèm trong thread cồn khô .Tất nhiên là phuơng pháp này tạo ra cồn khô an toàn . blue đã thử làm cồn khô bằng phuơng pháp dùng Ca(CH3COO)2 như là tác nhân đóng rắn .Cồn khô làm ra từ phuơng pháp này có độ cứng cao .Tuy nhiên có nhược điểm là khi để ngoài không khí thì cồn khô bị chảy .Như thế công việc bảo quản cồn khô sẽ phải rất cẩn thận .Do đó blue mới nghĩ đến việc thêm vào cồn khô một thành phần có khả năng làm giảm áp xuất hơi bão hòa trên bề mặt cồn để trành sự bay hơi của cồn ,như thế cồn khô sẽ không bị tan chảy nhanh .Cách thứ hai mà Blue nghĩ đến là sau khi cồn khô tạo thành ,phủ lên mặt nó một lớp keo có khả năng chống sự bay hơi của cồn .Chất này có thể trực tiếp là tác nhân che phủ bề mặt cồn khô hay sau khi phản ứng với các thành phần trong cồn mới tạo thành lớp màng che phủ .Nhưng do ở vũng tàu không có sẵn hóa chất và dụng cụ nên việc thực hiện các thí nghiệm trở nên khó khăn .
Vấn đề thứ hai Blue muốn đề cập ở đây là giá thành của cồn khô trên thị trường .Theo tài liệu mà napoleon9 cung cấp giá thành cồn khô chỉ tính nguyên liệu lên đến 23000 đ/Kg .trong khi tại thị trường hà nội giá của 1 kg cồn khô từ 18 đến 20 ngàn .thị trường thành phố hcm là 13000 .Như vậy một điều chắc chắn là họ đã thêm vào cồn khô lượng lớn chất độn . Vậy chất độn họ dùng là gì ? Mong sự góp ý của anh em ! thanks!
theo mình nghĩ thì ngoài thị trường người ta độn cồn bằng sáp có thể được mua rất dễ và rẻ mà lại kô ảnh hưởng nhiều đến quá trình cháy của cồn khô nhưng vấn đề sáp dễ bị phát hiện thì vẫn chưa nghĩ ra
Theo blue đc bít thí sáp ở nhiệt độ thường ờ thể rắn ,như vậy nếu dùng sáp là chất độn thì phải đưa sáp nên nhiệt độ khoảng 50 đến 60 độ C .Quy trình sản xuất cồn khô sử dụng Canxi acetat làm tác nhân đóng rắn không cho phép sự khuấy trộn . như vậy sáp nóng phải đc hòa tàn vào trong cồn trước khi trộn lẫn với Canxi acetat .Cồn có nồng độ rượu cao lại dễ bay hơi nên Blue nghĩ là sẽ khó thực hiện .Thời gian này Blue cũng đang tìm hiểu về cách làm nến nên biết có một chất có khả năng cháy tốt có thể thay thế cho sáp là prafin (dạng lỏng ở nhiệt độ thường ) .Nhưng có điều không biết giá của prafin thế nào cả . cảm ơn Noel274 ! Cảm ơn anh em trong 4rum !
Trích từ:http://vinachem.com.vn/XBPViewContent.asp?DetailXBPID=1999&CateXBPDetailID=158&CateXBPID=1&Year=2006
Các nước tăng cường đầu tư sản xuất Etanol sinh học từ Xenlulô
Các ngân hàng ở Mỹ dự định đầu tư 27 triệu USD vào logen - một hãng sản xuất enzym duy nhất trên thế giới sản xuất etanol từ xenlulô. Hãng có một nhà máy kiếu này được đặt ở Ontario, có công suất sản xuất khoảng 3 - 4 triệu lít etanol/ năm nhờ quá trình phân giải và lên men khoảng 40 tấn rơm lúa mì, yến mạch/ ngày bằng hơi nước, các enzym và nấm men.
Trong lời phát biểu gần đây nhất của Tổng thống Bush, có nhắc đến số tiền 1 50 triệu USD thuộc ngân quỹ Liên bang của năm tới là sẽ dành để tìm kiếm những phương pháp mới cho sản xuất etanol.
Brian Duff - kỹ sư hóa sinh thuộc Công ty BBL lnternational cho biết, etanol từ xenlulô là nhiên liệu có tính kinh tế đối với giá xăng dầu hiện nay. Tuy nhiên, những rủi ro gắn với việc xây dựng nhà máy đầu tiên là rất lớn.
Trong khi đó, tại Châu Âu, Công ty năng lượng Tây Ban Nha đang xây dựng một nhà máy để sản xuất hơn 5 triệu lít etanol từ xenlulô/ năm. logen, Shell và Volkswgen đang nghiên cứu xây dựng một nhà máy ở Đức. Nhà sản xuất enzym Genencor đã làm việc với chính phủ Mỹ để hạ giá thành các loại enzym xenlulaza. Nhà sản xuất này cũng đã liên kết với Pháp để sản xuất etanol từ phế thải của ngành bột giấy.
NGUYễN HƯƠNG
Theo Chemical & Engineering News,
8/3/2006
Ethanol có thể đuợc sản xuất từ đuờng glucoz, đuờng có thể đuợc sản xuất từ tinh bột hay celluloz, celluloz là thành phần chủ yếu trong cây cỏ, rơm rạ… Hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu tận dụng các chế phẩn từ thực vật sản xuất ra ethanol dùng làm nhiên liệu thay thế một phần hay hoàn toàn xăng dầu. Các nước có công nghệ này mạnh nhất có thể kể đến Brazil, Mỹ. Hiện khoa môi trường đang có 1 PhD student đang làm nghiên cứu sinh về vấn đề này tại Nhật. Bạn có thể tìm thêm thông tin về vấn đề này trên internet qua các từ khóa “biodiesel and ethanol”.
Vài thông tin sơ bộ!
Vấn đề sản xuất ra ethanol nhiên liệu từ các biomass thì dễ, cái khó là sản xuất ra ethanol với giá thành thấp, cạnh tranh được với xăng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay những nghiên cứu sử dụng các phế phẩm để làm ra ethanol nhiên liệu thì nhiều nhưng áp dụng vào thực tế thì chưa bao nhiêu. Brazil, Mỹ, là những nước sản xuất ethanol nhiên liệu lớn nhất thế giới nhưng Brazil sản xuất ethanol từ mía và Mỹ sản xuất ethanol từ bắp (ngô). Hai cách làm này gặp trở ngại rất lớn là ảnh hưởng đến food cost. Những vấn đề này được bàn rất sôi nổi trong Hội Nghị Hóa Học Xanh Việt-Mỹ Lần Thứ Nhất vừa qua tại ĐH KHTN TP HCM.
Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của biofuel và triển vọng của nó đúng là vấn đề giá thành và đòi hỏi sự hợp lực của nhiều ngành, nhiều tổ chức mới giải quyết được:
1/ Giá dầu thô lên rất cao (140USD/thùng) kéo theo giá nhiên liệu tăng theo cụ thể ở châu Âu giá xăng đã là 1.5E/lit, ở USA là hơn 1USD/lit. Giá cao thúc đẩy việc thay thế nhiên liệu từ dầu mỏ (xăng, diesel) bằng nhiên liệu khác trong đó có biofuel. Ngoài vấn đề kinh tế thì mục tiêu là:
- giảm sự phụ thuộc an ninh năng lượng của từng quốc gia (VD: TQ) vào nguồn vàng đen vốn phân bố không đồng đều này (tập trung ở Nga, Trung Đông, USA, Venezuela, Brazil, một số nước châu Phi như Nigeria; … ).Trong tương lai rất gần VN cũng sẽ phải nhập dầu thô cho các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Cà Mau. Ngoài ra cần ưu tiên dùng dầu thô cho HÓA DẦU chứ không phải chỉ LỌC DẦU để mang hiệu quả cao hơn.
2/ Sản xuất ethanol hay biodiesel thì cần nguyên liệu là SINH KHỐI. Tuy nhiên sử dụng sinh khối (như USA dùng đậu nành, bắp…) lại ảnh hưởng đến an ninh lương thực chung của thế giới. Làm thế nào để cân bằng vẫn còn là câu hỏi !!!
3/ Sản xuất ethanol ở VN thì:
- Chỉ sản xuất ở quy mô lớn hay rất lớn mới có giá thành thấp được. Ở VN cũng đang có dự án từ KHOAI MÌ
- Ngoài vấn đề CHỈNH SỬA động cơ không quá KHÓ KHĂN thì bài toán xăng ethanol thực chất là bài toán “Làm sao để sản xuất Cồn KHAN” vì Cồn tuyệt đối tính chất cháy gần như giống xăng, các nghiên cứu tập trung vào 2 mảng
- từ cồn 96o sản xuất ra cồn khan sao cho rẻ và hiệu quả
- dùng phụ gia chống phân tách để hòa trộn được cồn 96o với xăng tạo ra các hệ 20% đến 50% cồn gọi là gasohol
- dùng phụ gia để có thể chạy moteur trực tiếp từ cồn 96o
@thuydung: từ Mía người ta làm ra đường. Phụ phẩm quá trình sản xuất gồm rỉ đường và xác mía. Xác mía hiện được tận dụng triệt để làm Ván ép có giá trị cao (vì gỗ không còn nhiều). Còn rỉ đường dùng làm nhiều chế phẩm sinh học (bột ngọt, ethanol). Mình nghĩ ở Brazil cũng chủ yếu làm từ rỉ đường
Tôi cũng có ý nghĩ bắt tay vào sản xuất mặt hàng này. Bác Cho tôi hỏi 1 cách tế nhị: Phương pháp sản xuất (blue đã thử làm cồn khô bằng phuơng pháp dùng Ca(CH3COO)2 như là tác nhân đóng rắn) của Bác có giá thành xuất xưởng là bao nhiêu được không ạ. Theo tôi tìm hiểu đơn thuần có nhiều cách sản xuất.Nhưng vì lý do thương mại mà chúng ta chọn phương pháp cho phù hợp. Theo bác nói thị trường thành phố hcm là 13000 đ/kg. Nên Họ chọn chất nào đấy xem như chất độn chức năng nhằm giải quyết các vấn đề mà Bác trăn trở. Chút ý kiến đóng góp. Nhân đây cho tôi hỏi : Bác thâm nhập vào ngành Hóa học ứng dụng trong cuộc sống bao năm rồi.:welcome (
Giá thành sản xuất ra 1kg theo phương pháp như trên khoảng 23.000 .Như vậy không thể đưa ra thị trường mặt hàng có giá thành cao như thế .Theo blue biết thì hình như trên thị trường đang bán loại cồn khô với giá 13.000 nhưng nguyên liệu lại không phải từ cồn mà là sản phẩm của sự lục hợp andehid formic .Cái này thì Blue không dành lắm nhưng nghe nói thầy Hà Thúc Huy bên khoa hóa trường tự nhiển HCM rất dành về nó bạn thử liên lạc xem thế nào . Sau một khoảng thời gian không quá ngắn BLue học được một điều đó là nếu chạy sau thời đại thì phải có nghệ thuật ,không nằm ở chỗ bạn tạo ra được sản phẩm hay không ,giá thành bao nhiêu mà vần đề nằm ở chỗ nghệ thuật quảng bá tiếp thị thương hiệu cho mặt hàng mà bạn sản suất ra .Có thể lấy dẫn chứng như thế này :sau khi tìm hiễu về các loại nước rửa chén có thương hiệu trên thị trường việt nam nhận thấy giá cả của chúng có thể khác nhau nhiều hay ít ,nhung về mặt chất lượng thì đảm bảo với bạn là cũng xem xem như nhau mà thôi .Vậy bạn thử nghĩ xem dâu là lí do ?thân chào
mọi ngừoi post hya lắm nhưng mình muốn hỏi quy trình sản xuất còn được không theo mình biết bên công ty rựou cồn hà nội có thể chưng được nồng đọ cồn là 96%, mình muốn biết chi tiết và sơ đò máy móc ai có có thể cho mình tham khảo nhé
sao link ve con kho e vo k dc?a co thong tin chi tiet ve con kho k? chi e voi
Bạn chú ý viết tiếng Việt có dấu. Thân !
bạn có thật sự quan tâm tới vấn đề này không? Ở Việt Nam hiện nay có 2 nơi sản xuất cồn từ khoai mì, một ở Hà Nội, một ở Đồng Nai. Bạn muốn biết quy trình và phương pháp thì phải liên hệ trực tiếp nơi công ty người ta lam thì mới biết rõ hơn. còn không phải có ai đó đã từng làm ở công ty này
theo mình biết thì cồn sau khi chưng cất được cho qua zeolit và độ cồn có thể lên đến 99o.
NẾu bạn muốn tham qua mình sẽ môi giới cho bạn để được tham quan trực trực tiếp, và vấn đề của bạn là lo thủ tục và giấy giới thiệu.