Safety First

An toàn là yếu tố đặt lên hàng đầu trong mọi lĩnh vực đời sống, nhất là trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là phòng thí nghiệm hóa học, nơi có rất nhiều hóa chất nguy hiểm, dung môi dễ cháy nổ, đồ độc hại sức khỏe… Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà bài học vỡ lòng của mọi sinh viên ngành hóa khi lần đầu tiên bước vào phòng thí nghiệm là kĩ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm, và khắp nơi trong phòng thí nghiệm đều có dán các thông báo an toàn, trên các chai hóa chất, và 4 góc phòng luôn thường trực bình chữa cháy. Những dấu hiệu thường dùng trong hóa là diamond fire (biễu thị mức độ của hóa chất dựa trên 4 lĩnh vực sức khỏe, khả năng cháy nổ, khả năng phản ứng và những lưu ý đặc biệt)

Ngoài ra còn có risk phrase list, danh mục những cảnh báo nguy hiểm với hóa chất

Và Safety phrase, danh mục những hướng dẫn an toàn khi dùng hóa chất cũng như cách sơ cứu khi bị tai nạn với hóa chất.

Và điều cuối cùng, những người cẩn trọng, nguyên tắc nhất trong phòng thí nghiệm, cũng là những người dạy những bài học vỡ lòng về an toàn thực nghiệm cho các bạn, chính là những người … gặp nhiều tai nạn nhất. Sàety first, câu khẩu hiệu xuất hiện mọi nơi như 1 lời cảnh báo nhưng ít khi ta quan tâm cho tới khi có tai nạn. Vì vậy hãy vì bản thân mình và mọi người xung quanh, hãy tôn trọng và nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc an toàn! PS: Mong các bro chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng thêm topic này. Thân!

Kinh nghiệm của mình là đôi khi đun một số dung dịch, bạn bắt gặp hiện tượng “nổ”, nước bắn lên cao. Mình không chắc đây là hiện tượng đồng sôi, tại vì nó xảy ra ngay khi dung dịch còn chưa nóng. Mình để ý thấy hiện tượng này thường gặp nhất khi đun dung dịch muối bão hòa. Nước “nổ” rất mạnh, bắn cả ra ngoài, lúc gặp lúc không, khó dự đoán trước. Mình từng bị phỏng da vì dung dịch acid và muối đột ngột bắn ra lúc đang đun. Lời khuyên của mình là khi đun, đặc biệt là các dung dịch bão hòa, các bạn nên tìm một miếng thủy tinh, kim loại đặt phía trên becher, cách miệng becher một khoảng vừa phải, sao cho hơi nước vẫn có thể thoát ra và bốc cao, còn nước nếu bắn lên bị cản lại. Một kinh nghiệm nữa: khi bị bể ống ngiệm, becher, erlen, hóa chất chảy ra, tệ hơn nữa là việc này xảy ra lúc bạn đang đun. Trước nhất, tuyệt đối bình tĩnh, đừng hoảng lên. Tùy loại hóa chất mà ta sẽ có cách xử lý. Thường thì đối với vô cơ, bạn nên xử lý nhanh bằng cách lấy lượng nước vừa phải đổ, lấy khắn ướt lau. Đừng để nó chảy lan ra. Đã từng có việc một bạn đun dung dịch muối mà không cẩn thận sao đó, làm bể ống nhiệm, bạn ấy hoảng quá hất đổ cái đèn cồn còn đang cháy xuống đất. Đèn cồn lăn lăn lăn lăn, cồn chảy chảy chày chảy ^^. Đèn lăn đến đâu, cồn chảy đến đó, và lửa cũng chạy theo nhập bọn. Trông cảnh tượng rất vui mắt. Bạn thử nghĩ xem nếu cái đèn cồn lăn vào góc có rèm cửa hay tủ hóa chất, bình gas hoặc gì đó thì càng vui nữa :D. Bởi vậy, việc trước tiên khi gặp sự cố là lúc nào cũng phải bình tĩnh.

theo mình hiện tượng bạn đun dung dịch bị nổ là do bạn đun ở đáy ống nghiệm, đến khi lớp dưới cùng bị sôi (tức là bị bay hơi trong lòng chất lỏng) thì do phần dd bên trên đè xuống nên không bay hơi ngay lập tức được mà tăng áp suất, dẫn đến nước phụt ra ngoài. mình thường đun nghiêng ống nghiệm và không đun ở gần đáy ống nghiệm và kết quả ít phụt … còn đun trong bình cầu bị phụt thì thêm một ít đá bọt vào là hết ngay. Ken nói bình tĩnh là rất đúng, hoảng lên chỉ nghiêm trọng hơn mà thui…hí hí