Sách về Hóa học Xanh

Green Solvents for Chemistry: Perspectives and Practice (Dung môi xanh trong Hóa học: Triển vọng và thực tiễn)

•Tác giả: William Nelson •Nhà xuất bản: Oxford University Press, USA •Tổng số trang: 384 •Ngày xuất bản: 2003-03-27 •ISBN: 0195157362

GIỚI THIỆU

Đây là cuốn sách được viết cho các độc giả là giới sinh viên và học sinh trung học. Cuốn sách có những phần đặc sắc và mới mẻ trong thời điểm xuất bản. Những chủ đề của nó vẫn ngày đang được mở rộng và đi sâu thêm trong các nghiên cứu tham khảo tiếp theo và tới nay. Sách viết được chia ra làm ba mức độ cho các độc giả có các trình độ Đại học và phổ thông tham khảo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, kỹ sư không chuyên vẫn có thê tham khảo tới và dùng nó làm nền cho các khái niệm, hoạch định trong nghiên cứu và học hỏi thêm trong lĩnh vực cấp thiết này.

Mục đích của cuốn sách này là giới thiệu việc sử dụng dung môi trong Hóa học và cung cấp những tham khảo cần thiết về dung môi có thể dùng trong hóa học Xanh. Phần thứ nhất liên quan đến những dung môi có triển vọng trong hóa học Xanh. Phần thứ hai đưa ra hướng dẫn về dung môi Xanh. Toàn cuốn sách đề cập nhiều lần với các mức độ sâu và bao quát khác nhau về dung môi như đặc tính, cách dùng và các khảo cứu về tính quan trọng của nó ở mặt kinh tế và sinh thái. Sách còn đưa ra các bàn luận về các loại dung môi Xanh trong công nghiệp, thương mại, nghiên cứu trong các ứng dụng thương mại và phi thương mại cụ thể. Một điều quan trọng mà tác giả muốn nhấn mạnh và cũng là điều xuyên suốt cả cuốn sách là Dung môi Xanh trong Hóa học khác với những ngành khác là nhưng dung môi trong Hóa học Xanh có xét đến không những ở khía cạnh tính chất mà còn cả những vấn đề độc tính.

Cuốn sách này không phải là một cuốn hoàn hảo. Với các cách nhìn và lập luận cũng như trình độ khác nhau, có thể có những chỗ hay đem lại điều tâm đắc khác nhau cho từng người. Do vậy, sau đây là mục lục dành cho các thành viên tham khảo trước và nhanh chóng quyết định việc coi tiếp hay không.

MỤC LỤC

1. Philosophy of the Environment (Các luận lý về môi trường), 3

1.1 The Emerging Paradigm ( Khởi điểm luận), 3

1.2 Pollution Prevention and Green Chemistry ( Ngăn ngừa ô nhiễm và Hóa học xanh), 6

1.3 Philosophy in Practice ( Luận lý trong thực hành), 11

1.4 Solvents (Dung môi), 13

1.5 Future Direction (Phương hướng tương lai) , 17

1.6 Subject Content of Book ( Chủ đề của cuốn sách) , 18

2. Chemical Practice and Solvent Usage ( Thực hành hóa và Sử dụng dung môi), 20

2.1 Solvent Usage (Sử dụng dung môi), 20

2.2 Pollution: Effects of solvents ( Sự ô nhiễm: Các hiệu ứng gây ra từ dung môi), 23

2.3 Applications of Solvents ( Các ứng dụng của dung môi), 26

2.4 Broad Areas of Application (Các lĩnh vực công nghệ có sử dụng dung môi), 26

2.5 Domain and Range of Solvent Employment ( Họ và chủng loại dung môi), 31

2.6 Global Effects of Solvent Usage ( Hiệu ứng toàn cầu trong sử dung môi), 32

2.7 Challenge Offered to the Chemical Community ( Những thách thức đối với cộng đồng Hóa học), 46

2.8 Solvent Supply and Demand ( Cung ứng và nhu cầu về dung môi), 49

3. Solvation and Solvent Phenomena,( Sự solvat hóa và các hiện tương về dung môi) 51

3.1 Introduction (Lời giới thiệu), 51

3.2 Physical Properties of Solvents (Các tính chất vật lý của dung môi), 51

3.3 Chemical Properites of Solvents ( Các tính chất hóa học của dung môi), 53

3.4 Solvation Chemistry ( Hóa học về sự solvat), 60

3.5 Sovent Effects on Chemical Phenomena ( Các hiệu ứng dung môi trong các hiện tượng hóa học), 76

3.6 Solvent Roles (Các vai trò của dung môi) , 87

3.7 Solvent Effects and Green Chemistry ( Hiệu ứng dung môi đối với Hóa học xanh), 89

4. Green Solvents in Green Chemistry ( Dung môi xanh trong Hóa học xanh), 91

4.1 Definition of Green Solvents ( Định nghĩa về dung môi xanh), 91

4.2 Specific Health and Environmental Requirements ( Những yêu cầu cụ thể về sức khỏe và mội trường), 94

4.3 Solvents in Terms of Life-Cycle Analysis (Dung môi trong phân tích vòng đời sản phẩm), 96

4.4 Life-Cycle Assessment (Kỹ thuật đánh giá vòng đời sản phẩm), 97

4.5 Life-Cycle Assessment: Its Application to Solvents (Áp dụng kỹ thuật đánh giá vòng đời sản phẩm đối với dung môi) , 101

4.6 A Proposed LCA Approach to Solvent Selection ( Một đề xuất tiếp cận kỹ thuật này trong lựa chọn dung môi) , 104

4.7 Proposed Checklist for Solvent Use Evaluation ( Danh sách kiểm tra đề xuất trong lượng giá lựa chọn dung môi), 107

4.8 Practical Approach to Life-Cycle Evaluation of Solvent Usagev (Tiếp cận thực hành trong lượng giá vòng đời sản phẩm của việc sữ dụng dung môi), 108

4.9 LCA Leading to Total Quality Management (TQM) ( từ kỹ thuật đánh giá vòng đời sản phẩm đến quản lý chất lượng toàn diện), 109

4.10 Concluding Comments on LCA ( Các bình luận về kỹ thuật đánh giá vòng đời sản phẩm), 110

4.11 Green Solvents ( Các dung môi xanh), 111

5. Criteria for Selection and/or Design of Green Solvents ( Các tiêu chuẩn cho lựa chọn và thiết kế dung môi xanh), 116

5.1 The Need for Green Solvents ( Các nhu cầu cho dung môi xanh), 116

5.2 Criteria to Evaluate Solvents ( Các tiêu chuẩn lượng giá dung môi), 119

5.3 Reversibility of Toxicity (Khả năng thuận nghịch của độc tính), 120

5.4 Concept of Receptors ( Quan điểm về thụ thể), 121

5.5 Mode of Entry of Toxins (Các đường thâm nhập của độc tố), 121

5.6 Translocation of Xenobiotics ( Sự chuyển vi các hợp chất ngoại sinh học xenobiotics), 123

5.7 Storage of Chemicals in the Body (sự lưu trữ hóa chất trong cơ thể), 124

5.8 Interpretation of Toxicity (Giải thích về độc tính), 125

5.9 Methodology to Evaluate Green Solvents ( Phương pháp luận trong lượng giá dung môi xanh), 126

5.10 Presently Available Solvents ( Những dung môi khả dụng), 129

6. Green Solvents for Academic Chemistry ( Dung môi xanh trong Hóa học đường), 133

6.1 Environmental Concerns for Educational Institutions ( Những quan ngại về môi trường đối với các học viện giáo dục), 133

6.2 Green Chemistry Alternatives ( Các thay thế trong hóa học xanh), 136

6.3 Early Chemistries: Elementary through High School (hóa học từ khởi đầu: từ tiểu học đến trung học), 136

6.4 Undergraduate/Graduate Schools (trong các trường trung học cơ sở), 139

6.5 Organic Chemistry (hóa học hữu cơ), 142

6.6 Readily Available Drop-in Replacements, 180

6.7 Inorganic Chemistry (hóa vô cơ), 187

6.8 Nuclear and Photochemistry ( hóa hạt nhân và quang hóa học ), 188

6.9 Analytical Chemistry ( hóa học phân tích), 191

6.10 Biochemistry ( Sinh hóa học), 194

6.11 Medicinal Chemistry ( hóa y học), 195

6.12 Teaching Laboratories (các phòng kiểm nghiệm), 196

7. Green Solvents for Industrial Chemistry (Dung môi xanh trong hóa học công nghiệp), 198

7.1 Environmentally Friendly Processes ( các quá trình thân thiện môi trường) , 198

7.2 Industry’s Response to the Global Environment ( Đáp ứng của ngành công nghiệp đối với môi trường toàn cầu), 200

7.3 Occupational Toxicology ( Độc chất học trong nghề), 202

7.4 What Are Green Industrial Solvents? ( Thế nào là Dung môi xanh trong công nghiệp?)207

7.5 Solvents by Industrial Reaction Process ( dung môi trong các quá trình phản ứng công nghiệp), 211

7.6 Alternative Solvents for Separation Processes ( Những dung môi thay thế trong các quá trình tách loại), 243

7.7 Military Solvents (dung môi dùng trong quân sự), 245

7.8 Future of Industrial Solvents (tương lai của dung môi công nghiệp) , 247

8. Green Solvents for Practical and Ordinary Chemical Usage ( Dung môi xanh trong sử dụng hóa thực hành và hóa thông dụng), 252

8.1 Why This Area? ( tại sao đề cập đến lĩnh vực này?) 252

8.2 Ordinary Solvent Usage ( sử dụng dung môi thông tường), 255

8.3 Household Solvents ( Các dung môi dùng trong nhà), 259

8.4 Recreational and Transportation Solvents ( các dung môi dùng trong giải trí và vận tải), 260

8.5 Evaluating Chemistries ( Đánh giá các hóa chất), 263

9. Green Solvents: Ecology and Economics ( Dung môi xanh: nhìn trong khía cạnh sinh thái học và kinh tế học), 272

9.1 Place of Green Solvents in Chemistry Practices ( Vị thế của dung môi xanh trong hóa thực hành), 272

9.2 Green Solvents: Epilogue (dung môi xanh: lời bạt), 273

9.3 Economics and Ecology ( Kinh tế và sinh thái học) , 275

9.4 Future Steps ( Những bước đi trong tương lai), 276

Appendices ( phụ lục), 295

References (tài liệu tham khảo), 345

Author Index ( Chỉ mục về tác giả), 378

Subject Index ( Chỉ mục về từ khóa), 386

[hide] Vui lòng người gửi bài tóm lượt để hỏi phần nội dung mà bạn quan tâm[/hide]

[MARQUEE]Green Chemistry (Hóa học Xanh)[/MARQUEE]

Tác giả: Mike Lancaster Nhà xuất bản: Royal Society of Chemistry Tổng số trang: 334 Ngày xuất bản: 2002-10-29 ISBN/ ASIN: 0854046208

GIỚI THIỆU

Thách thức của các sinh viên ngành hóa khi tốt nghiệp ra trường đi làm ngày nay là phải đáp ứng nhu cầu sản phẩm mới làm tăng giá trị lợi nhuận nhưng không gây tổn hại đến môi trường.Làm thế nào để có thể áp dụng những hiết chuyên môn của mình vào yêu cầu sống còn nói trên trong công việc? Cái gì định hướng cho những thiết kế, ý kiến chuyên môn trong công việc? Cuốn sách này phần nào hổ trợ cho độc giả những băn khoăn nói trên. Hóa học Xanh- một cuốn sách giới thiệu rất cơ bản và khung sườn những quan điểm về chủ đề Xanh trong công nghiệp Hóa. Bằng ngôn từ đơn giản theo lối văn phong chương đề, sách sẽ đưa các độc giả từ chổ còn xa lạ với khái niệm và ý nghĩa Xanh vào những chủ đề nóng hổi cụ thể của ngành. Qua các chủ đề được mở rộng theo lối văn phong này, độc giả sẽ được biết đến vai trò của xúc tác, dung môi, sự giảm thiếu chất thải, nguyên liệu, thước đo giá trị Xanh, thiết kế an toàn hơn và quá trình hiệu quả hơn. Bên cạnh các chương bàn về các vấn đề kỹ thuật, sách còn dành các chương 5, 6,9 và 10 đề cập đến các lĩnh vực liên quan chịu ảnh hưởng hay trực tiếp gây tác động đến ý nghĩa Xanh trong Hóa học. Các độc giả chuyên ngành kỹ thuật, nhờ đó, có thể hình dung được các mối liên hệ nhân quả: kỹ thuật – quản lý, kỹ thuật-kinh tế, kỹ thuật-sinh thái,… Đọc nội dung của sách trong thời điểm hiện nay, các thành viên là chuyên gia, giảng viên sẽ thấy những điều mà nó đề cập tới không có gì là mới khi so với thời điểm ấn bản. Nhưng sách được coi là tài liệu tham khảo cơ bản nhất dành cho các sinh viên ngành Môi trường, Hóa ứng dụng trong việc trang bị các kiến thức sơ khởi và định hướng trong nghiên cứu ứng dụng Xanh vào công nghệ hóa. Sau mỗi chương viết, tác giả còn giúp độc giả tự tổng kết và hệ thống hóa những hiểu biết của mình thông qua kết luận, các câu hỏi đồng thời đưa hướng dẫn mở rộng tầm hiểu biết qua giới thiệu các tài liệu đọc thêm. Sách cũng là tài liệu cung cấp thông tin có tính thuyết phục và gần gũi cho các diễn giả về phát triển công nghệ Xanh trong cộng đồng. Dưới đây là mục lục để các thành viên tiện tham khảo nhanh:

MỤC LỤC

Abbreviations Used in Text xvii (Danh sách các từ viết tắt trong sách)

Chapter 1 (Chương 1)

Principles and Concepts of Green Chemistry (Các nguyên tắc và quan điểm về Hóa học Xanh ) tr1

1.1 Introduction (Lời giới thiệu) tr1

1.2 Sustainable Development and Green Chemistry (Sự phát triển có thể trụ vững và Hóa học Xanh) tr2

1.3 Atom Economy (Khái niệm về kinh tế trong cân bằng chất của một phản ứng) tr6

1.4 Atom Economic Reactions (Các loại phản ứng đem lại hiệu quả kinh tế) tr8

1.4.1 Rearrangement Reactions (Phản ứng chuyển vị) tr8

1.4.2 Addition Reactions (Phản ứng cộng) tr10

1.5 Atom Un-economic Reactions (Các lọai phản ứng không đem lại hiệu quả kinh tế) tr13

1.5.1 Substitution Reactions (Phản ứng thế) tr13

1.5.2 Elimination Reactions (Phản ứng tách loại ) tr14

1.5.3 Wittig Reactions (Phản ứng Wittig) tr15

1.6.1 Measuring Toxicity (Đo lường độc tính) tr16

1.6 Reducing Toxicity (Giảm độc tính) tr18

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr20

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr20

Chapter 2 (Chương 2)

Waste: Production, Problems and Prevention (Chất thải: Sản xuất , Vấn đề và Ngăn ngừa) tr21

2.1 Introduction (Lời giới thiệu) tr21

2.2 Some Problems Caused by Waste (Mộ số vấn đề gây ra bỡi chất thải) tr22

2.3 Sources of Waste from the Chemical Industry (Các nguồn phát sinh chất thải trong công nghiệp hóa chất) tr24

2.4 The Cost of Waste (Chi phí của chất thải) tr28

2.5 Waste Minimization Techniques (Các kỹ thuật giảm thiểu phát sinh chất thải) tr31

2.5.1 The Team Approach to Waste Minimization (Sự tiếp cận đội nhóm trong vấn đề giảm thiểu chất thải) tr32

2.5.2 Process Design for Waste Minimization (Thiết kế quy trình cho việc giảm thiểu chất thải) tr34

2.5.3 Minimizing Waste from Existing Processes (Giảm thiểu chất thải từ các quá trình hiện hữu) tr37

2.6 On-site Waste Treatment (Xữ lý chất thải tại chỗ) tr38

2.6.1 Physical Treatment (Xử lý bằng các phương pháp vật lý) tr40

2.6.2 Chemical Treatment (Xử lý bằng các phương pháp hóa học) tr41

2.6.3 Biotreatment Plants (Nhà máy xử lý sinh học) tr43

2.7.1 Degradation and Surfactants (Sự giảm cấp và chất hoạt động bề mặt) tr45

2.7.2 DDT (Thuốc DDT) tr46

2.7.3 Polymers (Polymer) tr47

2.7.4 Some Rules for Degradation (Một số quy luật của sự giảm cấp) tr47

2.8 Polymer Recycling (Vấn đề tái sinh polymer) tr49

2.8.1 Separation and Sorting (Tách và sàng lọc) tr49

2.8.2 Incineration (Thiêu kết) tr50

2.8.3 Mechanical Recycling (Tái sinh cơ học) tr52

2.8.4 Chemical Recycling to Monomers (Tái sinh hóa học thành các monomer) tr53

2.7 Design for Degradation (Thiêết kế dành cho quá trình giảm cấp) tr55

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr57

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr58

Chapter 3 (Chương 3)

Measuring and Controlling Environmental Performance (Các đo lường và kiểm tra về thực hành môi trường) tr59

3.1 The Importance of Measurement (Tầm quan trọng của việc đo lường) tr59

3.1.1 Lactic Acid Production (Sản xuất acid lactic) tr60

3.1.2 Safer Gasoline (Xăng an toàn hơn) tr62

3.2 Introduction to Life Cycle Assessment (Giới thiệc về kỹ thuật đánh giá vòng đời sản phẩm) tr64

3.3 Green Process Metrics (Đo lường học trong quá trình xanh) tr69

3.4 Environmental Management Systems (Hệ tiêu chuẩn quản lý môi trường) tr73

3.4.1 IS0 14001 (Tiêu chuẩn ISO 14000) tr73

3.4.2 The European Eco-management and Audit Scheme (Quản lý sinh thái châu Âu và Tổ chức Thanh tra) tr77

3.5 Eco-labels (Nhản xác nhận đạt tiêu chuẩn sinh thái) tr78

3.6 Legislation (Luật định) tr80

3.6.1 Integrated Pollution Prevention and Control (Các quy định trong luật về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm) tr80

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr82

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr83

Chapter 4 (Chương 4)

Catalysis and Green Chemistry (Xúc tác và Hóa học Xanh) tr84

4.1 Introduction to Catalysis (Giới thiệu về xúc tác) tr84

4.2 Heterogeneous Catalysts (Xúc tác dị thể) tr86

4.1.1 Comparison of Catalyst Types (So sánh các loại xúc tác) tr88

4.2.1 Basics of Heterogeneous Catalysis (Cơ bản xúc tác dị thể) tr88

4.2.2 Zeolites and the Bulk Chemical Industry (Xúc tác zeolite và Kỹ nghệ sản xuất hóa chất thô) tr90

4.2.3 Heterogeneous Catalysis in the Fine Chemical and (Xúc tác dị thể trong sản xuất hóa chất tinh khiết) tr98

4.2.4 Catalytic Converters and Pharmaceutical Industries (Chuyển hóa có xúc tác và kỹ nghệ dược) tr107

4.3 Homogeneous Catalysis (Xúc tác đồng thể) tr108

4.3.1 Transition Metal Catalysts with Phosphine Ligands (Xúc tác kim loại chuyển tiếp với các phức ligand phosphine) tr109

4.3.2 Greener Lewis Acids (Hợp chất acid lewis Xanh) tr113

4.3.3 Asymmetric Catalysis (Xúc tác chuyển hóa đồng phân) tr113

4.4 Phase Transfer Catalysis (Xúc tác chuyển pha) tr119

4.4.1 Hazard Reduction (Khử độc hại) tr121

4.4.2 C-C Bond Formation (Sự hình thành liên kết C-C) tr121

4.4.3 Oxidation Using Hydrogen Peroxide (Quá trình oxi hóa dùng hydrogen peroxide) tr122

4.5 Biocatalysis (Xúc tác sinh học) tr124

4.6 Photocatalysis (Xúc tác quang) tr127

4.7 Conclusion (Kết luận) tr128

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr128

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr129

Chapter 5 (Chương 5)

Organic Solvents: Environmentally Benign Solutions (Dung môi hữu cơ: Giải pháp ôn hòa môi trường ) tr130

5.1 Organic Solvents and Volatile Organic Compounds (Dung môi hữu cơ và các hợp chất hữu cơ bay hơi được) tr130

5.2 Solvent-free Systems (Hệ không dung môi) tr132

5.3 Supercritical Fluids (Luưu chất siêu tới hạn) tr135

5.3.1 Supercritical Carbon Dioxide (Carbon dioxide siêu tới hạn) tr137

5.3.2 Supercritical Water (Nước siêu tới hạn) tr147

5.4 Water as a Reaction Solvent (Nước được dùng như dung môi trong môi trường phản ứng) tr149

5.4.1 Water-based Coatings (Sơn nước) tr154

5.5 Ionic Liquids (Chất lỏng ion) tr154

5.5.1 Ionic Liquids as Catalysts (Chất lỏng ion dùng như chất xúc tác) tr156

5.5.2 Ionic Liquids as Solvents (Chất lỏng ion dùng như dung môi) tr158

5.6 Fluorous Biphase Solvents (Dung môi từ hợp chất lưỡng pha gốc flour) tr161

5.7 Conclusion (Kết luận) tr163

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr164

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr164

Chapter 6 (Chương 6)

Renewable Resources (Nguồn Tài nguyên tái sinh được) tr166

6.1 Biomass as a Renewable Resource (Sinh khối trong nguồn tài nguyên tái sinh được) tr166

6.2 Energy (Năng lượng) tr167

6.2.1 Fossil Fuels (Nhiên liệu trầm tích) tr167

6.2.2 Energy from Biomass (Năng lượng từ sinh khối) tr170

6.2.3 Solar Power (Năng lượng mặt trời) tr175

6.2.4 Other Forms of Renewable Energy (Các dạng khác của năng lượng tái sinh được) tr177

6.2.5 Fuel Cells (Tế bào nhiên liệu) tr178

6.3 Chemicals from Renewable Feedstocks (Hóa chất từ các nguồn nguyên liệu tái sinh được) tr184

6.3.1 Chemicals from Fatty Acids (Hóa chất từ acid béo) tr185

6.3.2 Polymers from Renewable Resources (Polymer thu từ nguồn tài nguyên tái sinh được) tr194

6.3.3 Some Other Chemicals fiom Natural Resources (Các hóa chất khác từ nguồn tài nguyên thiên nhiên) tr200

6.4 Alternative Economies (Các chính sách kinh tế thay thế) tr204

6.4.1 The Syngas Economy (Chính sách kinh tế hướng về khí tổng hợp) tr205

6.4.2 The Biorefinery (Tinh luyện sinh học) tr207

6.5 Conclusion (Kết luận) tr207

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr207

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr208

Chapter 7 (Chương 7)

Emerging Greener Technologies and Alternative Energy Sources (Các công nghệ Xanh và Các nguồn năng lượng thay thế có triển vọng ) tr210

7.1 Design for Energy Efficiency (Thiết kế cho hiệu suất năng lượng) tr210

7.2 Photochemical Reactions Processes (Các quá trình phản ứng quang hóa) tr213

7.2.1 Advantages of and Challenges Faced by Photochemical (Các ưu điểm và thách thức của quang hóa học) tr214

7.2.2 Examples of Photochemical Reactions (Ví dụ về phản ứng quang hóa) tr216

7.3 Chemistry Using Microwaves (Sử dụng sóng viba trong hóa học) tr220

7.3.1 Microwave Heating (Gia nhiệt -đun nóng bằng sóng viba) tr220

7.3.2 Microwave-assisted Reactions (Phản ứng hóa học nhờ sóng viba) tr221

7.4 Sonochemistry (Hóa học siêu âm ) tr225

7.4.1 Sonochemistry and Green Chemistry (Hóa học siêu âm và Hóa học Xanh) tr227

7.5 Electrochemical Synthesis (Tổng hợp điện hóa) tr228

7.5.1 Examples of Electrochemical Synthesis (Các ví dụ về tổng hợp điện hóa) tr229

7.6 Conclusion (Kết luận) tr232

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr233

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr233

Chapter 8 (Chương 8)

Designing Greener Processes (Thiết kế các quá trình Xanh) tr235

8.1 Conventional Reactors (Lò phản ứng cổ điển ) tr235

8.1.1 Batch Reactors (Lò phản ứng nấu theo mẻ) tr235

8.1.2 Continuous Reactors (Lò phản ứng nấu liên tục) tr238

8.2 Inherently Safer Design (Thiết kế mang tính an toàn có kế thừa) tr24 I

8.2.1 Minimization (Sử giảm thiểu hóa) tr242

8.2.2 Simplification (Sự đơn giản hóa) tr243

8.2.3 Substitution (Sự thay thế) tr244

8.2.4 Moderation (Sự điều tiết) tr245

8.2.5 Limitation (Sự hạn chế) tr245

8.3 Process Intensification (Các công cụ hổ trợ điều khiển quá trình) tr247

8.3.1 Some PI Equipment (Thiết bị điều khiển theo kiểu PI) tr249

8.3.2 Examples of Intensified Processes (Các ví dụ về quá trình được hổ trợ điều khiển) tr252

8.4 In-process Monitoring (Kỹ thuật theo dõi tại chổ trong quá trình) tr255

8.4.1 Near-infrared Spectroscopy (Kỹ thuật phổ cận hồng ngoại) tr257

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr258

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr258

Chapter 9 (Chương 9)

Industrial Case Studies (Các điển hình trong công nghiệp) tr260

9.1 A Brighter Shade of Green (Một sắc màu sáng hơn của Kỹ nghệ Xanh) tr260

9.2 Greening of Acetic Acid Manufacture (Sự xanh hóa trong sản xuất acid acetic) tr262

9.3 EPDM Rubbers (Sản xuất cao su EPDM) tr266

9.4 Vitamin C (Sản xuất vitamin C) tr269

9.5 Leather Manufacture (Chế biến Da) tr271

9.5.1 Tanning (Quá trình thuộc da) tr273

9.5.2 Fatliquoring (Quá trình làm mềm da) tr276

9.6 Dyeing to be Green (Ngành Nhuộm cần trở nên Xanh ) tr276

9.6.1 Some Manufacturing and Products Improvements (Một số cải tiến sản phẩm và sản xuất) tr277

9.6.2 Dye Application (Ứng dụng thuốc nhuộm) tr280

9.7 Poly ethene (Sản xuất polyenthene) tr281

9.7.1 Radical Process (Quá trình trùng hợp gốc) tr281

9.7.2 Ziegler-Natta Catalysis (Xúc tác Ziegle Natta) tr282

9.7.3 Metallocene Catalysis (Xúc tác metallocene) tr283

9.8 Eco-friendly Pesticides (Thuốc trừ sâu thên thiện sinh thái) tr285

9.8.1 Insecticides (Thuốc diệt côn trùng) tr286

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr288

References (Tài liệu tham khảo) tr289

Chapter 10 (Chương 10)

The Future’s Green: An Integrated Approach to a Greener Chemical Industry (Xanh trong tương lai:Một hướng tiếp cận tích hợp trong kỹ nghệ hóa học Xanh) tr291

10.1 Society and Sustainability (Xã hội và sự tồn vong) tr291

10.2 Barriers and Drivers (Rào cản và động lực) tr292

10.3 The Role of Legislation (Vai trò của luật pháp) tr293

10.3.1 EU White Paper on Chemicals Policy (Sách trắng của EU về Chính sách hóa chất) tr296

10.4 Green Chemical Supply Strategies (Chiến lược cung ứng hóa chất Xanh) tr297

10.5 Conclusion (Kết luận) tr299

Review Questions (Câu hỏi tổng kết) tr300

Further Reading (Giới thiệu đọc thêm) tr300

Các thành viên có thể tải sách từ đây:

[HIDE] Vui lòng liên hệ với người làm tóm lượt và nhận xét cuốn sách về nội dung hay phần bạn qaun tâm[/HIDE]

Ở Việt Nam cũng đã có cuốn sách đầu tiên về Hóa học xanh, đó là cuốn Tổng hợp Hóa học Xanh do thầy Phan Thanh Sơn Nam, chủ nhiệm bộ môn Hữu cơ - ĐHBK HCM có viết. Hiện thầy đã viết xong tập 1: “Xúc tác xanh và dung môi xanh”. Cá nhân em cũng đã có đọc qua thấy đây là một cuốn sách khá toàn diện, và tập trung nhiều vào các nghiên cứu mới về tổng hợp hóa học xanh giai đoạn 2004 - 2008. Hiện sách có bán ở các quầy sách gần ĐHBK. Em thấy những ai quan tâm đến Hóa học xanh nên có cuốn này tham khảo như một tài liệu tiếng Việt hữu ích ^^

[MARQUEE]Handbook of Green Chemistry and Technology ( Sổ tay Hóa học Xanh và Công nghệ Xanh)[/MARQUEE]

Chủ biên: James H. Clark, Duncan Macquarrie Nhà xuất bảnr: Wiley-Blackwell Số trang: 560 Ngày xuất bản: 2002-05-30 ISBN-10 / ASIN: 0632057157 ISBN-13 / EAN: 9780632057153

GIỚI THIỆU

Phải đợi đến gần 5 năm sau nhiều quá trình nghiên cứu, hội nghị và qua nhiều bài viết công bố về tiến bộ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sản xuất sạch thân thiện môi trường trong ngành sản xuất hóa chất. Một cuốn sổ tay về hóa học xanh được trình làng là một công trình có sự tham gia đóng góp của nhiều học giả , nhà nghiên cứu.

Cuốn sổ tay là tài liệu tham khảo giá trị cho nhiều người từ sinh viên đến các kỹ sư, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hóa công nghiệp , xử lý môi trường, thiết kế quy trình và ứng dụng quy trình.

Chương một mở đầu cuốn sổ tay này trình bày một cách khá gãy gọn và súc tích bối cảnh phát triển cạnh tranh và sự giao thoa của ngành công nghiệp sản xuất và xử lý hóa chất với các ngành công nghiệp khác đã dẫn đến những hậu quả về môi trường như thế nào. Đặc biệt là những cái hậu quả đó dẫn đến nảy sinh các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường trong cộng đồng như thế nào. Đây chính là những thách thức và khó khăn mới cho những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực này. Các thách thức này sinh ra lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các nguyên tắc và phương thức mới sản xuất hóa chất sạch và thân thiện môi trường hơn. Lối vào đề của chương này làm kim chỉ nam cho chúng ta tiếp cận đến các chương kế dễ dàng hơn.

Những nguyên tắc xanh và để tồn tại của hóa học được mô tả trong chương 2. Chương này trình bày những thuật từ và phương pháp quan trọng như kinh tế trong thời kỳ nguyên tử, tối thiểu hóa chất thải và giảm việc tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cũng như những rũi ro và nguy hại. Đây là những phần cơ bản của hóa học xanh. Nếu để thầy rõ sự khác biệt cần có của hóa học đối với môi trường, chúng ta cần tìm hiểu về hóa học môi trường trong chương 3. Chương 3 trình bày các kiến thức hóa học về khí quyển, môi trường đất và đại dương. Chương này tập trung vào sự ô nhiễm và những hậu quả của nó. Sự kỳ vọng của tác giả chương này là mong muốn chúng ta tham khảo đến để sử dụng hiểu biết về hóa học môi trường trong cải thiện thiết kế sản phẩm hóa học mới làm sao cho nó thân thiện môi trường và mang tính sinh thái tốt hơn. Chương 4 bàn về những quan điểm của sự tồn tại phù hợp và thân thiện môi trường về sử dụng các nguyên liệu hóa chất đầu vào, nước và năng lượng. Chương cũng trình bày về một viễn cảnh phát triển phù hợp. Làm cách nào chúng ta đo được sự thành công của những nỗ lực của chúng ta trong việc tạo ra các hóa chất và nhà máy sản xuất hóa chất mang tính chất thân thiện và tuân thủ những nguyên tác của hóa học xanh. Đánh giá chu trình sống của sản phẩm được coi là một công cụ mạnh nhất cho việc định ra sản phẩm nào và quay trình nào phù hợp và thân thiện môi trường. Chương 5 sẽ là nơi các bạn tham khảo đến công cụ này và các ứng dụng của nó. Phần “Bộ công cụ công nghệ sạch” giới thiệu một số công nghệ đã được thiết lập tốt và được biết đến như một phần áp dụng tất yếu cho một số lĩnh vực trong hóa học để giảm thiểu các tác động môi trường. Xúc tác được xem như công cụ quan trọng bậc nhất trong hóa học xanh, đặc biệt trong lĩnh vực tổng hợp sản xuất các hóa chất đặc biệt. Trong sổ tay, bạn cũng sẽ tìm thấy một số chương viết về vấn đề mới trong xúc tác. Trong lần xuất bản cuốn sổ tay này, các chương xúc tác đồng thể và dị thể trong hóa sinh và hóa học được hệ thống hóa và bổ sung mới theo bối cảnh này. Chương 6 giới thiệu các xúc tác acid mới và các ứng dụng từ chúng để thay thế các xúc tác acid cũ gây ô nhiễm và nhiều nguy hại như H2SO4, HF and AlCl3. Đây cũng chính là mục đích đầy khả thi của hóa học xanh. Cấp tiến hơn, các học giả trình bày một số kết quả và phương pháp nghiên cứu về việc thiết kế xúc tác ở mức độ phân tử và vật liệu lai cơ –kim thụ hưởng từ tiến bộ trong lĩnh vực hóa học sol-gel. Lĩnh vực xúc tác dị thể mức độ phân tử là một thách thức nhằm đạt hiệu quả kiểm soát hiệu suất xúc tác tốt hơn và tương thích hơn trong môi trường hữu cơ Chương 7 là nơi các bạn tìm thấy được những ứng dụng cụ thể của xúc tác bazơ, xúc tác oxy hóa, xúc tác chuyển đồng phân. Vật liệu hình thành các loại xúc tác này là mới và đang tạo sự chú ý của nhiều nơi. Chúng bao gồm vật liệu gốc zeolite, nhựa, đất sét và chủng loại nanocomposite. Chương này giúp chúng ta đi sâu và hiễu rõ hơn những đặc tính đặc biệt của các tác chất mang tính xúc tác có nền polymer này. Chương 7 cũng giúp lý giải xu hướng hiện nay về sự thay thế các xúc tác có thể tan trong hệ hữu cơ bằng những loại xúc tác mới này. Đi sâu hơn về vấn đề tổng hợp và biến tính, chương 8 trình bày cách tổng hợp và sử dụng polymer chức hóa. Theo nội dung của chương này, chúng ta có thể thấy các ứng dụng đa dạng và đầy thuyết phục của chúng trong tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Chương giúp hiểu rõ tại sao lĩnh vực này có tốc độ phát triển nhanh và ngày càng thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, các nhà biên tập cũng thấy là hóa học tự nó cũng không thể giải quyết hết các vấn đề của cuộc các mạng hóa học xanh. Do vậy, với các chương kế tiếp trong cuốn sổ tay này, họ giới thiệu và trình bày sát sườn các ngành khoa học và công nghệ khác có liên quan. Cụ thể và quan trọng nhất là hóa sinh. Chẳng hạn, chương 9 nói về việc sử dụng xúc tác sinh học trong sản xuất hóa chất, dược phẩm, polymer và hương liệu. Chương này nhấn mạnh tính chất xúc tác chuyển pha ở bề mặt giao diện của xúc tác sinh học giúp tránh được việc sử dụng thuần túy các dung môi độc hại như trong các quy trình sản xuất cũ. Chương 10 mô tả những tiến bộ về xúc tác chuyển pha trong tổng hợp các hợp chất đồng phân và trong các quá trình phản ứng sử dụng xúc tác ba pha. Sự oxi hóa là phương pháp quan trọng nhất gắn các nhóm chức vào một phân tử. Trong khi các chất hydrocarbon vẫn là nguồn nguyên liệu đầu vào chính yếu, quá trình oxi hóa, đặc biệt oxy hóa chọn lọc sẽ vẫn giữ vai trò chủ chốt trong hầu hết các cụm công nghiệp sản xuất hóa chất. Không may thay, một tiến trình về hóa học oxy hóa diễn ra với các phương pháp rất nguy hiểm và ô nhiễm thông qua sử dụng các chất oxy hóa gốc kim loại… Ngành hóa dược tuy không gây nhiều ảnh hưởng độc hại môi trường trong cộng đồng nhưng lượng chất thải từ trong các quá trình xử lý phân lập là đán kể. Chương 12 bàn về vấn đề giảm thiểu lượng chất thải trong các trình xử lý của ngành hóa dược. Hóa học xanh ứng dụng được đề cập tới trong chương 13 và 14. Hai chương này cung cấp cho chúng ta về xúc tác thương mại cho các quá trình tổng hợp sạch giúp làm giảm hẳn lượng chất thải lỏng xúc tác Friedel-Crafts và trong xúc tác oxy hóa. Tiếp trong chương này là các ví dụ về sử dụng xúc tác đòng thể và dị thể , sử dụng nguyên liệu có thể tái sinh trong sản xuất hóa chất và sản xuất sản phẩm hóa chất gốc sinh học trong công nghiệp. Chương 16 tập trung các chủ đề về hóa ứng dụng có dùng đến dao động. Chương này đề cập đến tổng hợp hóa học trong môi trường sóng siêu âm, sử dụng sóng siêu âm trong bảo vệ môi trường, kếp hợp ứng dụng kỷ thuật siêu âm với điện hóa. Cũng bàn về ứng dụng sóng, chương 17 giới thiệu cho chúng ta ứng dụng kỹ thuật sóng vi ba trong hổ trợ phản ứng hóa học. Hiệu ứng tốc độ và những lợi ích thu được từ ứng dụng kỹ thuật được chứng minh qua nhiều công bố kết quả. Chương này cũng trình bày chi tiết cho chúng ta các hệ thống lò phản ứng sóng viba chịu áp suất cao và việc sử dụng nước ở nhiệt độ cao làm mội trường cho các tổng hợp hữu cơ. Chương 20 liên quan đến công nghệ sản xuất pin nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải, trạm phát điện và pin tháo lắp được. Đặc biệt trong cuốn sổ tay lần này, chương 21 được dành để mô tả các ứng dụng CO2 siêu tới hạn làm mội trường cho các phản ứng tổng hợp hóa. Chương giới thiệu các cải tiến quy trình tổng hợp có dùng đến môi chất đặc biệt này, đặc biệt về sự tích hợp các giai đoạn công nghệ, sự lựa chọn đồng phân lập thể và kéo dài thời gian phục vụ của xúc tác. Chương cũng có bàn luận thêm về sử dụng CO2 siêu tới hạn trong sự phân tách sản phẩm, tái sinh chất xúc tác.

Các chương còn lại là outline cho các chương liên quan và không mang nhiều thông tin ứng dụng. Chủ yếu về lý thuyết và các xu hướng phát triển.

Các thành viên có thể tải sách từ đây: