Các bạn và các anh chị trong diễn đàn ơi! Mình đang có câu hỏi về vấn đề sắc ký ion rất mong được mọi người giúp đỡ: 1.Hãy giải thích vì sao thứ tự rửa giải đối với cột trao đổi cation lại sắp xếp lần lượt theo thứ tự tăng dần của bán kính ion của các kim loại kiềm: Li+, Na+, K+,… Hãy cho biết đối với cột trao đổi anion thì thứ tự rửa giải sẽ như thế nào, vì sao? 2. Áp dụng giải thích thứ tự rửa giải đối với cột trao đổi anion của các ion halogen: F-, Cl-, Br-,I-? Mong mọi người trả lời sớm giúp mình. Mình cảm ơn trước nha!
theo mình nghĩ thì do cột trao đổi cation thì ion dương là H+ nên việc trao đổi phụ thuộc vào bán kính là do khả năng về đồng thù hình kích thước càng gần với H+ thì càng dễ gắn lên dây nhựa( hình như là resin hông nhớ lắm)
đối với nhựa trao đổi cation thì thứ tự rửa giải tăng theo bán kính nguyên tử thì cái này thì bạn suy nghĩ như thế này: cùng một điện tích âm trên nhựa trao đổi ion thì cation nào có bán kính càng nhỏ thì nó sẽ được giữ chặt và sâu hơn , trong khi cation bán kính lớn thì nó chỉ ở ngoài ko vào sâu được , khi rửa giải thì cation bán kính lớn do nó nằm ở ngoài liên kết ion yếu và do khối lượng nó lớn (trọng lực) nó sẽ rửa giải ra trước. thân:021_002:
Cảm ơn bạn napoleon9 nha! Nhưng theo câu hỏi trên thì thứ tự rửa giải của các ion lại theo chiều là: Li+, Na+, K+,… tức là ion có bán kính nhỏ hơn thì lại ra trước. Mình hỏi 1 người thì thấy bảo là do quá trình hiđrat hoá của các ion này trong dung dịch?Nhưng mình chưa hiểu lắm, có phải các ion có bán kính càng nhỏ thì càng dễ bị hiđrat không vậy? Mong bạn và mọi người giải đáp để giúp mình hiểu hơn!
chính xác và bán kính hydrats của nó lớn hơn nữa
Chào. Thứ tự rữa giải các cation theo trật tự bán kính nguyên tử tăng dần như bạn nói là đúng. điều này chỉ áp dụng đối với cột cationit acid mạnh. Đối với cột trao đồi cationit thì khi ion có bán kính nguyên tử càng lớn thì khà năng hidrat hóa trong nước càng giảm, do đó số lượng phân tử nước (nói nôm na thôi) gắn vào ion trung tâm ít làm khả năng trao đổi H+ giảm. Bởi vì bản chất tương tác giữa chất phân tích và dung môi rữa giải phụ thuộc vào ái lực với H+ của các phân tử nước hidrat hóa. Hi vọng giải đáp đúng thắc mắc. đối với các anion tren cột trao đổi anionit thì thứ tự rửa giải là F-, Cl-, Br-, I-.
xin giải thích thêm cho rõ. Đối với sắc kí trao đồi ion cationit acid mạnh, khi các cation có bán kính càng nhỏ thì khả năng hidrat hóa trong dd nước càng lớn. Do đó những ion có bán kính càng nhỏ thì bán kính hidrat hóa càng lớn, do đó ái lực tương tác với pha tĩnh càng yếu nên ít bị giữ lại. Còn đối với cột cationit acid yếu thì khả năng lưu giữ chủ yếu trên tương tác của pha tĩnh với H có tính acid của các phân tử nước bị hidrat hóa nên thứ tự ngược lại (đính chính với lần trước là tưong tác giữa pha tĩnh với chất tan chứa không phải dung môi rữa giải với chất tan) Còn đối với cột anionit bazo thì thứ tự rữa giải phụ thuộc vào khả năng tưong7 tác của pha tĩnh với chất tan. Do đó, thứ tự lần lượt là F-, Cl-, Br-, I-.
uh.Mình cảm ơn bạn!Theo bạn giải thích thì thứ tự rửa giải đều dựa trên lực tương tác giữa pha tĩnh và chất tan đối với cả cationit axit mạnh và catiionit axit yếu!Nhưng sao đối với trường hợp cationit axit yếu thì thứ tự rửa giải lại ngược lại so với cationit axit mạnh? Lực tương tác ở 2 trường hợp này là hoàn toàn khác nhau ư?Chỗ này mình thấy lơ mơ quá nếu được bạn giải thích thêm giúp mình nhé! À còn một câu hỏi là “đối với cột trao đổi anionit thì thứ tự rửa giải các kim loại kiềm sẽ như thể nào?giải thích.” Đây là một câu hỏi thầy mình cho thêm để ôn thi.Mong mọi người giúp đỡ.
@ Minh ca Câu hỏi của bạn về cationit của acid yếu kg thuộc về phần cột trao đổi ion rồi. Đó là cột loại trừ ion (không biết có dịch đúng kg nữa ion exclusion). Cột ion exlusion dùng để phân tích các organic acid. Acid nào có độ phân cực càng lớn thì càng bị rửa giải ra nhanh.
Chào! Bạn nói đúng rồi đó. Đối với sắc kí lỏng thì ngoài ảnh hưởng của pha tĩnh với chất tan thì ảnh hưởng của pha động cũng rất đáng kể. Tuy nhiên, khi lựa chọn cột sắc kí để tách các chất thì người ta dựa trên loại pha tĩnh mà lự chọn cột, pha động được lựa chọn phù hợp để tăng độ chọn lọc phân tích. Như đã mói ở trên, do bản chất tương tác của cột cationit khác với cột anionit nên thứ tự rũa giải có khác nhau khi dùng hai loại cột khác nhau để tách. Câu hỏi thứ hai mình thật sự không hiểu ý bạn, tại sao phải dùng anionit bazơ để rữa giải các ion kim loại kiềm chứ. Nếu vậy, chắc là bạn đã nhầm quá hoặc là mình chưa từng đọc tới cái này rồi. Mình là t_alone, nhung không hiểu sao lại là minh trúc nữa. Sory minh trúc nha, nếu có gì sai thì bỏ qua dùm.
uh. Mình hiểu ý ban rùi. Mình cũng nghĩ là không thể dùng cột anionit để tách các ion kim loại kiềm được. Khi đó thì sẽ không có tương tác gì giữa fa tĩnh và chất tan thì các ion kim loại kiềm sẽ theo dung dịch trôi tuột ra ngoài cùng nhau hết.Đây có lẽ là một câu hỏi thầy giáo mình “đánh lạc hướng” bọn sinh viên chúng mình ấy mà! Cảm ơn bạn nhiều nha!
em muốn hỏi khi ta cho các chất ghép cặp như: TBA trao đổi anion chẳng hạng thì nó sẽ tương tác thế nào với chất mình phân tích, khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tách như thế nào ? nó sẽ tương tác với pha động và pha tĩnh như thế nào ? nếu ta thay đổi pH của môi trường thì ảnh hưởng thế nào ? vì sau ta lại chọn pH đó để tách chất mà ko chọn pH khác ? thân:018: