Qui luật về hiệu ứng cứ

Các nhóm có điện tích dương gây hiệu ứng –I , các nhóm mang điện âm gây hứ +I, điện tích càng lớn thì hứ I càng mạnh. VD: -NR3 (cộng) gây hứ -I mạnh, còn -O (trừ) gây hứ +I mạnh. Nếu giả sử các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì nhỏ hay trên cùng một phân nhóm chính đều có hứ -I thì hứ đó sẽ càng lớn khi nguyên tố càng ở bên phải ( trong chu kì nhỏ) và càng ở phía trên ( trong một phân nhóm ). F > Cl > Br > I ; OR > SR > SeR ; F > OR > NR2 Tất cả đều được giải thích căn cứ vào độ âm điện. Các nhóm ankyl luôn có hứ +I , hứ đó tăng theo mức độ phân nhánh của nhóm. CH3 < CH3 – CH2 - < (CH3)2 CH2 - <(CH3)2 CH2 – Trạng thái lai hóa của cacbon có ảnh hưởng đến hiệu ứng cảm ứng: Xét hiệu ứng –I : Csp3 < Csp2 < Csp Giải thích: Ta có nhận xét như sau, ở ba trạng thái lai hóa của C thì thành phần tham gia của obitan s không giống nhau, nhiều nhất ở Csp , rồi đến Csp2 và cuối cùng là Csp3 . Do obitan s trong nguyên tử C có khả năng xâm nhập nhân lớn, làm cho điện tích hạt nhân tác dụng với lớp e ngòai cùng tăng, nên từ đó dẫn đến độ âm điện do hạt nhân gây ra tăng, và ta có thứ tự hứ -I như trên. Đặc điểm của hứ cảm ứng: ( dùng chung cho tất cả các lọai hứ cảm ứng ) +Hứ cảm ứng giảm mạnh khi mạch kéo dài. +Sự phân cực của hứ cảm ứng I (xichma) không bị chi phối bởi các yếu tố không gian.