Project: Database Universities of Chem/Chem Eng/Mat on around the world

Chào cả nhà,

Diễn đàn ta trước đến nay là một forum học thuật thuần túy. Em đang có một vài ý tưởng để phát huy hết tiềm lực thành viên diễn đàn, mặc khác thu hút thêm nhiều thành viên chất lượng ở khắp nơi. Một trong số đó chính là dự án

“Xây dựng database Universities về ngành Chemistry/Chemical Engineering/Material Science”.

Nội dung:

  • Database này sẽ collect data từ các trừơng hàng đầu ở US (according to the US News Report – ranking) và các trường nổi tiếng khác ở từng nước thuộc Eu, Au, và Canada.

  • Danh sách các trường nhiều hay ít phụ thuộc vào sự giúp đỡ tích cực, hiểu biết và chuyên nghiệp của các thành viên tham gia dự án.

  • Hướng sự tập trung tới những trường có kì Graduate Admission thường niên (kì Fall và Spring). Hạn chế những trường chỉ inform vacations của một số group lẻ tẻ (trường hợp vacations có thể đưa vào các topic Scholarship trong diễn đàn).

Mục đích:

  • Tìm hiểu cho bản thân cũng như giúp đỡ những người đi sau trong việc chọn trường, chọn Dept để đi du học ngành Hóa.

  • Tăng cường số thành viên chất lượng tham gia diễn đàn.

Thành viên tham gia dự án:

  • Tất cả các thành viên đã/đang/sắp đi du học (các bạn sắp đi du học sẽ tham gia bằng kinh nghiệm tìm trường/ngành đợt apply vừa qua), hiểu biết qua kinh nghiệm tìm hiểu trường/ngành trong thời gian apply.

  • Các thành viên có hiểu biết và đã nghiên cứu qua các trường/ngành trên thế giới.

  • Mọi góp ý sữa chữa những bài viết xây dựng database của thành viên sẽ được bàn thảo ở topic riêng.

Template chung có thể như sau:

Title: Dept/School name Content:

  1. Introduction:
  • Dept/School name:
  • Web address of Dept:
  • Address:
  • Ranking/reference (tham khảo ranking theo site?) of school/Dept: (Đối với US Universities thì sẽ theo US News Report.)
  • Number of Professors in Dept:
  • Strong/Popular research field in Dept
  • Outstanding points (if any): Có thể có một Prof nào nhận Nobel, hay các giải thưởng lớn trong chuyên ngành hẹp.
  1. How to apply:
  • Site:
  • Deadline for Fall 2010:
  • GPA requirement:
  • Standard test requirement (TOEFL ibt/GRE cbt):
  • ETS code:
  • GRE subject: Recommend or not.
  • Checklist:
  • Additional Info:

Dự kiến hòan thành dự án: Tháng 8/09 để chuẩn bị cho các bạn apply Fall 2010.

[FONT=Verdana]Các thắc mắc, đóng góp, và tham gia project sẽ được bàn thảo tại topic này.

Mong được sự ủng hộ tham gia từ mọi người. [/FONT]

Mời mọi người vào thăm cơ sở IT của project này: http://chemvn.net/dynamics/index.php

Có thể vào đây bằng click on “Database” (ở giữa “Hồ Sơ” và “Hỏi đáp”). Hiện nay Module đang xây dựng nên đóng cửa với tất cả các member không nằm trong BQT.

Nhìn module này khá đơn giản, nhưng khả năng tùy biến rất cao, được các diễn đàn lớn trên thế giới sử dụng. Module này được bán ở trang chủ khá rẻ: 50$. Có vẻ như những version đầu tiên bán giá chào hàng. http://www.vbadvanced.com/products.php?do=productinfo&p=7

Để sử dụng module này không đơn giản lắm, em đã mất một ngày để tìm hiểu cũng như test nhiều chuyện liên quan. Hiện tại đang là tình trạng ổn định nhất. Hi vọng mọi người hài lòng.

Cảm ơn anh zerocode đã cài module này. :24h_048:

Chào cả nhà, Em mới download từ site vietphd.org bộ 3 files ranking Graduate US schools gồm Chemistry, Chemical Engineering, và Materials Engineering.

Hi vọng sắp tới có version 2010 thì các anh nhà mình tâm huyết tặng anh em một bản làm quà :24h_118: :24h_037:

Dạo này BQT nhà Chem ai cũng bận bịu cả, em có lẽ đang rãnh nhất nên sẽ ráng demo vài trường ở US. Mong nhận được góp ý từ các anh lớn.

Em cảm ơn.

Mình không biết có cần phải xây dựng một database như vậy không. Theo mình thì bất kỳ ai muốn apply để đi du học phải bỏ chút thời gian ra để tự tìm hiếu lấy thông tin cho riêng mình. Bảng xếp hạng các trường một cách tương đối thì cũng có rồi (mặc dù mình không tin vào đó chút xíu nào!), chỉ cần search trên google trường mình muốn apply. Nhưng thông tin dạng như GPA requirement, Toefl, GRE thì hầu hết các trường đều giống nhau; tức là second-upper class (có lẽ ngang với tốt nghiệp loại khá ở VN: 7.0), Toefl 550 trở lên (một số trường top thì đòi 600) nhưng mà muốn học ở US mà Toefl thấp hơn 580 thì mình nghĩ cũng khó, GRE general cỡ 1100 trở lên, GRE subject thì thường không bắt buộc nhưng có thì càng tốt nếu điểm cao. Nói chung hãy tự chuẩn bị mình một cách tốt nhất hơn là chỉ đáp ứng vừa đủ những yêu cầu của trường. Muốn apply cho kì Fall thì nên nộp hồ sơ sớm, khoảng tháng 12 đến tháng 1. Theo mình biết thì những hồ sơ nộp sớm sẽ được xét trước, nếu đủ yêu cầu sẽ được nhận luôn. Nhưng hồ sơ nộp muộn, cho dù outstanding nhiều khi cũng chỉ được cho vào waiting list. Kì Spring thì rất ít trường offer nên mình nghĩ các bạn nên tập trung hồ sơ nộp cho kì Fall thôi. Lệ phí nộp hồ sơ không phải rẻ, mỗi trường cũng đến 50-70 US$, rối tiền gửi điểm TOEFL, GRE… , nếu bạn dự định nộp mười trường thì tổng chi phí cũng lên đến 2000 US$. Do đó nộp một đợt là phải chắc chắn, nộp rải đều các trường theo ranking. Nếu bạn nộp cùng một lúc Harvard, MIT, Berkerley thì vô nghĩa vì nếu bị một trường reject thì mấy trường còn lại hy vọng vô được cũng rất thấp. Một hồ sơ mạnh không nằm ở chỗ điểm TOEfL, GPA hay GRE của bạn cao hay thấp mà cái chính là recommendation letters. Nếu thư giới thiệu càng tốt thì cơ hội của bạn càng cao-đó là điều duy nhất các bạn phải chú ý. Ngoài ra khi apply vào các trường ở US các bạn phải viết một hoặc vài bài luận, nên viết ngắn gọn, xúc tích, đúng grammar và chính tả là được.

Em nghĩ database này có ưu điểm rất lớn, đó là tìm hiểu đặc trưng, nổi bật của từng Dept/schools. Chẳng hạn Material Science ở Umea (Sweden) thuộc Phys Dept, có Nobel Prize, ranking các nhóm (so chỉ số Sci - Science cite index) rất cao, em còn biết một vài cases khác ở chuyên ngành hẹp. Còn phần how to apply chỉ là một phần (đóng vai trò thứ yếu, nhưng cần thiết) trong database.

Một ưu điểm khác khi có database này, diễn đàn sẽ mọc lên nhiều topic bàn về hướng nghiên cứu của một nhóm nào đó ở một trường nào đó, làm sao để contact với Prof trong nhóm đó hiệu quả …

Một bạn sinh viên khi còn học ở VN hoặc có thể đã đi nước ngoài, thực ra hiểu biết tổng quan về ngành học và xu hướng trên thế giới, các group mạnh … là rất ít. Làm database phải bao gồm nhiều thành viên, mỗi người góp nhặt từng chút hiểu biết của mình.

Đương nhiên việc làm ra database đối với các anh đã đi PhD thì không có ý nghĩa lắm (trong việc tìm scholarship đi tiếp). Nhưng vẫn có một chút ý nghĩa về hiểu biết ngành học, nghiên cứu cũng là điều cần thiết (tùy đam mê).

Một ý nghĩa chính của database là giúp các bạn đi sau, cái ý nghĩa này gặp khó khăn là tùy quan điểm từng người, có người muốn giúp, có người không. Với ý nghĩa này thì các members trong site vietphd.org (đa số PhD US) làm rất tốt.

Mình không phản đối việc làm database, hy vọng nó sẽ được như Bluemonster mong muốn là lôi kéo các member chất lượng cao vào thảo luận. Phần lớn mọi người đều khá bận rộn hoặc chỉ muốn thảo luận những vướng mắc của riêng mình, còn những thảo luận ở cấp độ rộng hơn như nghiên cứu của một nhóm nào đó là rất hiếm. Vả lại những member chất lượng cao theo mình biết (có những người minh không biết) trên diễn đàn thì không nhiều và làm theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, khó mà thảo luận chung được. Hoặc nếu muốn thì thảo luận riêng qua email hoac phone còn nhanh hơn. Nói là vậy nhưng vẫn có gắng giúp bluemonster và hy vọng project thành công.

Hi Anh cũng không có phản đối lắm, nhưng nói thật là cũng không hứng thú lắm. Quan niệm và hứng thú của anh luôn là liên kết giữa nghiên cứu và công nghiệp thực tế. Trong lĩnh vực nghiên cứu áp dụng thì khái niệm trường ĐH thiệt chỉ là nghiên cứu cơ bản. Các nghiên cứu mang tính áp dụng, ứng dụng cao luôn là nhiệm vụ của các trung tâm, các viện nghiên cứu. Do vậy, mình không mấy hào hứng với database này lắm. Còn một khi đã nghiên cứu sâu về một hướng, tự khắc lúc đó người làm nghiên cứu sẽ biết được các trung tâm mạnh về lĩnh vực mình đang nghiên cứu. Cơ bản khi qua Ph.D, các người làm nghiên cứu sẽ có 2 lựa chọn

  • 1 là tiếp tục theo hướng nghiên cứu-giảng dạy… sẽ đến prof
  • 2 là chỉ chuyên tập trung nghiên cứu, nhiệm vụ họ là tự quảng cáo khả năng của lab qua articles, tự nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng mà xã hội đang cần mà từ đó tìm đề tài, hợp đồng cho lab. Cái này là hoàn toàn tìm hợp đồng để nuôi sống lab, nâng cấp và trang bị cho lab. Và chính nhưng nơi này mới thực sự được trang bị đầy đủ cho việc nghiên cứu đến nơi đến chốn Cái BM muốn chủ yếu là hướng 1, hihi, hướng này mình hok khoái lắm vì nó hok mới lắm Vài ý kiến Thân

Hi BM,

Mình đồng ý với mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu này từ ý tưởng của BM. Rõ ràng là không ai giống ai trong nhu cầu. Dự án này cũng giống như dự án xây dựng cơ sở dữ liệu có diễn giải về tiêu chuẩn đo và thông tin vật liệu.

Đối tượng của chúng ta là các sinh viên có khả năng tài chính, sinh viên hoặc tân cử nhân , tân kỹ sư có bắng tốt nghiệp hạng cao, các vị đã là thạc sĩ, các trợ giảng.

Tuy nhiên, mình cần BM làm rõ là từ cơ sở dữ liệu này,mục tiêu thu hút thành viên chất lượng cao việc họ đóng góp cho diễn đàn hay là họ đến chỉ để tham khảo cơ sỡ dữ liệu trong diễn đàn? Đó là hai hướng hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, mình cần lưu ý là thông tin về trường/ngành/ nhân lực cũng như tuyển sinh của họ thay đổi theo từng năm , thậm chí từng quý. Liệu chúng ta có cập nhật được thông tin này như thế nào mà vẫn giữ được khung sườn của cơ sơ dữ liệu, tránh nó bị băm vụng ra và phân mảnh khó kiểm soát cũng như không bị mất tính kế thừa thông tin?

Đối với các tiêu chuẩn đo cũng như thông tin vật liệu, sự cập nhật thay đổi khá ít và không thay đổi nhanh như các thông tin mang tính thời sự nói trên.

Thân

Mình đang ở Pháp (thực ra ở Pháp thì dân Hóa 2 trường KHTN của HN và TpHCM phải đến hơn 100 người chứ không lèo tèo như các nước khác - vừa qua có tổ chức cả Hội nghị Khoa học trẻ) và sẽ cố gắng bắt tay với Nguyên làm cái này.

Tất nhiên ở VN thì mọi người chỉ biết nhiều về Hệ thống Giáo dục kiểu Anh-Mỹ những nơi vốn coi Giáo dục Đại học và Sau Đại học là Kinh doanh nên thu Học phí + xếp loại lung tung hết. Điều này cũng dễ hiểu vì tiếng Anh (dưới ảnh hưởng Kinh tế + Văn hóa Mỹ) phổ biến hơn cả. Nên khi giới thiệu các trường - khoa của hệ thống Pháp rõ ràng là khó khăn hơn vì có độ vênh.

Nói chung bên Pháp ĐH, Cao học, TS cái gì cũng Miễn phí hết, có rất ít trường tư * Đại học có 2 hệ

  • Hệ kỹ sư: được coi là Tinh hoa của hệ thống giáo dục, đào tạo 5 năm. Có ít trường và rất khó vào: nói chung là đầu vào rất cáo, kiểu như thi tuyển ở VN. Thông thường phải học dự bị 2 năm Đại cương sau đó sẽ xét hồ sơ trên cơ sở điểm Tốt nghiệp PPTH+ 2 năm Đại cương. Nhà nước chi cho mỗi đầu sinh viên Kỹ sư theo mình biết khoảng 25.000E/năm. Một trường tuyển khoảng 500SV/ khóa là cao.

Học kì cuối của Kỹ sư là đi làm Đồ án

  • Hệ Đại học: 3 năm, cứ xong trung học là được vào. Tùy theo điểm Phổ thông mà bạn được vào trường-khoa uy tín cao hay thấp. Ngoài ra còn có hệ cao đẳng IUT học 2 năm

* Cao học chia làm 2 loại

  • Master prof: học để ra đi làm
  • Master: chia làm Master 1 và Master 2. Không phải cử nhân nào cũng được học Master, học Master 1 (1 năm) xong xét điểm mới được học tiếp Master 2

Master 2 chỉ học có 1 học kì lý thuyết (cũng rất nặng), học kì sau là đi làm Đồ án.

Nguyên tắc chung là làm đồ án Kỹ sư và Master đều được trả tiền từ 300E đến 1100E/tháng - vì ta làm project cho Giáo sư hay cho công ty mà (thực tập kỹ sư được trả cao hơn thực tập Master 2 - cái này cũng do nước Pháp quan niệm thế - bạn mà học Hóa Bách Khoa Hà Nội, TpHCM hay Đà nẵng thì qua đây được đánh giá cao hơn Tự nhiên nhiều). Tất nhiên có Giáo sư ở các Lab cũng hay Quên cái vụ này.

Ai học kỹ sư thì năm thứ 5 nếu điểm tốt có thể học thêm một số môn để lấy luôn Master 2 chung. Nói chung có bằng Kỹ sư thì ngon hơn có Master 2 không thôi !!!

[i][b]

  • Tiến sỹ: [/b][/i]yêu cầu bắt buộc phải có Master 2 được nhà trường nơi ta đăng ký Chấp nhận[b]

Về phía Luận án và Giáo sư[/b]

  • Nơi làm Luận án có thể ở bất kì Lab nào, không nhất thiết phải thuộc trường
  • Tất cả các đề tài Tiến sỹ đều phải đưa lên online trên mạng từ 6 tháng để mọi sinh viên biết mà apply. Giáo sư nào không có nguồn kinh phí thì không được nhận Sinh viên.
  • Người liên hệ chính là người sẽ xem hồ sơ và phỏng vấn ta, thường đó là người hướng dẫn ta hay là chủ nhiệm project và sẽ quyết định hết.
  • Sinh viên là người đi làm chứ không đóng học phí, không phải Xin xỏ hồ sơ gì cả. Bạn gửi Hồ sơ họ mà mời bạn phỏng vấn thì phải trả tiền di chuyển cho bạn. Nói khác đi là ban LÀM TIẾN SỸ chứ không phải ĐI HỌC TIẾN SỸ như bên Mỹ.
  • Làm Tiến sỹ thì mỗi năm có 24 ngày nghỉ phép + 12-26 ngày nghỉ khác (chưa tính lễ lạt…) tức khoảng 6-10 tuần
  • Làm Tiến sỹ thì phải có Lương. Thông thường trong 1 project mà có thuê nghiên cứu sinh với mức lương khoảng hơn 25000E/năm thì thường có số tiền chi cho Hóa chất thí nghiệm các thứ ít nhất là gấp đôi số đó. Nguồn ở đâu thì Giáo sư phải lo
  • Các trường hợp đi bằng học bổng 322 qua Pháp thì Chính phủ VN chỉ lo chi phí cho Du học sinh thôi, không phải tốn thêm 20.000- 30.000 USD đóng học phí nữa như đi Úc, Anh, Mỹ. Chi phí nghiên cứu Giáo sư phải lo cho mình. Có khi ít, có khi nhiều, có thì cũng thiếu thốn đó là tùy Giáo sư, tùy Lab.
  • Làm Tiến sỹ mà Giáo sư mời đi dạy thì phải trả tiền cho Nghiên cứu sinh mức trung bình là 30E/giờ thực tập và 40E/ giờ bài tập. Nghiên cứu sinh không được dạy lý thuyết. Nói chung các Giáo sư cũng hay ưu tiên Sinh viên làm việc giỏi và học bổng thấp.
  • Yêu cầu làm Tiến sỹ là trong vòng 3 năm, năm học tính từ tháng 10. Trường hợp cá nhân mình bảo vệ Luận án trễ 1 vài tháng so với thời hạn tháng 10 thì phải đăng ký năm thứ 4. Giáo sư hướng dẫn ghi vào hồ sơ khoảng 10 dòng giải thích lý do. Nếu mình đăng ký năm thứ 5 thì giáo sư phải viết 1 hồ sơ trình abfy lý do khoa học tại sao Nghiên cứu sinh bị trễ. Sinh viên mà ở đến năm thứ 6 thì Giáo sư coi chừng đó. Tái phạm vài lần thì giáo sư tiêu !!!

Về phía nghiên cứu sinh: Sau khi được nhận thì lo làm, nếu không hết năm học sẽ bị cho nghỉ. Bảng lương và cả VISA được cấp mỗi năm 1 lần. Thầy đuổi thì đi về VN luôn.

Do vậy so sánh mấy cái ranking, Hồ sơ, điểm này kia… như bên Mỹ rất khó với hệ thống Pháp. Bên Pháp là giáo sư quyết hết, ông coi hồ sơ thấy đạt yêu cầu bằng Master 2 tương đương là được; ngôn ngữ cũng không quan trọng lắm không biết tiếng Pháp thì biết tiếng Anh. Làm nghiên cứu mà !!!

Kết luận: sẽ cố gắng làm vì dù chỉ giúp được 1 bạn sinh viên thôi cũng đáng quý rồi. Nhưng cũng chưa biết làm thế nào. Có gì Nguyên mail cho mình vào van-man.tran@lepmi.inpg.fr để ta trao đổi nhé !!!

Trước mắt họ chỉ tham khảo database. Các thông tin trong database sẽ giúp đỡ các bạn đi sau ít nhiều trong việc tìm hiểu school/dept Chem/Chem Eng/Mats ở các nước trên thế giới. Sau đó, em nghĩ khi họ đã tham gia cộng đồng, cũng dân Chem, nếu thấy topic trong diễn đàn attract họ thì họ cũng sẽ tham gia thôi.

Ngoài ra, mình cần lưu ý là thông tin về trường/ngành/ nhân lực cũng như tuyển sinh của họ thay đổi theo từng năm , thậm chí từng quý. Liệu chúng ta có cập nhật được thông tin này như thế nào mà vẫn giữ được khung sườn của cơ sơ dữ liệu, tránh nó bị băm vụng ra và phân mảnh khó kiểm soát cũng như không bị mất tính kế thừa thông tin?

Trước mắt mục tiêu làm ra hoàn tất database phục vụ cho kì Fall 2010. Vì đứng vai trò một seeker scholarship hay một candidate, việc tham khảo database chỉ đóng vai trò 30-40% nhận thức thông tin của họ. Những member đã có khuynh hướng đi ra biển lớn thì phải có khả năng tìm hiểu thông tin, họ sẽ vào thẳng các site (có thể từ database hoặc từ google) để confirm thông tin. Do vậy, về lâu dài có thể tính chuyện update database (qua hệ thống thắc mắc/đóng góp của người sử dụng database).

Tóm lại: Database làm ra để giúp các bạn ngành Chem/Chem Eng/Mats đi sau có cái nhìn tổng quan về schools/Dept trên thế giới. Sau đó sẽ là requirements, how to apply … Hỗ trợ database sẽ là box “Du Học” ở bên ngoài forum.

Vài trả lời thắc mắc anh Teppi.

Vậy là anh chocolatenoir và anh nguyencyberchem sẽ phụ trách nước Pháp. Em cảm ơn các anh đã ủng hộ project.

Em nghĩ xuyên suốt các bài xây dựng database đều nên theo một template. Do vậy, em cần tham khảo ý kiến cả nhà:

1. Template như vậy ổn chưa? (in all aspects)

2. Cơ sở IT của database vậy được chưa? Mọi người có đóng góp gì thêm?

Em đã hiểu ý anh chocolatenoir. Em nghĩ anh có thể nêu các thông tin hỗ trợ này vào box Du học, trong topic Pháp: Học bổng sau đại học và cuộc sống.

Các thông tin xây dựng database ở phần “How to apply” chỉ dành cho bậc PhD, tập trung vào các trường có tuyển sinh thường niên (Fall Semester).

Mình sẽ copy-paste phần nội dung sang bên box Du học/Topic Pháp như Admin gợi ý. Nhưng đúng là cũng có khó khăn khi viết về hệ thống Pháp vì đơn giản là học không có mùa tuyển sinh như bên USA vì Nghiên cứu sinh bên Pháp không phải đi học - trừ một số trường như ở chỗ mình. Để mình trao đổi thêm với Nguyên rồi từ từ làm. Thân