Prof. Hoá học Võ Đình Tuấn - một trong "100 thiên tài đương đại"

Prof. Võ Đình Tuấn hiện đang là GS tại khoa Hoá, Đại học Duke, bang North Carolina, Mỹ.

Website: Tuan Vo-Dinh | Duke Biomedical Engineering

Video clip của GS Tuấn giới thiệu về thiết bị dùng tia laser để phát hiện tế bào bệnh và hoá chất gây hại.

List 100 thiên tài thế giới đương đại

http://onthi.com/store/download/100_thien_tai_the_gioi_hien_tai_775_79898304.pdf

TS Võ Đình Tuấn là tác giả của 32 bằng phát minh khác nhau, chủ yếu là trong lĩnh vực Hóa sinh, đầu dò sinh học và đầu dò phổ.

http://patft.uspto.gov/netacgi/nph-Parser?Sect1=PTO2&Sect2=HITOFF&p=1&u=%2Fnetahtml%2FPTO%2Fsearch-bool.html&r=0&f=S&l=50&TERM1=Vo-Dinh&FIELD1=INNM&co1=AND&TERM2=&FIELD2=&d=PTXT

Theo một quy tắc bất thành văn của các Trung tâm KHoa học và Công nghệ hàng đầu thế giới thì sản phẩm của một group nghiên cứu hay một lab được đánh giá từ thấp đến cao như sau (còn gọi là quy trình đánh giá 4 chữ P)

  • Publication (journal, proceeding: oral hay poster)
  • Patent
  • Prototype
  • Production

Nhiều patent của TS Võ Đình Tuấn đã được đưa vào ứng dụng sản xuất đại trà

Còn cái này mình đọc được từ tạp chí Tia Sáng của bộ KH&CN (1 tạp chí có tính phản biện rất cao)

Thông tin ảo, giá trị ảo 11:13:29 19/11/2007

Câu chuyện về nhà khoa học gốc Việt Võ Đình Tuấn xếp thứ 43 trong danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 30-10-2007 không chỉ gây xôn xao dư luận mà còn đem lại những phản ứng trái chiều. Với những độc giả quen tiếp nhận thông tin một chiều và thụ động, ai cũng vội vã ăn mừng sớm để rồi tự hào rằng, tài trí Việt Nam đã tỏa sáng. Lâu nay, người ta mới chỉ biết đến mật độ dày đặc của giải thưởng và huy chương của những sinh viên Việt Nam trong những cuộc thi Olympic quốc tế chứ mấy ai đã thấy được sự phát triển rực rỡ của một nhà khoa học gốc Việt đến độ được công nhận là một trong số “100 thiên tài đương thời thế giới”.

Tuy nhiên, với cách nhìn nhận và đánh giá khác, nhiều độc giả không những không chia sẻ niềm vui và sự tự hào mà còn tỏ ra hết sức băn khoăn, thậm chí là đặt dấu hỏi về những giá trị xác thực của thông tin được vội vã đẩy lên mặt báo. Có thể, thông tin này sẽ đảm bảo được yếu tố thời sự, tất nhiên là độc đáo và ăn khách, song chưa có sự “đảm bảo bằng vàng” nào cho tính chân thực. Trong những thông tin mang tính bề nổi của bài báo, độc giả thấy nhiều hạt sạn khoa trương, trước tiên là liệu bản danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” có chính xác và Creator Synectics có đủ tư cách để chọn ra danh sách này trong khi chỉ là một công ty tư vấn kinh doanh chuyên tư vấn hỗ trợ cho các công ty, tổ chức liên quan đến phát minh, sáng tạo và các tư tưởng đột phá. Thay vì mời một hội đồng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành có uy tín ở các lĩnh vực, công ty này đã đề nghị… 4.000 người Anh hiểu biết (?!) đề cử 10 người họ cho là “thiên tài hiện còn sống”. Có ai đặt ra câu hỏi là liệu những người Anh này có mức độ hiểu biết đến đâu, có thực sự đủ khả năng chuyên môn để đánh giá và nhận xét về những nhà khoa học cũng như những công trình của họ không? Chính sự “lập lờ đánh lận con đen” này đã đem đến một kết quả tức cười là Synetics nhận được các đề cử tới 1.100 nhân vật nhưng chỉ 60% trong số này còn sống, nghĩa là bản thân 4000 người Anh tham gia chọn lựa “thiên tài” cũng không nắm chắc được những người mình đề cử còn sống hay đã chết. Và mấy ai dám chắc rằng số 40% còn lại được đề cử có bao nhiêu phần trăm thực sự là “thiên tài”?

Vậy thì, một vấn đề đặt ra là sự hiện diện của một nhà khoa học gốc Việt trong bản danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” không qua sự xác nhận của giới chuyên môn này có thực sự đáng để tự hào không? Khoan chưa lạm bàn về khái niệm “thiên tài” ở đây, bởi với trong giới nghiên cứu, không mấy nhà khoa học chân chính nào lại dám nhận mình là “thiên tài”, dù rằng có nhiều đóng góp với sự phát triển của nhân loại. Với họ, điều quan trọng là được cống hiến hết mình cho khoa học chứ không phải được tung hô là “thiên tài” hay không. Có thể thấy, trên thực tế, quy trình đưa thông tin lên mặt báo không chỉ đơn thuần là khâu chuyển ngữ và người biên dịch không chỉ biết thông thạo ngoại ngữ là đủ. Nếu dừng lại ở đây, các tòa soạn báo có lẽ chỉ cần mua những máy dịch hoặc sử dụng những chương trình dịch cài sẵn trong máy tính mà thôi. Đứng trước số lượng lớn thông tin ngồn ngộn được cập nhật hằng giờ, hằng phút trên các trang web, người làm báo ngoài điều kiện cần là giỏi ngoại ngữ còn cần có điều kiện đủ là tri thức và bản lĩnh. Giỏi ngoại ngữ để tránh chuyện dịch sai “chữ tác đánh chữ tộ”, có nền tảng tri thức để hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề thông tin đề cập đến và bản lĩnh để sàng lọc, thẩm định thông tin. Trong trường hợp vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành sâu, lại cần thiết có thái độ trách nhiệm với nghề nghiệp qua việc hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia đầu ngành để giải đáp. Cách đây chưa lâu, thông tin thiếu chính xác về vụ bưởi gây ung thư trên nhiều trang báo đã làm lao đao cuộc sống của những người nông dân trồng bưởi và gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là thiệt hại về vật chất, những hệ luỵ về tinh thần thì có lẽ khó định lượng, đặc biệt khi nó đem lại những giá trị ảo. Người ta sẽ sống như thế nào nếu chỉ hướng theo những động lực ảo, những tấm gương ảo, những thước đo ảo… Việc cứ chạy theo mãi những vinh quang ảo đã để lại nhiều hậu quả, mà gần đây nhất là sự suy giảm niềm tin của người dân Hàn Quốc về giới khoa học nước này trước vụ giả mạo tế bào gốc của “anh hùng dân tộc”, giáo sư Hwang Woo-suk. Và vì thế, để hướng tới những giá trị thực, không chỉ cần sự trung thực và bản lĩnh của các nhà khoa học mà còn cần cả những yếu tố đó cho các nhà báo khi đứng giữa xa lộ thông tin.

Nguyễn Thanh Nhàn

http://www.tiasang.com.vn/news?id=2206

He he, thời đại thông tin mà. Thông tin nhiều vô kể nhưng cái khó là phải chọn lọc được thông tin hữu ích. Tuy nhiên, Prof Tuấn ở Duke như vậy là người Việt Nam xuất sắc rồi.

Thông tin báo chí, mỗi người viết mỗi kiểu, biết đường nào mà lần. Mình thì chỉ cần biết thông tin, còn đánh giá thế nào, mình cũng không quan tâm lắm. Như Prof. này, học ĐH và PhD ở trường xịn của Thuỵ Sĩ, giờ đang là Prof. của trường xịn bên US (Duke nằm trong top 30 trường tốt nhất thế giới), nên phải nói là quá xuất sắc rồi. Còn cái tổ chức đánh giá Creator Synectics gì đó, là 1 tổ chức vô danh, chắc thuộc dạng báo lá cải, đánh giá cho vui, chỉ có ai ngây thơ, mới tin vào các thông tin kiểu này.

Mình post bài này lên, chủ yếu cung cấp thông tin cho các bạn khác biết rằng, ở Duke có 1 GS Việt Nam rất xịn. Ai muốn apply sang Mỹ học PhD mà yêu thích hướng nghiên cứu này, có thể liên hệ với Prof. ấy. Người Việt Nam với nhau, thì cơ hội được nhận sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Đúng là Prof. Tuấn quá xuất sắc, nhưng bài “Thông tin ảo, giá trị ảo” gây phản cảm quá. Mình biết link này giới thiệu một số GS Việt Nam thành công ở nước ngoài Thanh Ngo · Thanh Ngo, anh em nào muốn đi du học thì làm quen trước đi.

After reading the article, I prefer Ms. Duong Ngoc Anh, the one that creates bomb in Irag.