BM đang làm seminar vô cơ về phương pháp tổng hợp DCPD (dicalci phosphat dihydrat), BM đang cần sơ đồ thiết bị cần thiết tổng hợp! DCPD có kích thước hạt khoảng từ 2-5muy:)m, được sử dụng làm bột đánh bóng trong kem đánh răng. Người ta điều chế bằng cách cho H3PO4 vào huyền phù Ca(OH)2 ở nhiệt độ nhỏ hơn 20 độ C. BM đang rất cần những thông tin có liên quan đến qui trình tổng hợp DCPD (nhiệt độ, tạp chất, xúc tác, kích thước hạt DCPD…) Mong anh em trong 4rum ai biết giúp dùm he!!! CHúc các bạn học tốt!!! :noel2 ( :sep (
ah, cái này BM hỏi các anh chị ở bên vô cơ hoặc thầy cô thực tập cũng được, vì trong phần thực tập vô cơ chuyên ngành 1 (hay 2 gì đó), có nguyên 1 bài thực tập về DCPD luôn, tha hồ mà hỏi, xin tài liệu…
Cảm ơn anh!!! Thầy vô cơ mới hạn thêm một tuần cho tụi em, nên bây giờ có thể thong thả tìm tài liệu! Anh có thể giúp em tìm abstract về qui trình tổng hợp DCPD ở nhiệt độ duới 20 độ C được không? Hồi hôm qua em search trên google thấy cũng có nhiều, nhưng tòan ở nhiệt độ cao, mà kích thước hạt cũng không phù hhợp với bài thuyết trình!!!
To Golddawn: Ở bộ môn vô cơ, trong 4rum em chỉ biết thầy, thầy có thể giúp em về mặt tài liệu đuợc không ạ, cảm ơn thầy!!!
DCPD tài liệu hơi khó kiếm. Nếu thông tin về sản phẩm, em nên tra cứu trên các trang thương mại, còn tài liệu thì để tôi lục lại coi. Hồi trước tôi có search về mảng này. Tôi sẽ post lên ngay sau khi tìm xong. Chắc là có Good luck
Em đang cần nhất là tài liệu về qui trình sản xuất đi kèm với sơ đồ thiết bị trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm!!! Và điều kiện tổng hợp ở nhiệt độ dưới 20 độ C, kích thước hạt của DCPD tạo thành trong khoảng 2-5muy:)m. Trong qui trình điều chế, em thắc mắc là trong sp thu được, làm cách nào để có thể hết được Ca(OH)2, vì khi tạo thành sp, DCPD có thể cộng kết với huyền phù Ca(OH)2 (tựa như hạt michel keo), phân tử DCPD bao quanh phân tử Ca(OH)2 ,nên ở cuối pứ, khi thêm H3PO4 vào, acid khó tác dụng với Ca(OH)2. Sau khi kết thúc, em muốn kiểm tra xem sp thu được có mặt Ca3(PO4)2 với Ca(OH)2 không thì phải làm cách nào!? điều kiện nhiệt độ dưới 20 độ C để làm gì, có phải là để điều chỉnh số phân tử hydrat ngậm trong sp không ạ! Trong công nghiệp ngừơi ta giữ nhiệt độ pứ bằng cách nào, có phải là hệ thống thiết bị được đặt trong một phòng điều nhiệt không! Thầy giải đáp giùm em nha thầy!!!
hi admin , mình học vô cơ năm 3,bạn học năm mấy thế?
Điều chế DCPD(dicalci phosphat dihydrat), giả sử khi điều chế DCPD từ huyền phù Ca(OH)2 và H3PO4, chúng bị thể bao của DCPD bên ngoài và nhân là Ca(OH)2.
a) Đề xác nhận sp ở thể bao và có mặt Ca(OH)2 , Cax(HPO4)y hay ko? ta bỏ sp vào H2) , khuấy mạnh để phá thể keo , sau đó dùng pp nhiễu xạ tia X và pp hấp thu hồng ngoại để xác định thành phần sản phẩm.
=> điều kiện nhiệt độ dưới 20 độ C để làm gì, có phải là để điều chỉnh số phân tử hydrat ngậm trong sp không ạ! Trong công nghiệp ngừơi ta giữ nhiệt độ pứ bằng cách nào, có phải là hệ thống thiết bị được đặt trong một phòng điều nhiệt không!
điều kiện giữ nhiệt độ : 20oC để thu được sp CaHPO4.2H2O. ( thu được sản phẩm ngậm 2 nước ). Quá trình giữ nhiệt độ 20oC ở đây , ko dùng hệ thống làm lạnh bởi vì :
- quá trình truyền nhiệt rất chậm , phải mất 2h thì toàn bộ khối phản ứng mới xuống tới 20oC ( do thể keo + sp truyền nhiệt kém )
- chú ý : đây là pư acide + base nên phản ứng tỏa nhiệt mạnh.
Do vậy , người ta đã bỏ nước đá vào trực tiếp khối phản ứng , để giữ lạnh khối phản ứng. Đá sẽ thu nhiệt cục bộ pư acide baz trên.
==> kích thước hạt của DCPD tạo thành trong khoảng 2-5m.
Phản ứng trên tạo ra hạt mịn , chạy phổ tia X sẽ thu đường nền rộng. Kích thước hạt rất quan trọng : nếu hạt có kích thước lớn sẽ ko tạo ra được hệ keo. Nếu hạt kích thước quá nhỏ sẽ ko làm sạch răng.
^^. bạn đang làm seminar vô cơ? vậy bạn học năm 3? hay năm 4? hay năm 2?
Ờ đúng rùi, cái nì dân vô cơ được làm thực tập ở vô cơ chuyên ngành 2, đợi mãi mới có người lên. Siêng lên forum một chút nghen bạn.
Úi, xin lỗi bạn nhé, BM mấy hôm nay ko online, nên ko nhận được bài này, BM đang học năm 2, hè vô là năm 3 rồi, đây là đề tài thầy Hưng giao cho các bạn CNTN khóa 04 làm, BM bon chen vô làm ké thôi !!! Cảm ơn rất nhiều những thông tin bổ ích của bạn.Sẵn đây BM có một vài thắc mắc, mong bạn gảii đáp hộ nhé !!!
- thứ nhất: Mộ hình thí nghiệm bạn đặt ra có phải là mô hình trong phòng thí nghiệm với qui mô nhỏ đúng ko, chẳng hạn như phòng thí nghiệm vô cơ trường mình có làm ra được sp với kích cỡ yêu cầu ko !???
- Thứ hai: quá trình làm lạnh theo bạn là phải quyết liệt, vậy trong công nghiệp, người ta sử dụng biện pháp gì để làm lạnh???
- Thứ ba: Theo như bạn nói, sp hình thành ở dạng thể bao, sau khi xác định được thành phần của sp, chúng ta có thể làm cho tăng phần trăm sp thu được được ko, có thể lọc bỏ tạp chất được ko !??? BM chỉ mới nghĩ ra được một vài thắc mắc, còn nhiều thắc mắc khi đọc tài liệu nữa, nhưng ko giải đáp được, vì đây là kiến thức thực nghiệm, mà lại bên vô cơ nữa, potay !!! Bạn giải đáp hộ nhé !!! :hutthuoc(
20oC để thu được sp Ca(HPO4)2.2H2O. ( thu được sản phẩm ngậm 2 nước ).
sp bạn ghi bị nhầm chăng, đó đâu phải là DCPD
- Có phải kích thước huyền phù Ca(OH)2 quyết định kích thước hạ DCPD tạo thành không !??? +Vấn đề điều chế ra huyền phù Ca(OH)2, phải điều chế theo lối nào trong phòng thí nghiệm mới có thể thu được kích thước huyền phù thích hợp, có cần phải dùng đến cột tuyển khóang, hay kết tinh …? +Có cần phải điều chỉnh pH trong giới hạn nào đó để thu được sp mong muốn không ? +Còn chuyện hình thành hạt micel keo với nhân là Ca(OH)2 và DCPD bao quanh bên ngòai, chuyện này là acid khó tác dụng với Ca(OH)2, chuyện này có ảnh hưởng gì đến sự hình thành kích cỡ sp không !??? Mong anh em sẽ trao đổi những thắc mắc này của BM !!! :noel4 (
Đây là một chút thu hoạch nhỏ của BM về đề tài này, sau khi đọc mới tài liệu tạp chí, nói chung cũng không biết đúng hết ko? Mong anh em cao thủ đưa ra nhận xét đóng góp để buổi trình cemina của BM được thành công hơn ! Đầu tiên là những thắc mắc trong quá trình điều chế ra CaHPO4 trước cái đã, chưa cần biết có ngậm nước hay không !
Trong tất cả thí nghiệm, khi cho calcium sucrate vào acid phosphoric lõang, tâm phản ứng chỉ pứ tới nấc thứ hai của acid (tức là chỉ thay thế hydrogen thứ hai của acid để hình thành sp, thậm chí khi có một lượng thừa lớn calcium sucrate cũng không thể pứ tới nấc thứ ba của acid.
Cũng trong tài liệu này có nói đến cả qui trình định lượng của thí nghiệm luôn:
Cho 322.5 g CaCO3 đã đuợc nung thành vôi ở 100oC trong vòng một giờ và vôi thu được hòa tan vào trong 5 lit dd nước đừơng chứa 22,5% CO2 hòa tan. Cho vôi hòa tan hòan tòan trong nước đường bằng cách đưa nhiệt độ lên cao. Dung dịch vôi (sucrate solution) thu được được hạ nhiệt độ xuống 10oC (sự tôi vôi) và cho vào dung dịch gồm 190cc acid phosphoric lõang (chứa 1,05 g P2O5 % cc) và 3 lit nước.
Acid phosphoric được giữ trong một bể đá ở nhiệt độ 10oC. Dung dịch acid đuợc khoấy mạnh khi thêm dung dịch vôi (sucrate solution) do đây là phản ứng dị thể nên việc khoấy mạnh làm tăng bề mặt tiếp xúc, dung dịch vôi được cho vào từ từ. Nhìn vào fig 1, ta thấy ở điểm gãy khi dung dịch sucrate thêm vào là 2,5 lit, đó chính là thời điểm hình thành Ca(H2PO4)2 . Một cách nhanh chóng sau khi hydrogen thứ nhất của acid phosphoric được thay thế, pH tăng lên đột ngột, chứng tỏ hydrogen thứ hai của acid cũng đã được thay thế, bằng chứng sau khi kết thúc phản ứng, người ta nhận thấy CaHPO4 hình thành. CaHPO4 được điều chế bằng phương pháp này nguội và có thể lọc được dễ dàng. Sau khi được lọc bỏ chất bẩn, sp được rửa bằng 10 lit nước cất lạnh. Lượng thừa sucrate bám trên sản phẩm sẽ được rửa trôi dễ dàng do sucrate tan tốt trong nước.
Tiếp theo là việc nhận ra tạp chất có thể có, cấu trúc (composition) của chất rắn, tinh thể dicalcium được hình thành, cách loại bỏ những tạp chất đó !!!
Ở 25 oC, Ca(H2PO4)2 có thể tồn tại cân bằng của trong dung dịch giữa chứa P2O5 . Khi nồng độ của dung dịch giảm xuống dứơi độ bền của monocalcium phosphate, dạng rắn lúc này tồn tại chủ yếu ở dicalcium phosphate. Phân tích cấu trúc của những chất rắn này (composition of these solid), chỉ có tỉ lệ của P2O5/CaO được xác định, còn lượng nước phân tử ngậm thì không thể xác định. Lí do vì khi sản phẩm tạo thành, luôn có một luợng nước cái trong dung dịch (chứa huyền phù Ca(OH)2 hay các tạp chất muối trung gian khác), lượng nước cái này có thể len lõi vào tinh thể, trong nước cái cũng có chứa nước (H2O), lượng nước trong nước cái nhiều hơn lượng nước trong tinh thể nên khi ta dùng các dụng cụ phân tích câu trúc, số phân tử nước ngậm trong dung dịch không còn được xác định chính xác nữa.
Trong mớ tài liệu của thầy Golddawn cung cấp, có tài liệu nói về cách khắc phục lỗi trên, đó là dùng thêm KCl cho vào dd, rồi định lượng từng nấc lượng ion chloride trong dung dịch và trong chất bả (residue), để rồi đưa ra những tính toán đơn giản tỉ lệ của nước ngậm trong tinh thể tạo thành. BM chỉ hiểu đại loại là như thế, nhưng đọc không hiểu mấy cách thức của nó, anh em ai đọc tài liệu đó rồi giải thích giúp mình với hình như nó là tài liệu thứ ba từ trên đếm xuống ! Hình như pp đó được ông Basette đặt lên là pp “tell-tale” (cái tên nghe cũng muốn trầm cải rồi). Phần tiếp theo mới là phần chính, đó là điều kiện hình thành và tồn tại của DCPD:
Sự tồn tại của DCPD phụ thuộc vào hai yếu tố, là nhiệt độ và thành phần của P2O5 trong dung dịch. Về mặt nhiệt độ, những thí nghiệm trước đó của Bastte chứng minh ở trong khỏang nhiệt độ từ 21oC đến 36oC, diễn ra sự chuyển hóa từ dạng dihydrate sang anhydrate. Dưới 20oC sp của phản ứng chỉ còn là DCPD, không có sự chuyển hóa. Về mặt thành phần của P2O5 trong dung dịch, CaHPO4.2H2O chỉ tồn tại khi trong dung dịch có dưới 0,5% P2O5, tức là dung dịch acid phải rất lõang. Nếu thành phần P2O5 trong dung dịch khoảng 23%, pha rắn lúc này sẽ chỉ còn CaHPO4 (trước đó có hai pha rắn tồn tại cân bằng trong dung dịch là ngậm nước và không ngậm nước). Thực nghiệm đã chứng minh ở thành phần khỏang 0,5% P2O5 và 0,2% vôi, sự chuyển hóa từ dihydrate sang anhydrate diễn ra.
Hồi chiều nay lên hỏi cô dạy vô cơ về mấy câu BM hỏi. Vụ cho dư Ca(OH)2 vẫn ko tạo ra Ca2(PO4)3 mà tạo ra DCPD hình như là đúng như BM nói. Bản chất của nó thì doremon chưa hiểu lắm nhưng có vẻ như phản ứng này dựa vào giãn dồ phase khi trộn base vào acid. Khi đó ta sẽ có ứng với mỗi nhiệt độ và thành phần acid/base là 1 sản phẩm tương ứng. VD ở 30C thì tồn tại 5 pha: dicanxi phosphat (khan và ngậm 2 H2O), monocanxi phosphat, dung dịch và hơi nước. Ở 80C thì tồn tại 5 pha: dicanxi phosphate (khan và ngậm 2H2O), tricanci phosphate, dung dịch và hơi nước. Cho nên nếu tiến hành phản ứng dưới 20C (lý tưởng là 10C) và nhất thiết acid phải thật loãng (nồng độ P2O5 là dưới 320g/l) thì sản phẩm bền chủ yếu sẽ là DCPD. Nếu acid đặc thì sản phẩm có thể là monocanxi phosphate hoặc tricanxi phosphate. Ngoài ra nhiệt độ càng thấp thì quá trình tạo ra dạng muối ngậm nước càng dễ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm đúc kết trong tài liệu của thầy cho thì nói chỉ nên dùng 1 lượng hơi thừa là Ca(OH)2, như vậy ta có thể dựa vào thang pKa để dự đoán pH ở cuối phản ứng. Phản ứng tiến hành bằng cách cho huyền phù Ca(OH)2 hơi dư vào H3(PO4)3 loãng, sản phẩm cuối là DCPD với 1 lượng ít Ca2(PO4)3. H3PO4 ->(2,12)H2PO4 ->(7,21)HPO4 ->(12,38)PO4 Để DCPD nhiều nhất thì pH=9,21->10,38 (ko biết có đúng ko, nhờ mọi người giúp đỡ nha)
Em đang tìm hiểu về đề tài mà trước khi sử dụng, xúc tác TiO2 được xử lý nhiệt ở những nhiệt độ khác nhau, rồi ngươì ta so sánh hoạt tính của những mẫu đó. Vậy cho em hỏi khi đưa về nhiệt độ thường để xúc tác, cấu trúc của các mẫu đó tại sao lại không trở lại trạng thái ban đầu ( trước khi chưa xử lý nhiệt) mà lại giữ nguyên cấu trúc ở nhiệt độ mà mình xử lý. có cần dùng biện pháp nào đó để được như vậy hay kô?
ai có tài liệu về vấn đề này giúp tui được không? Tại học kỳ này tui chưa học môn giản đồ pha nhưng lại đang cần tài liệu về vấn đè này gấp.
Cũng không có gì đâu chemvn ạ! khi mình xử lý nhiệt ở nhiệt độ nào đó, vd 450°C, trong 1-2h, thì pha tạo thành được bền hóa. Sau đó, nhiệt độ được hạ xuống thì pha vẫn bền, không chuyển về amorphe. Ngược lại, nếu chemvn chỉ xử lý nhiệt trong thời gian ngắn, 15 phút chẳng hạn, thì pha tinh thể tạo thành không được bền hóa, khi hạ nhiệt độ xuống, bạn sẽ thấy toàn là pha vô định hình thôi. Chỉ cần hiểu như vậy là đủ rồi
doremon dang cùng làm seminar về DCPD với Bluemonster. Theo đề tài thì DCPD được dùng làm chất đáng bóng trong kem đánh răng, doremon cũng đã tìm hiểu và biết rằng trong kem đánh răng, DCPD chiếm khoảng 40% TABLE 1 Components C1 E1 E2 E3 E4 E5 Calcium 40% 40% 40% 40% 40% 40% Hydrogen Phosphate Amorphous 25% 25% 25% 25% 25% 25% Sorbitol Rose-Seed Oil 0% 1% 3% 5% 6% 10% Sodium Alkyl 2% 2% 2% 2% 2% 2% Sulfate Sodium 0.1% 0.1% 0.1% 0.1% 0.1% 0.1% Saccharide Carboxyl 1% 1% 1% 1% 1% 1% Methyl Cellulose Peppermint Oil 0.8% 0.8% 0.8% 0.8% 0.8% 0.8% Plus Purified 100% 100% 100% 100% 100% 100% Water Note: Cái này sao lại có tinh dầu hoa hồng vậy ta? Tuy nhiên DCPD cụ thể là làm gì để đánh bóng răng vậy, cái này doremon ko biết. Trong tài liệu của thầy Golddawn cho, có nói rằng răng người chủ yếu là hydroxyapatit ( Ca5(OH)(PO4)3 ). DCPD đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm sâu răng??? Sâu răng chủ yếu là do việc tấn công vào men răng của các axit hữu cơ, lúc đó môi trường sẽ có pH khoảng từ 4->6. Dưới pH như vậy, canxi phosphate sẽ chuyển thành dạng dicanxiphosphate. Vậy nó đánh bóng chỗ nào vây?? Mọi người có ai biết thì giúp doremon với. To BM: đang ở đâu vậy, sao ko liên lạc được, thứ 5 lên trường họp.
đánh bóng cơ học thôi, không phải hóa học. Giống như sữa rửa mặt có các hạt nhỏ, các hạt này sẽ va chạm, làm sạch các lỗ chân lông í.
thầy ơi ,tụi em con một vấn đề nhỏ nữa :sản phẩm tạo thành còn có thể lẫn một số tạp chất là kim loại nặng hay sunfur, có phải những tạp chất đó bị lẫn trong quá trình điều chế Ca(OH)2 và acid phosphoric? đồng thời có thể dùng phương pháp nào để định lượng được lượng tạp chất đó ko? em cảm ơn thầy nhiều!
Doremon có chắc với những gì mình tìm được ko thế, vì con số 40% đó BM thấy hơi lớn, theo như BM được biết trong thành phần kem đánh răng thì thành phần đánh bóng răng có nhiều loại, nhưng đặc biệt là DCPD có chiếm cao một tí, nhưng cũng chỉ vài thôi, ko tới 10 % đâu !!! Còn nữa, tại sao DCPD đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bóng răng, đó là do nó được coi là một intermediate trong việc tái tạo men răng, hình thành, phục chế lại (tuy rất nhỏ) những chỗ bị acid hữu cơ “trung hòa”. Chính vì thế, DCPD cũng ko hẳn là chỉ đánh bóng vật lí như anh nguyencyperchem nói. Còn về câu hỏi của Hưng, thì tất nhiên nếu ta điều chế DCPD từ quặng ban đầu, thì việc dính những tạp chất đó là đương nhiên, nhưng Hưng chú ý là để ra được DCPD ta đã làm rất nhiều công đoạn, vì lượng DCPD đòi hỏi tích hợp trong kem đánh răng ko cao, nên chỉ yêu cầu chất lượng là chính chứ ko phải số lượng. hầu7 như những tạp chất đó đã ra đi khi ta làm phương pháp kết tinh lại nhiều lần. Còn việc Hưng có hỏi muốn định lượng tạp chất, cũng dễ thôi, nhưng cũng ko dễ ! :ngu ( Như Ptnk_Triz đã nói BM thấy ko phải, dùng phương pháp chiếu tia X để xác định cấu trúc tinh thể, từ đó đưa ra thông tin về hàm lượng của các chất, sau đó đưa ra công thức của sp, cái này rất khó, vì những lí do sau: Nếu như làm việc với Ca(OH)2 và H3PO4 tinh khiết, ko lẫn tạp chất thì cũng hơi khó, vì lượng nước cái khi tiến trình pứ tạo ra (gồm P2O5, CaO, CaHPO4,…) có trong tinh thể rất nhiều, và ta ko thể xác định tinh thể đang ngậm bao nhiêu nước, vì nước trong nước cái hơi nhiều, nó làm nhiễu loạn thông tin tia X thu được ! Để khắc phục nhược điểm tia X là máy móc, ko thông minh hơn ta, nhưng chính xác hơn ta, có một phương pháp đề nghị như sau: Cho một ion có thể hòa tan được trong hai pha, nước cái và nước, trong tiến trình pứ, ta luôn phải xác định hàm lượng ion này có trong tinh thể, từ nhiều số liệu thực nghiệm, ta có thể qui nạp được tỉ lệ ion thêm vào với tỉ lệ nước ngậm trong tinh thể (pp này tựa như phương pháp dùng hệ số phân bố vậy), và như thế ta sẽ ngừng pứ khi tỉ lệ đạt đến sp DCPD. Nhưng lúc này ta chỉ mới thu được DCPD ở dạng tinh thể lẫn tạp chất rất nhiều, bây giờ phải dùng phương pháp kết tinh lại để kết tinh, có nghĩa là phải nắm vững kiến thức về động học phát triển mầm tinh thể (thầy Sau share cho anh em rồi đó). To Doremon: Bữa giờ lên núi tu, mới xuống, khi nào họp hành gì thông báo nhé !!! ĐT mới của BM: 0955993955 Có gì gọi điện nhé !!! :bachma (
TriZ vừa làm seminar thực tập chuyên ngành về DCPD xong.Qua thực tập , mới thấy được nhiều thứ :
Theo Lý thuyết thì khi điều chế DCPD xong , pH của sản phẩm là : CaHPO4 <–> Ca(2+) + HPO4 (2-)
pH = 1/2 ( pka2 + pka3 ) = 1/2 ( 7.2 + 12.2 ) = 9.7
Nhưng trong thực tế , không thể nào đạt đến pH này cả . Chỉ khoảng 6-7 thôi. Lý do :
a) sự hình thành thể bao , ngăn cản sử phản ứng của acid với Ca(OH)2 . b) càng về sau , phản ứng diễn ra rất chậm . Sau khi cho hết acid vào becher , phải tiếp tục khuyấ trong vòng 2h.
Do điều kiện tiến hành phản ứng thủ công , khuyấy bằng tay, và do sai lầm nho nhỏ của cả nhóm thực tập ( làm lạnh tiếp tục sau khi đã cho hết acid ) nên pH chỉ đạt 6-7.
Quá trình điều chế phụ thuộc rất nhiều yếu tố :
a) Lượng nước trong becher . Lượng nước ít -> dẫn đến việc hình thành thể bao dễ dàng. Hiệu suất phản ứng phụ thuộc đáng kể vào lượng nước thêm vào.Khi điều chế : Ca(OH)2 + H3PO4 -> DCPD , cần thêm nước để : - dễ khuấy trộn , truyền nhiệt tốt , hạn chế thể bao b)việc khuyấy trộn , giá như được khuyấy bằng máy thì tốt biết mấy c)việc làm lạnh : không nên quá lo sợ phải giữ lạnh hỗn hợp phản ứng, việc quá giữ lạnh phản ứng đã dẫn đến vận tộc phản ứng chậm , thể bao khó bị phá vỡ. d)nồng độ acid -> ảnh hưởng quan trọng . Như BM đã nói. e)kích thước hạt Ca(OH)2 . Triz khảo sát trên 2 mẫu vôi tôi : 1 mẫu loại A - có kích thước nhỏ - điều chế vôi tôi xong điều chế DCPD ngay. 1 mẫu loại B - vôi tôi ủ sau 1 tuần - kích thước lớn.
Về tính chất sản phẩm :
- Khá tốt , thỏa 1 số yêu cầu mỹ phẩm : độ cảm quan , độ mịn , % DCP , Công Thức thực nghiệm là : Ca : HPO4 = 1.22 : 1 ( khá gần yêu cầu = 1 : 1 ) . DCPD loại A tốt hơn loại B , hạt mịn hơn ,hiệu suất phản ứng cao hơn.
- kích thước hạt = coi bằng SEM , TEM : 20-40 micromet.
- phổ tia X = chưa chạy phổ
Về phân tích :
- Xác định Ca(2+) bằng chuẩn độ EDTA
- Xác định HPO4(2-) bằng trắc quang. -Xác định lượng H2O trong công thức bằng chạy phổ IR.(Xét vị trí,cường độ mũi OH).Độ chính xác chấp nhận được.-( trong chương trình phổ cô Dung có phần này : dùng IR xác định độ mạnh của acid,nồng độ alcol )
Các bạn sẽ biết thêm về số liệu thực nghiệm, chi tiết tiến hành , nhận xét, phổ trong thời gian gần nhất. ( + kèm theo bài báo cáo seminar ).
Mấy hum nay thấy nhiều bạn hỏi mình về cái DCPD cả offline lẫn online ! Mình có chút tài liệu về mảng này, ko riêng gì phần prepare, mà cả những characteristics khác nữa, nay share cho anh em làm tài liệu viết báo cáo luôn !
Nếu được thì đóng góp cho chemvn một bài chi tiết về DCPD luôn nhé ! Thanks !
Tất cả các file này đều định dạng acrobat pdf