Phương pháp sắc ký

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

Sắc ký (Chromatography) là phương pháp tách, phân ly, phân tách các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và tĩnh. Khi tiếp xúc với pha tĩnh, các cấu tử của hỗn hợp sẽ phân bố giữa pha động và pha tĩnh tương ứng với tính chất của chúng (tính bị hấp phụ, tính tan, …). Trong hệ thống sắc ký chỉ có các phân tử pha động mới chuyển động dọc theo hệ sắc ký. Các chất khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. Trong quá trình chuyển động dọc theo hệ sắc ký hết lớp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác, sẽ lặp đi lặp lại quá trình hấp phụ, phản hấp phụ. Hệ quả là các chất có ái lực lớn với pha tĩnh sẽ chuyện động chậm hơn qua hệ thống sắc ký so với các chất tương tác yếu hơn pha này. Nhờ đặc điểm này mà người ta có thể tách các chất qua quá trình sắc ký.

CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

Phương pháp sắc ký dựa vào sự phân bố khác nhau của các chất giữa hai pha động và tĩnh. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự phân bố khác nhau của các chất, nhưng chính sự lặp đi lặp lại hiện tượng hấp phụ - phản hấp phụ của các chất khi dòng pha động chuyển động qua pha tĩnh là nguyên nhân chủ yếu của việc tách sắc ký. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Trong phương pháp sắc ký, pha động phải là các lưu thể (các chất ở dạng khí hay lỏng), còn pha tĩnh có thể là các chất ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Dựa vào trạng thái tập hợp của pha động, người ta có thể chia sắc ký thành hai nhóm lớn: SẮC KÝ KHÍ (Gas Chromatography- GC) và SẮC KÝ LỎNG (Liquid Chromatography). Dựa vào cơ chế trao đổi của các chất giữa hai pha động và tĩnh người ta lại chia các phương pháp sắc ký thành các nhóm nhỏ hơn. CÁC CÁCH TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH SẮC KÝ Tuỳ thuộc chế độ đưa mẫu vào hệ thống sắc ký cũng như các thao tác tiến hành sắc ký, người ta chia cách tiến hành sắc ký thành ba loại:

  1. Phương pháp tiền lưu Đây là phương pháp sắc ký đơn giản nhất. người ta cho hỗn hợp, ví dụ, hai chất A và B liên tục chảy qua cột có nạp sẵn các các chất hấp phụ. Người ta xác định nồng độ các cấu tử trong dung dịch chảy ra khỏi cột và xây dựng đồ thị theo hệ toạ độ: nồng độ cấu tử- thể tích dung dịch chảy qua cột. đồ thị này thường gọi là sắc ký đồ hay đường cong thoát (có tác giả gọi là đường cong xuất). Do các cấu tử bị hấp phụ lên cột, nên trước hết từ cột chỉ chảy ra dung môi. Sau đó trong dung dịch thoát sẽ có cấu tử bị hấp phụ yến hơn trên cột, ví dụ cấu tử A, sau đó đến phần dung dịch chứa hỗn hợp A+B, đường cong thoát theo phương pháp tiền lưu cho trên hình dưới. Trong phương pháp tiền lưu, ta chỉ thu được dung dịch thoát có cấu tử A tinh khiết ở lúc đầu, sau đó là hỗn hợp A+B. Phương pháp tiền lưu không cho phép tách hoàn toàn các cấu tử ra khỏi nhau nên thực tế ít được dùng vào mục đích phân tích các chất.

  2. Phương pháp rửa giải Trong phương pháp rửa giải, đầu tiên người ta cho Vml dung dịch chứa hỗn hợp các cấu tử (ví dụ, hỗn hợp hai cấu tử A và B, trong đó A có ái lực với cột nhỏ hơn B) chạy qua cột. Các cấu tử A, B chứa trong Vml trước hết sẽ bị giữ lại ở phần trên của cột. Sau đó cho dung dịch rửa (thường là dung môi hoà tan các cấu tử) chảy qua cột. Lúc đó các cấu tử bị giữ ở phần trên của cột sẽ bị dung môi “rửa” và đưa dẫn xuống phía dưới. Cấu tử A có ái lực với cột nhỏ hơn B nên chuyển động xuống phía dưới nhanh hơn B. Nếu cột đủ dài và chế độ chảy của dung dịch rửa thích hợp thì sau một thời gian cho chảy dung dịch rửa, các cấu tử tách ra thành từng vùng. Các vùng này sẽ tuần tự thoát ra khỏi cột, mỗi vùng lại được cách nhau bằng một phần dung môi. Hình bên dưới biểu diễn đường cong thoát của quá trình rửa giải. Trong phương pháp rửa giải, người ta cũng hay dùng những dung dịch chứa một cấu tử có ái lực với cột nhưng phải nhỏ hơn ái lực của các cấu tử cần tách với cột.

  3. Phương pháp rửa đẩy Trong phương pháp rửa đẩy, sau khi đưa mẫu vào cột, ta cho chảy qua cột một dung dịch rửa chứa chất có ái lực với pha tĩnh lớn hơn các cấu tử cần tách. Các cấu tử cần tách sẽ bị chuyển dần xuống phía dưới khi ta tiến hành quá trình rửa cột và tuần tự thoát ra khỏi cột. Cấu tử thoát ra khỏi cột đầu tiên là cấu tử tương tác với pha tĩnh yếu nhất, sau đó dần dần đến các cấu tử có ái lực với cột mạnh dần. Khác với phương pháp rửa giải, nồng độ các cấu tử không giảm qua quá trình sắc ký. Một nhược điểm quan trọng của phương pháp rửa đẩy là rất khó phân biệt các phần riêng của các cấu tử trong dung dịch thoát vì ở đây giữa các phần dung dịch thoát chứa các cấu tử không tách nhau bằng các thể tích dung dịch rửa. (Trích “Phân tích hoá lý_Phương pháp phổ nghiệm nghiên cứu cấu trúc phân tử” – TỪ VĂN MẶC nhớ Thanks ca’j nha.hehe :24h_057:

bạn nói cụ thể hơn về từng phương pháp sắc kí khí và sắc kí lỏng nha.

sắc kí khí: phân tích những chất dễ bay hơi nhưng bền nhiệt

chào bạn! mình mới làm quen với máy sắc ký khí, cơ quan mình mới mua máy sắc ký khí dùng để phân tích ion flo, clo(máy đã mua rồi), mình ngạc nhiên quá! cho mình hỏi là có thể dùng máy sắc ký khí để phân tích được không? nếu phân tích được thì qui trình phân tích như thế nào? nếu bạn có biết thì chỉ dùm nhé. Cho cám ơn trước!

Híc, làm sao GC có thể phân tích được ion Flo và Clo được??? Nếu phân tích khí Clo và Flo thì còn có thể được.

Bạn có thể giải thích sắc ký ghép khối phổ ( GC-MS ) là gì được ko?

<<<chào bạn! mình mới làm quen với máy sắc ký khí, cơ quan mình mới mua máy sắc ký khí dùng để phân tích ion flo, clo(máy đã mua rồi), mình ngạc nhiên quá! cho mình hỏi là có thể dùng máy sắc ký khí để phân tích được không? nếu phân tích được thì qui trình phân tích như thế nào? nếu bạn có biết thì chỉ dùm nhé. Cho cám ơn trước!>>>

Không biết bạn có lầm không chứ hai ion này người ta dùng sắc kí ion để phân tích mà

bạn hãy nói cụ thể hơn về sắc kí khí (Gas Chromatography- GC) và sắc kí lỏng (Liquid Chromatography) được hok

ai có tài liệu về photodiode array detector ko share cho mình với.

hi all mình có học về sắc ký khối phổ GC/MS, ai học hay cần tài liệu về máy thì nhăn tin cho mình.

  1. sắc ký khí: Mẫu được hóa hơi trong injector, nhờ khí mang đưa qua cột, gọi chung là pha động. Pha tĩnh được xử lý (tráng film, hoặc nhồi) trong cột. Tương tác giữa pha tĩnh với pha động sẽ giữ các cấu tử của mẫu trong cột lâu hay mau, nên thời gian lưu của các cấu tử sẽ khác nhau. Dựa vào bản chất vật lý của cấu tử mà người ta sẽ chọn detector thích hợp để phát hiện. Trên sắc ký khí có 3 vùng nhiệt độ riêng biệt: nhiệt độ injector, nhiệt độ lò (oven) và nhiệt độ của detector. Cột được đặt trong lò, chương trình nhiệt độ của lò rất quan trọng trong kỹ thuật sắc ký khí.
  2. Sắc ký lỏng cao áp: pha động là dung môi được bơm đi qua hệ thống bằng bơm cao áp, mẫu cũng sẽ được tiêm vào ịnector thông qua một loop 10ul, 20 ul,… và được chuyển vào trong cột và tương tác giữ pha tĩnh với pha động (có mang theo mẫu) sẽ được phát hiện thành ra các peak ở detector. Lượng mẫu dùng ở sắc ký khí thấp (1ul), có khi người ta đưa vào dạng khí nữa. Còn mẫu tiêm vào trong sắc ký lỏng nhiều hơn, phải lớn hơn thể tích của loop. Các cấu tử thể hiện trên dêtctor dưới dạng tín hiệu điện, trên sắc ký đồ nó chính là những mũi (peak). Người ta định tính các cấu tử dựa trên thời gian lưu, còn định lượng thì dựa trên diện tích hay chiều cao của peak. Đây chỉ là nét tổng quát và cơ bản nhất của sắc ký khí và lỏng thôi chứ nó còn nhiều thứ phải quan tâm lắm, học hoài không hết. Munchen

về nguyên tắc sắc ký chỉ là phương pháp tách.MS là đầu dò để nhận diện hóa chất muốn phân tích.trong MS có 3 bộ phận chính:ion source,bộ chuyển ion và detector (nhận ion). MS của sắc ký lỏng chỉ khác SKK ở ion source (bộ tạo ion). trong bộ chuyển ion có nhiều loại 1.tứ cực 2.ba tứ cực 3.ion trap. 4.TOf. 5.cycletron. có gì thắc mắc các bạn trao đổi thêm. thân ái