Mọi người cho mình hỏi phương pháp MO-Huckel được áp dụng khi nào? Và khi dùng điều kiện chẩn hóa hàm sóng để tìm hệ số Ci trong phương trình hàm sóng tại sao trong giáo trình lại chỉ lấy giá trị C dương? trong khi từ phương trình đó có thể tìm ra 2 giá trị của C.
theo mình thì Ci là % e ở trên nguyên tử i mà, nên nó >0
nhưng mà đâu phải Ci nào cũng dương đâu? trong ví dụ mình đọc được có cả Ci âm. vậy phải chọn như thế nào? hay khi chọn Ci dương hay âm thì đều thu được hàm sóng có ý nghĩa như nhau nên chọn như vậy.
Phương pháp MO-Huckel được áp dụng cho các phân tử chưa no (nó cho kết quả tốt nhất với etylene hay hợp chất có điện tử pi không định cư, trải ra toàn bộ phân tử) hay nói cách khác nó dùng để tìm hàm sóng mô tả trạng thái của các điện tử pi. Ở đây ta quan tâm đến điện tử pi vì thực nghiệm cho rằng các tính chất quan trọng của chất đều liên quan đến điện tử pi, các liên kết sigma ta chỉ coi như bộ khung và coi nó như các MO định cư.Các hệ số Ci lấy dương nếu có sự tăng mật độ xác suất ở khu vực giữa 2 hạt nhân(C1+C2), lấy âm với trường hợp ngược lại (C1-C2).
Phương pháp này do Huckel đưa ra năm 1931 để khảo sát các hợp chất hữu cơ liên hợp. Xét các electron pi trong các hợp chất hữu cơ liên hợp độc lập với các liên kết pi. Dựa trên phương pháp MO để tìm hàm sóng và năng lượng cho các MO pi. Việc giải phương trình bằng phương pháp biến phân để xác định các giá trị Ci và năng lượng ứng với các MO là rất phức tạp. Do đó, Huckel đưa ra qui tắc gần đúng gọi là qui tắc gần đúng Huckel. Các qui tắc này được đưa ra để đơn giản hoá các phép tính của phương pháp biến phân nhằm xác định các gía trị Ci. Do vậy, thực chất của phương pháp Huckel là phương pháp MO được đơn giản hoá, nên còn gọi là phương pháp MO - Huckel. Phương pháp Huckel chỉ nghiên cứu các electron pi, tức là các electron trên obital p tạo thành liên kết pi. Mặc dù chỉ với một số qui tắc gần đúng, phương pháp MO-Huckel tỏ ra rất có hiệu quả trong việc khảo sát các hệ thơm nói riêng cũng như các hệ liên hợp nói chung và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu về lý thuyết các phản ứng hữu cơ cũng như trong lĩnh vực sinh vật học phân tử, vì các phân tử có hệ thống pi không định cư giữ một vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng của hóa hữu cơ và trong các quá trình sinh vật học. Ngày nay, phương pháp MO-Huckel còn được áp dụng trong một ngành khoa học mới là dược lý lượng tử (dự đoán các tính chất dược lý của các hợp chất vòng liên hợp …) Còn khi dùng điều kiện chuẩn hóa hàm sóng để tính các giá trị Ci, người ta thường chọn ra một giá trị Ck nào đó dương, các giá trị khác âm hay dương tùy thuộc vào mối tương quan của chúng với Ck trong định thức thế kỷ, với điều kiện chuẩn hóa hàm sóng… Bạn muốn lấy giá trị âm cũng được, chẳng sao hết, vì theo Cơ học lượng tử, nếu pxi là hàm sóng, thì a.pxi cũng là hàm sóng mô tả trạng thái đó của hệ (a=const).
Ci không thể lấy tùy tiện dấu được vì nó ứng với từng mức năng lượng riêng, dẫn đến sự khác nhau trong đồ thị phân bố mật độ xác suất điện tử
Xin hỏi bạn đã dùng giáo trình nào vây? Và trong trường hợp lấy giá trị C dương, thì giáo trình giải bài toán cụ thể cho hợp chất nào? Còn nói chung thì giá trị C có thể dương và âm
gia tri c duong hay am thi deu lay duoc ca vi ham song xac dinh den mot he so bat ky ma. khi c duong hay am chi doi dau ham song thoi. con phuong phap MO-huckel ap dung khi co lien ket don va doi xen ke nhau.
Yêu cầu bạn viết có dấu, nếu không trước sau bài viết của bạn cũng sẽ bị delete. Nói tổng quát, MO Huckel áp dụng cho điện tử không định cư, trải ra toàn phân tử chứ không phải duy nhất cho hệ liên hợp. Bây giờ tôi nói bạn viết biểu thức hàm sóng cho phân tử H3, H3+, H32+, đâu có liên kết đơn đôi xen kẽ đâu. Giá trị Ci dương hay âm đều được nhưng giá trị đó phải tinh cụ thể ra chứ đối với 1 hàm sóng(có mức năng lượng tương ứng) không thể tùy tiện lấy dấu của Ci được (ví dụ MO pi có mức năng lượng thấp nhất của butadiene, 4 giá trị Ci đều dương bạn không thể đổi dấu lúc âm lúc dương được)