Phương pháp luận Sáng tạo

các bạn có thể tự học môn này qua website sau http://vietsciences.free.fr/design/cht_renluyen_sangtao.htm

Các bạn nên tìm hiểu môn này, vì đây quả thực là môn rất hay và bổ ích. Các bạn có thể tham khảo qua các trang web sau: Đây là trang web của công ty Azon www.azon.vn Đây là trang web của công ty Triz Việt của thầy Dương Xuân Bảo: www.trizviet.com.vn Đây là trang web của Thùy Dương - Mod box Ý tưởng & Sáng tạo tại

www.cafesangtao.com Đây là trang web của một người yêu Triz khác:

Đây là trang web của Việt book - Mỗi ngày một ý tưởng trên VTV" www.ytuong.com.vn

Môn này nghe có vẻ hay đấy, nhưng học thì người ta dạy mình như thế nào để mình có thể sáng tạo à, mình vẫn chưa hiểu lắm.

nếu có nhu cầu các bạn có thể lên l6a2u 3 dãy nhà B trường DH KHTN TP tìm hiểu thầy Phan Dũng chủ nhiệm vài nét sơ lượt GS TSKH Phan Dũng (khoa vật lý của trường) tu ngiệp tại Nga (Moscow) lĩnh vực chuyên môn về vật lý nguội (làm việc với heli lỏng -271 độ C, gần như tuyệt đối) trong quá trình hoc tập ở đây, Thầy được tiếp xúc và trở thành một trong những hoc trò đầu tiên của ông G.S.Altshuller (sáng lập môn phương pháp luận sáng tạo) về Việt Nam thầy truyền bá môn này rộng rãi, đã vài trăm khóa rùi. chân thành cám ơn Thầy!

Khi học một khóa sơ cấp về PPLST, bạn sẽ được học các công cụ để có thể phát triển khả năng sáng tạo của mình, nếu có điều kiện bạn nên học một lớp của thầy Phan Dũng - đó là một nhà sư phạm tài ba, và rất tâm huyết với môn học này. Ở ngoài Hà Nội bạn có thể tới các địa chỉ sau Công ty Trizviet của thầy Dương Xuân Bảo www.trizviet.com.vn Công ty Azon www.azon.vn

mình đã học trình độ sơ cấp rùi hoc phí hok rẻ tí nào (lúc trước là 600/ khóa giờ chắc lên rùi) lớp học rất vui, vui nhất khi có những hoc viên làm marketing, kinh tế hay lắm họ nhìn đâu cũng thấy tiền hết hihihi… có những bài toán tự đa75t ra rất thú vị ví dụ nhé điện thaọi di động gây ảnh hưởng tinh trung cho nam giới, vậy có cách giải quyết nào hok???>>>

Tớ học đến Trung Cấp nhưng chẳng sáng tạo ra đc cái gì cả. Môn này hay ở chổ nó giúp mình suy nghĩ linh hoạt hơn. Nhưng môn này không phải là thuốc tiên, đưa ra mọi giáp pháp khả thi trong mọi bài toán. Một bài toán không đơn giản là phổ biến môn này cho đông đảo quần chúng vào những năm 90. Xem ra giải pháp không tốt nên môn này mới đc phát triển rộng rải gần đây. Chứ, tớ đi học năm 98, không có nhiều người biết đến lắm.

Lịch sử nhân loại đã trải qua ba thời kỳ khai thác tài nguyên. Thời kỳ khai thác ở mặt đất - con người khai thác tài nguyên trên mặt đất như săn bắn, hái lượm. Thời kỳ khai thác trong lòng đất - con người khai thác tài nguyên trong lòng đất, dười biển như khoáng sản, than đá, dầu lửa. Thời kỳ khai thác không gian - con người khai thác tài nguyên ngoài không gian như năng lượng mặt trời, các loại sóng bức xạ. Hiện tại chúng ta đang ở vào thời kỳ khai thác tài nguyên từ trong hoạt động của bộ não con người. Điều này đồng nghĩa với 04 từ “ tư duy sáng tạo”. Trong 13 phẩm chất của người lao động trong thời đại mới thì phẩm chất Tư duy sáng tạo đứng đầu tiên. Sáng tạo là câu nói cửa miệng của rất nhiều người nhưng để trả lời cho ngọn ngành: thế nào là sáng tạo thì không phải ai cũng rõ. Vậy thế nào là sáng tạo? Để sáng tạo cần có những yếu tố gì? Ai có thể sáng tạo được? Có thể có công cụ để giúp chúng ta sáng tạo? Rất may câu trả lời là CÓ, thậm chí rất rõ ràng. Đó là phương pháp luận sáng tạo và bộ công cụ TRIZ.

Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (theo tiếng Nga là Теория решения изобретательских задач, chuyển tự Teoriya Resheniya Izobreatatelskikh Zadatch, viết tắt TRIZ) là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau. Tác giả của TRIZ là Giáo sư Genrich Altshuller. Tiền đề cơ bản của TRIZ là: các hệ kỹ thuật phát triển tuân theo các quy luật khách quan, nhận thức được. Chúng được phát hiện và sử dụng để giải một cách có ý thức những bài toán sáng chế. TRIZ được xây dựng như là một khoa học chính xác, có lĩnh vực nghiên cứu riêng, các phương pháp riêng, ngôn ngữ riêng, các công cụ riêng. Cốt lõi của TRIZ là thuật toán giải các bài toán sáng chế ARIZ. ARIZ là một chương trình các hành động tư duy có định hướng, được kế hoạch hóa. Nó có mục đích tổ chức hợp lý và làm tích cực hóa tư duy sáng tạo cho não bộ, bước đầu tạo cơ sở cho lý thuyết chung về tư duy định hướng. ARIZ có tính logic và linh động. Về mặt logic, ARIZ có tác dụng phân nhỏ bài toán thành từng phần, vừa sức với người giải quyết vấn đề. Về mặt khác, nó khai thác tối đa mặt mạnh của từng người trong một đội nhóm làm việc như kiến thức, kinh nghiệm, trí tưởng tượng, linh tính… và hạn chế mặt yếu như tính ì tâm lý, sự phân tán trong suy nghĩ. Lợi ích của ARIZ nói chung là nâng cao hiệu suất tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Ý nghĩa của TRIZ và ARIZ là ở chỗ xây dựng [COLOR=“Green”]tư duy định hướng [/COLOR]nhằm đi đến lời giải bằng con đương ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kỹ thuật và sử dụng chương trình tuần tự các bước, có kết hợp một cách hợp lý 4 yếu tố: tâm lý, logic, kiến thức và trí tưởng tượng. TRIZ được dùng kết hợp với những phương pháp kinh tế-tổ chức (như phương pháp phân tích giá thành-chức năng, gọi tắt là FSA) tạo nên công cụ tổng hợp và có hiệu lực mạnh mẽ tác động tốt đến sự phát triển công nghệ.

Các công cụ chính của TRIZ:

Ma trận các mâu thuẩn

Hầu hết các vấn đề đều chứa những mâu thuẩn. Một số giải pháp thì có những điểm không được giải quyết , mang tính châm chướt cho qua và nhân nhượng. TRIZ chỉ ra cho ta cách làm lộ ra mâu thuẩn hay xung đột trong một vấn đề, hay giải pháp cũ . Triết lý của TRIZ là không chấp nhận sự nhân nhượng, loại bỏ các giải pháp kiểu châm chướt để giải quyết mâu thuẩn này rồi lại nảy sinh những mâu thuẫn khác.

Quy luật phát triển hệ thống

Tất cả các ngành công nghệ và các sản phẩm đều đi theo một mô hình đường cong phát triển chữ S (S-Curve). TRIZ giúp chúng ta xác định đâu là vị trí của sản phẩm, giải pháp công nghệ trên đường cong đó và dự báo những hệ quả của đường cong này. TRIZ cung cấp một phương pháp dự báo công nghệ với độ chính xác cao – Thí dụ, với một công năng bất kỳ, nó có thể dự báo chi tiết toàn bộ dãy các thế hệ thiết kế tiếp theo để thoả mãn công năng đó.

Định hướng kết quả lý tưởng

Thông qua công cụ mang tính nguyên tắc này, TRIZ giúp ta tiếp cận vấn đề bằng cách nghĩ về giải pháp chứ không phải nghĩ về vấn đề. Điều này thực hiện được nhờ ta tự hỏi giải pháp lý tưởng của ta là gì hay được gọi là kết quả lý tưởng? Nhờ có định hướng này, kết quả lý tưởng sẽ dần đạt được bằng cách gia tăng các lợi ích của hệ thống đồng thời giảm cả các điểm bất lợi và giá thành. Một phần của việc đạt được tính lý tưởng do sử dụng những nguồn lực có sẳn đối với người giải quyết vấn đề, sử dụng những nguồn lực không đắt tiền, và chuyển những cái có hại thành có lợi mang đến những giải pháp có thật, giá thành rẻ và rất mạnh

Khắc phục tính ì tâm lý

Mỗi khi đối mặt với vấn đề cần giải quyết và thực hiện thay đổi, TRIZ giúp ta tiếp cận vấn đề theo cách mới, sử dụng những kiến thức trước đây ta chưa biết, và giúp ta trở nên sáng tạo hơn, năng động hơn trong việc giải quyết vấn đề. Áp dụng TRIZ buộc bạn phải để đầu óc mình cởi mở hơn. Điều này bao gồm việc hiểu và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ giải quyết vấn đề, đặt mọi thứ vào đúng ngữ cảnh của nó- học cách tư duy theo Thời Gian và Không Gian, sử dụng bộ khung Kích Thước - Thời Gian –Giá Thành. Tất cả các công cụ này đều được sử dụng (trong tiềm thức) trong hầu hết những khoảnh khắc sáng tạo khoa học và quản lý nổi tiếng mà con người biết được cho tới nay.

Phân tích chức năng để hiểu vấn đề

Trong phân tích hệ thống công nghiệp cũng như hệ thống quản lý điều hành, TRIZ tạo ra cách tiếp cận nghiêm ngặt để làm thế nào đưa bài toán của bạn khớp vào một trong những mô hình bài toán tổng quát nhằm xác định vấn đề để tìm ra lời giải đã có sẳn. Một trong những cách như thế là Phương pháp phân tích chức năng. Phương pháp này mô hình hoá các tương tác (giữa Cái Lợi Và Cái Hại) giữa các thành phần của hệ, từ đó xác định khu vực có vấn đề trong hệ thống.

Các giải pháp khung của TRIZ

Một khi vấn đề đã được xác định, ta có thể áp dụng trực tiếp các Giải Pháp TRIZ (40 nguyên tắc của TRIZ, Giải pháp chuẩn, Các hiệu ứng), một tập hợp tất cả các cách xử lý những mối tương tác có hại, thừa hay thiếu đã biết. Đây là những thủ thuật giúp ta tìm ra các giải pháp tốt nhưng đơn giản.

Tăng cường sức mạnh của Tư duy

TRIZ giúp các kỹ sư và các nhà khoa học tìm ra những giải pháp cho các vấn đề theo cách nhanh hơn, thông minh hơn và tiết kiệm thời gian hơn so với các phương pháp truyền thống. Bằng cách thấu hiểu chức năng cốt lõi của các giải pháp, ta có thể nhận dạng ra những giải pháp thiết kế truyền thống xung quanh.

Ở VN chỉ có hai người học TRIZ từ gốc (GS. Altshuller) ở Liên xô cũ, đó là TS. Phan Dũng, và TS. Dương Xuân Bảo.

Các website và địa chỉ các bạn đều đã có biết.

Ngoài ra, ở nước ngoài, chúng ta còn có thể tìm hiểu thêm tại:

www.ideationtriz.com

Đối với ngành Hóa nói chung và các chuyên môn nói riêng, cũng như với các ứng dụng công nghiệp Hóa, việc áp dụng TRIZ trong giải quyết các bài toán thực tế được nhìn thấy là hữu hiệu và mang lại nhiều lợi ích to lớn.

Đi từ cơ bản của úng dụng 40 nguyên tắc đến việc xây dựng bộ khung giải pháp chuẩn TRIZ cho ngành Hóa đã tạo ra nhiều công cụ, giải pháp cụ thể trong thực hành ứng dụng. Các bạn đã có thể thấy và sử dụng qua phần mềm ChemOffice ( sử dụng ngôn ngữ trí tuệ theo hướng TRIZ cho định danh một công thức), sự phát triển có kế thừa các công thức hóa học của các dẫn xuất chiết xuất và tổng hợp trong hóa dược, hệ thống chẩn đoán và theo dõi hàm lượng đa vị trí theo hướng phân tích chức năng trong một hệ thống sản xuất hóa chất, các phát minh sáng chế về vật liệu composite và hệ thống ứng dụng từ nó, …

Không ai trong chúng ta không có khả năng sáng tạo. Chỉ có một điều là năng lực tư duy sáng tạo phụ thuộc và đòi hỏi chúng ta phải có đầu óc cởi mở, biết cách chia sẻ, chịu khó luyện tập và chấp nhận thử thách hoàn cảnh.Một điều nữa rất quan trong là chúng ta, tự mỗi cá nhân phải biết mình đang ở vị trí nào trên con đường phát triển chữ S để có thể vận dụng hiệu quả TRIZ- công cụ tư duy sáng tạo.

@thuydung, tôi không ngạc nhiên về hiện tại của bạn, hy vọng bạn sẽ sớm tích lũy và có hoàn cảnh thử thách thích hợp để ứng dụng TRIZ hiệu quả.

Thân,

Teppi

<meta http-equiv=“Content-Type” content=“text/html; charset=utf-8”><meta name=“ProgId” content=“Word.Document”><meta name=“Generator” content=“Microsoft Word 11”><meta name=“Originator” content=“Microsoft Word 11”><link rel=“File-List” href=“file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGUYEN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml”><link rel=“Edit-Time-Data” href=“file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGUYEN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_editdata.mso”><!–[if !mso]> <style> v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]–><!–[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]–><!–[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState=“false” LatentStyleCount=“156”> </w:LatentStyles> </xml><![endif]–><style> <!-- /* Style Definitions / p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:“”; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-fareast-font-family:“Times New Roman”;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} –> </style><!–[if gte mso 10]> <style> / Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:“Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:“”; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]–>

<o:p> </o:p>

Mình cũng học môn này rồi, cũng thầy Phan Dũng dạy, miễn bình ‘lựng’ về thầy hen, chỉ bình ‘lựng’ về môn học thôi. Theo mình thì nó cũng giống như mấy cuốn “Đắc nhân tâm” hay đại loại vậy, nội dung và mục tiêu của nó thì không chê vào đâu được, cái quan trọng nằm ở người lĩnh hội. Có người cho “Đắc nhân tâm” dạy người ta cách nói dối, sống đè nén cảm xúc để đạt mục đích bằng bất cứ giá nào, có người lại thành công sau khi đọc cuốn sách đó, thành công thật sự với một tâm hồn thay đổi luôn biết vì người khác và tôn trọng người khác (nói rõ luôn người này không phải là mình, mà là một người mình đã gặp). Vậy thì với môn ‘sáng tạo’ này, theo mình nghĩ, nếu người có năng khiếu sáng tạo thì nó giúp bổ sung khiến người đó thành công hơn nữa, với người tạm gọi là “chưa có năng khiếu”, nó giúp bạn nhìn ra năng khiếu, trong chừng mực nào đó. Ăn thua là bạn có: “think out of the box” hay không mà thôi. Nếu có bạn nào đọc Harry Potter rồi, sẽ thấy giải pháp “Tình Yêu” vô cùng tuyệt vời. Và mình cũng đã có đọc ở đâu đó, hồi còn bé, câu văn này: “… Tình yêu cha con: cái máy tính cầm tay; Tình yêu vợ chồng: Chiếc cổ áo tháo rời; Tình yêu nhân loại: Chiến xe buýt nhiều chỗ ngồi; …”. Mình đặt niềm tin vào đó. Khi bạn thực sự đặt tình yêu thương, nỗi đam mê của mình vào bất cứ điều gì, bạn sẽ thành … một nhà sáng tạo đáng ngưỡng mộ. Do đó, mình nghĩ mình dám kết luận thế này: bạn đừng học cách sáng tạo, đừng tìm kiếm thành công mà hãy học cách yêu thương, học cách đam mê. Học được điều đó, chắc chắn bạn sẽ thành công.

Cả ơn Ocean đã mở rộng cái câu chuyện này với mọi người. Với bạn, tôi hiểu điều bạn ngụ ý. Tuy chỉ e là vỏn vọn vài dòng trên, các thành viên khác của chúng ta sẽ có một số nhìn nhận khác với đều bạn muốn truyền đạt.

Do vậy, để cụ thể hơn, mình mạo muội viết tiếp để là rõ hơn.

Từ xưa đến nay, chúng ta có câu “Tiên học Lễ, Hậu học Văn” . Dù chúng ta là ai ở vị trí nào trong xã hội, đều cần phải tuân thủ cái nguyên tắc này. Do đó, không phải ai cũng có thể đều lĩnh hội và sử dung ngay cái công cụ quyền năng trí tuệ nếu chưa trải qua những trui rèn về phẩm chất đạo đức.

Nếu coi truyện kiếm hiệp, bạn sẽ thấy rõ lý do tại sao thiền sư Thiếu lâm từ chối không truyền võ thuật bí kíp cho học trò ruột giỏi võ của mình mà lại kéo dài thời gian thử thách. Tại sao một anh chàng khù khờ có lòng thương người lại được truyền dạy võ công…

Rõ ràng rằng, một khi công cụ trí tuệ được dùng ở đúng người thì hiệu quả xã hội sẽ cao gấp mấy ngàn lần. Và ngược lại, khi nó nằm trong tay người có phẩm chất đạo đức thấp thì hậu quả khôn lường.

Bàn về cách sáng tạo, tự cái từ SÁNG TẠO nó đã hàm chứa một ý nghĩa về sự phát triển và hướng thiện. Nó khai sáng trí tuệ và củng cố tính nhân văn của con người. Không có cái sáng tạo lại kìm hãm phát triển và giảm cấp nhân phẩm/xã hội. Sáng tạo là bước thăng hoa, phát triển cao nhất của con người - từ cá nhân đến cả xã hội. Sáng tạo tạo là thõa mãn cái ngưỡng nhu cầu cao nhất của con người- Sự hoàn mỹ- hoàn thiện. Sáng tạo là sự tiến hóa thích nghi chủ động của con người. Sáng tạo không có biến giới , ranh giới giữa tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Sáng tạo là một hành động nảy sinh cụ thể từ tư duy và hoàn cảnh. Sáng tạo chỉ có khi có Tư duy không ngừng, đồng cảm và phấn đấu không mệt mỏi với nghịch cảnh.

Như vậy, ở mỗi cá nhân hoạt động sáng tạo giống như một chiêu thức tung ra tùy biến. Có người cảm nhận được, có người thì không. Chúng ta không cần phải quá lo lắng về cái chuyện làm sao để sáng tạo. Mà điều cần ở đây là biết cách hài hòa trong cuộc sống, lao động. Biết cách hỉ nộ ái ố đúng chổ thì mọi điều đến lúc bạn sẽ NGỘ ra nhanh.

cái này khiến em liên tưởng đến các môn học từ phổ thông tời giờ. hic! ngày xưa (thới còn tắm mưa cởi chuồn í mà) em mất căn bản hóa Thầy ạh, từ lớp 8 đến cuối năm 11 luôn, quá trình học hóa thật khó khăn gian khổ đối với em, chẳng biết làm sao mà em có thể tôn tại tới lớp 12 (cấp 3 em hoc lớp chọn đàng hoàng í, mà em chọn toán cơ, hok biết hóa) (bằng mọi cách để làm được bài kiểm tra nhưng không bao giờ em lật sách quay bài hihi cái này đúng 100%, mấy đứa bạn nó giúp em hok àh). và thế là hè năm 11 em học hóa ngày đêm, bắt đầu bằng những cái định nghĩa dung dịch nhé, tập tính số mol… quá trời quá đất, một thời gian dài. đúng là dốt tời đâu, học lâu cũng biết, hihi em đã hình thành được trong đầu hóa học cơ bản rồi, tiếp đó là mấy dạng toán tập làm quen, thì trời ơi, kiến thức ở đâu mà nó tập trung ào về, em giải quyết tất cả những bài toán và một số trong 30/4, có lẽ lúc đó em đã NGỘ như Thầy nói vậy. và bây giờ em là nhân viên R&D trong lĩnh vực Polymer. Toán học là niềm say mê nhất của em thời đó, cuối cùng em chọn hóa Thầy ạh. vài lời tâm sự! P/S em học tiếng anh hoài Thầy ơi, từ lớp 6 tới giờ mười mấy năm rồi mà vẫn không NGỘ được, có lẽ tại em chưa có quá trình học nghiêm túc với ý thức về nó. hi vọng em sẽ NGỘ được môn này, chẳng biết time se là bao lâu…

cho mình hỏi môn phương pháp luận sáng tạo là khoa nào cũng học hả? sao mình không thấy môn đó trong danh sách môn học? Hình như khoa vật liệu năm 2 có học môn này thì phải?:020:

theo mình nghĩ thì nên bổ xung môn này vào chương trình đại hoc (mọi trường mọi ngành). hiện nay thì khoa hóa khong hoc môn này, có lẽ tuong lai sẽ áp dụng. nếu quan tâm, bạn có thể đ8ang ký học thêm vào buồi tối trên dãy nhà B, hoặc có thể vào khoa vật liệu hay môi trường gì đó, hỏi thăm và học chui đúng cách sinh viên bạn nhé.