Các bạn ơi cho mình hỏi trong phương pháp HPLC khi tiêm dung dịch đối chiếu và thử vào máy, độ lệch chuẩn tương đối của 6 lần tiêm liên tiếp của dung dịch đối chiếu không quá 2 . 2 là tính theo diện tích pí hay chiều cao của pic, ý nghĩa của con số này là như thế nào? Mình không hiểu. các bạn giúp mình với.cảm ơn các bạn nhiều!
Hi bạn! đương nhiên là phải tính diện tích chứ, không tính theo chiều cao peak đâu nhé ý nghĩa chính là độ lệch RSD phải < 2, như vậy kết quả phân tích mới đáng tin cậy bạn xem thêm tài liệu nữa nhé
bye:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (:tantinh (
cam on ban>cho n hoi them nhe, tai sao phai nho hon 2%, ma khong phai la 1% hay 3%, co tai lieu nao noi về phần nay ko ban.
tại sao không tính theo chiều cao? mình hỏi bạn tiêu chí nào mà bạn chọn diện tích, diện tích và chiều câo đều là 2 cách chọn để định lượng thì tại sao chỉ sử dụng S để tính. thông thường người ta sử dụng S để định lượng khi đó sử dụng S để xác định. khi sử dụng chiều cao pick để định lượng thì sử dụng chiều cao để tính. tùy trường hợp cụ thể là chọn chiều cao hay S.
Chiều cao hay diện tích peak trong phân tích sắc ký đều được chọn dùng nếu các quá trình diễn ra trong hệ sắc ký giữa các lần lặp, giữa chuẩn và mẫu là tương đồng. Khi đã thỏa mãn đuợc yêu cầu trên thì cách tính nào cho độ nhạy cao hơn sẽ là lựa chọn ưu tiên. Trong thực tế nếu peak cao, nhọn, không kéo đuôi (peak tailling), đối xứng thì người ta hay chọn chiều cao, trường hợp này hay gặp trong GC, UPLC. Nếu peak bè rộng, không đối xứng, bị tailling chút xíu thì người ta lại chọn diện tích, trường hơp này hay gặp trong HPLC thông thường. Kết quả tiêm lặp RSD% <2% hay 1% là tùy theo tiêu chuẩn của từng lab, tuy nhiên RSD% càng nhỏ, quá trình (trên máy, tay nghề của phân tích viên…)càng lặp, càng ổn định. Lưu ý: %RSD tùy thuộc nhiều vào nồng độ mẫu, nếu nồng độ mẫu càng thấp thì %RSD cho phép càng cao. Thân ái
Thường thì theo quy định RSD% cho phép của là <= 2% (đối với hệ thống HPLC thông thường) Con số 2% này có được là từ tổng hợp của tất cả các sai số của máy: ví dụ sai số của động tác tiêm mẫu, sai số từ thể tích chết của hệ thống, sai số của cell detector, sai số của tín hiệu detector, cách tích phân… Tổng các con số này khoảng tầm > 1%, tuy nhiên các tiêu chuẩn dược điển của Mỹ hay Châu Âu đều cho phép đến 2%. Thông thường ta tính RSD của 2 yếu tố: thời gian lưu (để định tính) và Diện tích (hoặc chiều cao) để định lượng. Hiện nay các thông số này vẫn được gọi là system suitability (tính tương thích của hệ thống) và là bắt buộc trong thẩm định phương pháp phân tích thuốc. Tuy nhiên đối với phương pháp HPLC sử dụng detector MS thì khó có thể đạt được đến RSD% < 2 (nếu đạt < 5% đã là tốt rồi- độ ổn định của MS kém hơn các detector khác), do đó trong HPLC-MS thường phải sử dụng thêm nội chuẩn và phải tính RSD% cho tín hiệu ngoại chuẩn/nội chuẩn.