phương pháp chuẩn độ

Các bạn có thể giải thích cho mình một vấn đề này được không (nghĩ mãi mà chưa ra) Mình chuẩn độ NaOH bằng HCl với điện cực thủy tinh (điện cực kép) trong quá trình chuẩn độ pH của dung dịch giảm (cái này đúng rồi) nhưng điện thế của quá trình cũng giảm theo (mV) mà theo lý thuyết thì nó phải tăng mới phải… KQ phân tích thì vẫn đúng, nhưng tại sao lại không phù hợp lý thuyết như như vậy??? Nếu chuyển sang máy khác thì vẫn bình thường. Máy chuẩn độ này của hãng KEM và chuẩn độ tự động Mong mọi người giải thích giúp. Thanks

Nếu giá trị điện thế giảm dần đều thì có thể loại trừ khả năng sai số ngẫu nhiên. Điện cực thủy tinh thông thông sẽ phụ thuôc vào nồng độ H+: trong quá trình chuẩn độ pH của dd giảm, nồng độ H+ tăng, diện thế tăng theo. Nhưng trong trường hợp của bạn thì giá trị điện thế lại giảm (trong khi kết quả phân tích vẫn đúng) thì khả năng là do cấu tạo của điện cực thủy tinh trong máy chuẩn độ, có nghĩa là thay vì phụ thuộc vào nồng độ H+ thì nó phụ thuộc vào nồng độ OH- (nồng độ OH- giảm thì thế giảm) P/S: bạn nên thực hiện phép đo nhiều lần vì trong quá trình chuẩn độ một số giá trị điện thế có thể giảm do sai số ngẫu nhiên.

Không thể do sai số được vì mình đã tiến hành chuẩn độ nhiều lần và các kết quả cho ra khá chính xác, các số liệu của quá trình chuẩn độ E(mV)-V(ml), đồ thị dạng tích phân đều chỉ ra có bước nhảy điện thế và quá trình chuẩn độ tổng quan là điện thế giảm xuống theo V(HCl thêm vào) xuống âm luôn. Điện cực thủy tinh phụ thuộc vào nồng độ OH- thì quả thật là chưa bao giờ mình nghĩ tới, cám ơn bạn đã gợi ý, mình sẽ phải tìm đọc thêm mới được vì trong mọi bài giảng đều nói nó phụ thuộc nồng độ ion H+ do sự chênh lệch giữa nồng độ ion H+ trong và ngoài màng thủy tinh. Điện cực mình dùng mã hiệu C172 của hãng KEM (nhật)

mình ko hiểu nắm về phần này nhưng mình nhớ ko lần thì ko có khái niệmđiện cực thủy tinh phhụ thuộc vào -OH thì phải bạn có thể nói rõ hơn ko

Em đang tìm tài liệu về các phương pháp chuẩn độ. ai có tài liệu tham khảo thi cho em xin với. cám ơn

Nếu bạn ở Tp. HCM thì vào trường ĐHKHTN tìm cuốn hướng dẫn thực hành phân tích định lượng của PGS. TS Cù Thành Long mà đọc. Nếu bạn có thể vào trang www.gigapedia.org thì hãy load cuốn sách “Modern Analytic Chemistry”. Thân ái

Ăn cơm hớt thầy giotnuoctrongbienca phát :mohoi (

M0d3rn An@lytic@l Ch3m1str7 - D@v1d T H@rve7: http://ifile.it/eyc3fa

Cho mình hỏi là chuẩn độ điện thế và chuẩn độ độ dẫn có gì khác nhau vậy

Khác nhau quá rõ. chuẩn độ diện thế dùng phương pháp đo điện thế để chỉ thị điểm tương đương. Chuẩn độ độ dẫn dùng phương pháp đo độ dẫn để chỉ thị điểm tương đương

Nhưng khác nhau chỉ nhiêu đó thôi sao, mình muốn biết thật rõ hơn, xin thầy và các bạn chỉ điểm thêm ạ

chuẩn độ điện thế có pp xác định điểm tương đương tương tự như chuẩn độ pH, trong khi chuẩn độ độ dẫn có cách xác định khác. bạn đọc lý thuyết và làm hết các bài thực tập hóa lý 2 sẽ hiểu rõ hơn nhiều về mấy pp này đó :24h_068:

À, sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương pháp chuẩn độ trên là phương pháp chuẩn độ độ dẫn thì ko có sự thay đổi đột ngột giá trị độ dẫn tại điểm tương đương, còn chuẩn độ điện thế thì tại điểm tương đương, điện thế thay đổi đột ngột.

Cho mình hỏi vài câu ha:

  • Vì sao dung dịch đệm thứ nhất luôn là pH 7.00 hoặc 6.86?
  • Theo lý thuyết, Vtđ2=2Vtđ1 nhưng trên thực tế Vtđ2>2Vtđ1, ngoài nguyên nhân do CO2 trong không khí phản ứng với NaOH làm giảm [NaOH] thì còn nguyên nhân nào nữa hok?
  • Tại sao ko chuẩn đến điểm tđ thứ 3 của acid phosphoric? Giúp mình với, mấy bữa nữa nộp ttpt òi…

Chào bạn Mình nghĩ là phương pháp chuẩn độ độ dẫn có sự thay đổi đột ngột giá trị độ dẫn của dung dịch tại điểm tương đương, nếu bạn cho rằng không có sự thay đổi đột ngột thì điểm tương đương của bạn được xác định như thế nào?

To Gió: Mình nghĩ sự khác nhau của 2 phương pháp này là được dùng trên những đối tượng khác nhau dựa trên việc xác định 2 đại lượng khác nhau là thế và độ dẫn

Một vài ý kiến chủ quan.

Oh chắc tại mình nói chưa rõ.

  • Chuẩn độ điện thế dừng khi qua điểm tương đương 1 vài điểm (1 vài điểm này là để cho đồ thị kéo dài đẹp ). Còn chuẩn độ độ dẫn ko dừng ở điểm tương đương.
  • Chuẩn độ điện thế , điểm tđ được xác định nhờ sự thay đổi đột ngột của thế tại điểm tđ, nên phải chuẩn chậm quang điểm tđ. Còn cđ độ dẫn, điểm tương đương được xác định nhờ sự giao nhau của các đoạn thẳng trên đồ thị nên ko cần phải chuẩn chậm quanh điểm tđ. Điều này mình lấy trong sách thực tập hoá lý 2 á.

bạn có ở thhcm ko nếu có thì tới trường cd tn&mt phát miễn phí kìa tha hồ mà đọc nha

Chào bạn Huy_hpt, Mình mạn phép trả lời câu hỏi của bạn thế này, Thứ nhất, quá trình đo của bạn là hoàn toàn chính xác. Mình giải thích thêm cho bạn tại sao lại vậy. Sensor (Cảm biến đo pH) có nhiệm vụ chuyển đổi giá trị pH của dung dịch về giá trị điện thế. Và Transmitter (pH meter) có nhiệm vụ chuyển tín hiệu điện thế này về giá trị đo. Giá trị điện thế này tỷ lệ thuận với giá trị pH. Ở pH = 7 điện thế bằng 0; pH < 7, điện thế dương và pH > 7, điện thế này âm. Vì thế, ở pH meter có thể hiện thị giá trị pH hoặc mV theo sự lựa chọn của người đo. Bạn nên chú ý, giá trị điện thế đó hiển thị lên là âm hay dương (thậm chí do option để bạn hiển thị). Khi chuẩn độ NaOH bằng HCl, điện thế từ giá trị âm về 0 (pH từ lớn hơn 7 về 7). Thế nên, vấn đề ở đây là bạn nhìn xem dấu của giá trị điện thế đó như thế nào thôi. Tuy nhiên, xu hướng điện thế tiến tới 0 khi pH đạt 7 là chính xác. Nếu bạn có thắc mắc, liên hệ với tôi qua nvphuong.hut@gmail.com, tôi sẽ trao đổi kỹ hơn. Tôi ít khi vào diễn đàn này, nay thấy vui tay thì post bài trả lời thắc mắc các bạn thôi.

Chúc bạn vui :slight_smile:

Dung dịch đệm (Buffer) thông thường sử dụng trong chuẩn độ là 2 loại có pH 7.00 và pH 4.01. Giá trị pH 7.00 để hiệu chuẩn zero point (giá trị này cho tín hiệu điện thế 0 mV) và giá trị thứ 2, cho slope (độ nghiêng của đường chuẩn). Ở 25 độ C, với pH 4.01 thì điện thế ~177 mV. Trong dung dịch này, thường sử dụng các chất có khả năng ổn định pH cao (ví dụ H3BO3), và nhà sản xuất đã tính tới trường hợp CO2 hòa tan vào dung dịch. Vì chỉ hiệu chuẩn có 2 điểm nên cẩn thận với giá trị đo, vì sai số khá lớn với các giá trị pH quá thấp hoặc quá cao. Chú ý là, đường hiệu chuẩn bị cong ở tại điểm pH quá thấp hoặc quá cao.