1.[Fe(CN)6]4- delB = 403,2 (kJ/mol) P = 209,9 (kJ/mol)
[Co(NH3)6]3+ delB = 273,2 (kJ/mol) P = 250,5 (kJ/mol)
[V(H2O)6]2+ delB = 140,8 kJ/mol)
Cho biết màu của các phức trên.
Trong dãy hóa quang phổ F- > I-. Giải thích vì sao: ion fluorid tạo phức rất bền với ion sắt(III) trong khi hầu như không tạo phức với ion thủy ngân(II), ngược lại ion iodid tạo phức rất bền với ion thủy ngân(II) trong khi hầu như không tạo phức với ion sắt(III).
(Gợi ý: Dùng thuyết MO trong phức và thuyết acid – base cứng – mềm để giải thích)
Tất cả những phức bạn đưa đều là phức bát diện , như vậy khi đặt vào trường bát diện , các orbital d sẽ phân thành 2 mức , 1 mức có 3 orbital d năng lượng thấp , 1 mức có 2 orbital d mức năng lượng cao .
Đối với 1 mol phức chất thì ta có deltaB = C.h.N/lamda với N là số avogadro , h là hằng số planck , C là tốc độ ánh sáng , Ở mỗi TH , bạn thay số vào sẽ tính được bước sóng , rồi bạn tra bảng xem bước sóng đó ứng với màu nào là xong ^^
Bạn đã gợi ý vậy bạn đã biết câu trả lời rồi chăng?
Với Fe(III) thì ion I- không tạo được phức với nó không nên giải thích theo phức chất mà nên giải thích theo tính oxi hóa - khử: Fe(III) có tính oxi hóa mạnh, còn I- có tính khử mạnh (mạnh hơn F-, Cl-, Br- nhiều), do đó Fe3+ + I- -> Fe2+ + I2 (hay I3-)
Với ion X- khác thì tạo phức với Fe phức bát diện (F- có bán kính nhỏ) và tứ diện (Cl-, Br-). Phức bát diện là đặc trưng hơn đối với Fe nên nó bền hơn phức tứ diện, đó là điều dễ hiểu.
Phức FeCl4- bền hơn phức FeBr4- do bán kính của Cl-< Br-.
Tôi chỉ giải thích được như thế, còn lý thuyết MO và thuýet axit-cứng mềm giải thích ntn? Mời các bạn góp ý cho!
Thân!