phức chất của Fe

Viết phản ứng tạo phức giữa Fe và NaCN theo từng bậc. Biết phản ứng tạo sản phẩm cuối là [Fe(CN)6]3-. Viết biểu thức tính hằng số cân bằng từng bậc và tổng cộng. Viết tên các sản phẩm tương ứng từng bậc theo các danh pháp phức chất và IUPAC.

Fe kim loại chỉ tạo phức được với 1 chất duy nhất đó là CO (phức có 2 dạng Fe(CO)5 và Fe2(CO)9 trong đó Fe đều có 36e - cấu hình khí hiếm Kr bền vững). (Theo sách Hoá vô cơ - tập 3, trang 169-170 của GS Hoàng Nhâm) Còn nếu bạn muốn hỏi phức của Fe2+ và Fe3+ với CN- thì có rất nhiều tài liệu nói rõ, trong đó rõ nhất là các tài liệu của cố GS Nguyễn Tinh Dung như: Hoá học phân tích “Cân bằng ion trong dung dịch” (Cả phần lí thuyết và bài tập đều có), Các vấn đề chọn lọc Hoá học - tập 2 (nhiều tác giả)… Bạn cũng có thể tra các số liệu này trong các sách tra cứu các hằng số hoá - lý… Ngoài ra bạn cũng có thể đọc được cách đọc tên các phức trong các sách Hoá vô cơ, Hoá học phức chất (chuyên đề của Hoá vô cơ)… Chúc bạn học tốt môn Hoá!

Bài này phải là Fe3+ mới làm được bạn à Fe3+ + CN- = Fe(CN)2+ Fe3+ + 2CN- = Fe(CN)2 + … Bạn làm tương tự nhé ! Xét 1 phản ứng A + B = AB thì hằng số K có thể viết dưới dạng K = [AB] /[A].[b] Hằng số cân bằng từng bậc nghĩa là bạn sẽ tính viết biểu thức K của các quá trình dưới đây : Fe3+ + CN- = FeCN 2+ FeCN 2+ + CN- = Fe(CN)2 + Fe(CN)2 + + CN- = Fe(CN)3 … Còn hằng số bền tổng hợp thì là : Fe3+ + CN- = FeCN 2+ Fe3+ + 2CN- = Fe(CN)2 + … Đó , bạn tính K của các quá trình đó ^^ . Tên của phức chất thì bạn có thể tham khảo ở đây : cách đọc tên phức chất - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Bạn đọc sách thầy Nguyễn Tinh Dung thì có tất cả những điều bạn thắc mắc! Chịu khó mượn sách đọc đi bạn nhé! Hằng số cân bằng của cân bằng tổ hợp được tính như sau:

  • Hằng số cân bằng của CB nghịch: Kn = 1/Kt (ở đây K là hằng số cân bằng nhé, đừng nhầm với kt, kn của hằng số tốc độ là sai cả về bản chất cũng như công thức)
  • Hằng số cân bằng của CB tổng cộng: bằng tích các cân bằng thành phần. Ví dụ ở trên, giả sử hằng số CB tạo phức từng nấc là K1, K2,…K6 thì hằng số cân bằng tổng cộng Fe^n+ + 6CN- -> Fe(CN)6 là K = K1.K2.K3…K6.
  • Khi nhân một cân bằng với 1 thừa số N thì hằng số cân bằng mới bằng hằng số cân bằng cũ luỹ thừa N lần. VD: Ag+ + 2NH3 -> Ag(NH3)2 K = 10^7,24 thì 10Ag+ + 20NH3 -> 10Ag(NH3)2 có K’ = K^10 = 10^72,4 Chúc bạn học tốt! Thân!

Fe kim loại chỉ tạo phức được với 1 chất duy nhất đó là CO (phức có 2 dạng Fe(CO)5 và Fe2(CO)9 trong đó Fe đều có 36e - cấu hình khí hiếm Kr bền vững). (Theo sách Hoá vô cơ - tập 3, trang 169-170 của GS Hoàng Nhâm)

với 1 chất duy nhất đó là CO 

câu này là bạn lấy nguyên văn từ sách Hoàng Nhâm àh. cho mình hỏi sắt ở đây bạn mún nói là Fe(0) hay ion sắt. bạn nói là sắt kim loại mình nghĩ đến là sắt tự do hóa trị 0. Chữ "duy nhất "của bạn làm mình đọc và hiểu bạn mún nói Sắt tạo phức có tính chọn lọc với CO. Rất tiếc là mình không có sách của Hoàng Nhâm để kiểm chứng xem ý bạn là như thế nào?

Hihi, từ duy nhất mình dùng hơi mạo hiểm (không phải trích nguyên văn). Nhưng ở đây chắc chắn là Sắt kim loại Fe(0), bạn thấy tổng số e xung quanh Fe trong Fe(CO)5 là 36 thì cũng rõ mà. Bạn cho mình địa chỉ mail, mình sẽ gửi file sách của thầy Hoàng Nhâm cho bạn! Nhớ thanks mình nha! Hihi Chúc bạn vui! Công tác tốt! Thân!

Các bạn nghĩ là có các phản ứng này không? 4Fe + 16NaCN + 3O2 + 6H2O -> 4Na[Fe(CN)4] + 12NaOH.

Na[Fe(CN)4] + 2NaCN -> Na3[Fe(CN)6]

Xét phản ứng tổng quát: M + CN- + O2 + H2O -> M(CN)n + OH- này thì với M là Ag, Au cũng phản ứng đó, vì phức của M-CN (nếu có) thường rất bền, và Oxi có tính oxi hoá mạnh. Phản ứng này được dùng để tách Au ra khỏi đất đá…khi khai thác vàng đó! Vì vậy tất nhiên Fe phản ứng như trên là chuyện bình thường, và chắc chắn xảy ra! Thân!

theo mình nghĩ ý kiến Fe3+ + CN- = FeCN 2+ FeCN 2+ + CN- = Fe(CN)2 + Fe(CN)2 + + CN- = Fe(CN)3 là ko đúng bởi vì hiện nay người ta chưa biêt dc muối Fe(CN)3 (theo Hoàng Nhâm tập 2 t201) và còn nữa các hằng số cân bằng thì phải nhân lai chứ làm sao cộng được! theo mình nếu là muối Fe III thì phản ứng có thể viết là Fe 3+ + 3 NaCN +3H2O = Fe(OH)3 + 3Na+ +3HCN Fe(OH)3 + 3HCN + 3NaCN = Na3[Fe(CN)6] + 3H2O còn hợp chất Na[Fe(CN)4] thì thật sự mình không tìm thấy nếu ai biết thì chia sẽ cho mình với nhé! ah còn đọc tên của nó nữa

em đang cần cuốn hóa học vô cơ III. a gửi cho em qua mail n.k.son07@gmail.com được không ạ. cảm ơn anh trước