Phát hiện vật liệu mới trong công nghệ chế tạo đĩa quang

Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ đại học Tokyo, Nhật Bản đã khám phá một loại vật liệu mới hứa hẹn sẽ mang đến thế hệ tiếp theo của những chiếc đĩa siêu dung lượng với khả năng lưu trữ đến vài terrabyte. Thêm vào đó, với loại vật liệu này, giá thành sản xuất các đĩa siêu dung lượng sẽ rẻ hơn so với đĩa sử dụng công nghệ Blu-ray.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một dạng kết tinh của titan oxit với khả năng chuyển đổi giữa tính chất kim loại và tính chất bán dẫn khi được chiếu sáng ở nhiệt độ phòng. Theo giáo sư Shin-ichi Ohkoshi thuộc khoa nghiên cứu khoa học tự nhiên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đốt oxit titan lên tới nhiệt độ 1200 độ C và tạo ra các hạt nhỏ li ti có kích thước 1 phần triệu milimet. Ở nhiệt độ bình thường khi được chiếu bằng tia laser, vật liệu này xuất hiện tính chất bán dẫn. Vật liệu có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện khi được chiếu sáng hoặc không chiếu sáng. Vì vậy, với tính năng này, vật liệu rất phù hợp để sử dụng trong đĩa quang học.

Không giống các đĩa Blu-ray vốn vẫn đòi hỏi những nguyên tố hiếm và có giá trị như germani-antimon-teclua, những chiếc đĩa sử dụng titan oxit sẽ rẻ hơn gấp trăm lần và bằng cách sử dụng các hạt siêu nhỏ của vật liệu mới, những chiếc đĩa quang có thể được sản xuất với tiềm năng lưu trữ dữ liệu gấp 1000 lần so với các đĩa Blu-ray hiện tại.

Giáo sư Ohkoshi nhấn mạnh: “Bạn không cần phải lo ngại về vấn đề tìm kiếm các kim loại hiếm. Titan oxit rất rẻ và an toàn, nó đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều sản phẩm như phấn trang điểm, phấn trắng, v.v…” Ông cũng cho biết, hiện tại vẫn chưa xác định khi nào loại đĩa này được sản xuất và được đưa vào sử dụng thực tế nhưng ông cũng dự định sẽ liên hệ với các công ty để đi đến thương mại hóa.

[right][i]Theo Tinhte.vn Nguồn: Geek.com[/i][/right]

Thật ra đề tài biến tính TiO2 để có thể chuyển đổi e từ vùng electron lên vùng dẫn đã được nghiên cứu rất nhiều ở bộ môn Hóa vô cơ và ứng dụng DH KHTN nói riêng và ở VN nói chung khi chiếu ánh sáng khả kiến vào vật liệu này. Tuy nhiên, ưng dụng chủ yếu là để xử lý môi trường. Bài giới thiệu này lại mở ra ứng dụng to lớn của TiO2. Đáng mừng là ở VN TiO2 khá rẻ, nên các phòng thí nghiệm ở VN làm được trên vật liệu này. Thanks mod

  • Việt Nam có nguồn khoáng sản titane khá dồi dào. Nhưng công nghệ chế biến sâu để từ quặng ra tinh quặng rồi ra các sản phẩm titane thì chưa có nhiều.

  • Hiện nay tại Bình Định có khoảng 30 công ty khai thác Titan được cấp phép hoạt động tuy nhiên hầu hết các công ty này chỉ dừng lại khai thác và bán sản phẩm quặng thô. Chỉ có 3 công ty chế biến sâu Titan bao gồm Công ty TNHH khoáng sản Ban Mai (hoàn nguyên Ilmenite), CTCP khoáng sản Bình Định (xỉ Titan) và CTCP khoáng sản Sài Gòn— Quy Nhơn (xỉ Titan).

  • Công ty Khoáng sản Sài gòn-Quy nhơn thành lập 2006 có Vốn điều lệ 1000 tỷ VNĐ chiếm vị trí dẫn đầu trong nhóm các công ty trên. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực Khai thác, chế biến và mua quặng Titan và các sản phẩm được chế biến sâu từ Titan. Công ty này hiện đang sở hữu dây chuyền chế biến xỉ Titan có quy mô lớn và hiện đại nhất Việt Nam (nhà máy tuyển tinh quặng công suất 10,000 Tấn/tháng). Công ty có trụ sở ở B6, đường số 5, khu công nghiệp Nhơn Hội Tp.Quy Nhơn

Cùng với các vấn đè tuơng tự như vấn đề này, VN mình nghe nói rất đầy đủ về nguyên nhiên liệu, tuy nhiên làm được và khai thác được có bao nhiêu, công nghệ chưa có, tôi nghỉ là không nên mừng vội vì để làm được một đỉa quang nhw thế phải là một công trình nghiên cứu lấu dài, và khi đưa vào ứng dụng thì không biết là con bao nhiêu năm, và phải còn bao nhiêu năm nữa thì mới đến VN, tuy nhiên củng là điều đáng mừng cho cả thế giới nếu thành công và phát triển rộgn rải