cho em hỏi: 1.tại sao khả năng tham gia phản ứng SN2:CH3-Br>CH3-CH2-Br>(CH3)2CH-Br>(CH3)3C-CH2-Br>(CH3)3-Br??? 2.tại sao khả năng tham gia phản ứng SN1:CH3O-Ar-CH2Cl>CH3-Ar-CH2Cl>Ar-CH2Cl> NO2-Ar-CH2Cl?
-
Đối với SN2, cơ chế này đòi hỏi tác nhân Nucleophile phải tấn công vào phía đối diện với liên kết C-X tạo ra dạng trung gian, sau đó mới tạo thành sản phẩm (phản ứng bậc 2, 1 giai đoạn): B- + R3C-X -> [B–R3C–X]- -> R3C-B + X- Do tác nhân Nucleophile phải tiếp cận từ phía đối diện liên kết C-X, nên sự che chắn không gian ở phía này càng lớn thì hiệu quả cơ chế càng thấp. Vì thế CH3-Br>CH3-CH2-Br>(CH3)2CH-Br>(CH3)3C-CH2-Br>(CH3)3-Br.
-
Đối với SN1, quá trình ban đầu R3C-X phải chuyển thành Cacbocation R3C+, cacbocation này sau đó mới kết hợp với tác nhân Nucleophile để tạo thành sp. Phản ứng là 2 giai đoạn, bậc 1 theo giai đoạn chậm nhất, giai đoạn tạo thành Cacbocation. R3C-X -> R3C+ + X- R3C+ + B- -> R3C-B Vì lí do này Cacbocation càng bền thì hiệu quả cơ chế càng cao, khả năng tham gia phản ứng SN1:CH3O-Ar-CH2Cl>CH3-Ar-CH2Cl>Ar-CH2Cl>NO2-Ar-CH2Cl; chiều tăng này là chiều giảm độ bền Cacbocation. (các nhóm thế vào vòng thơm tăng dần về khả năng phản hoạt hóa, làm giảm mật độ e vòng thơm, làm giảm độ bền cấu trúc Cacbocation trên gốc benzyl thế, -Ar-CH2+)
Câu hỏi thứ nhất
Câu hỏi thứ hai thì làm thì có :
CH3O-Ar-CH2Cl ( Cl muốn rời đi, CHO3 là nhóm đẩy electron về Ar, CHO3 tiếp sức cho Cl cho dễ đi luôn )
CH3-Ar-CH2Cl ( giống trên )
Ar-CH2Cl ( có cái thằng Cl)
NO2-Ar-CH2Cl ( NO2 là hút electron về , kéo áo Cl lại )
Cái này trong phần hiệu ứng cảm ứng I thì phải. Bạn phải nhớ là
-
Nếu có vòng và nhánh dài thì nhánh phải thế trứoc
-
Nếu chỉ có vòng và một chất thế có sẵn trên vòng thì dựa vào I ( hiệu ứng cảm ứng ) 2.a. Nếu là (-I) thì có 3 vị trí thế o- và p trong đó o- có 2 vị trí là 1,2 = 1,6 và p- có 1,4 2.b. Nếu là (+I) thì có 2 vị trí là m- trong đó 1,3 và 1,15
-
Nếu vòng có 2 chất thế thì phải tìm điểm gắn chất thế vào vị trí mà cả hai chất thế có sẵn muốn có.
mình nghĩ bạn stusant phải xem lại sách 1 tí.
2 câu hỏi trên thuộc về 2 cơ chế khác nhau: SN1 và SN2.(trước khi làm ta phải xác định cơ chế phản ưng cái đã, khakha)
SN2:
-tác nhân nucleophin đi vào đồng thời với nhóm đi ra(Cl-)(như vậy mới có tên SN2) do vây nucleophin phải ‘chọc khe’ vào vị trí đối diện với nhóm đi ra.
x1
Nu----> C(x3)-Cl.(sr nha, miêu tả có hạn)(x1,x2,x3 là 3 nhóm thế)
x2
do đó , ảnh hưởng không gian ở đây là quan trọng nhất.nhóm thế càng đồ sộ khả năng phản ứng càng giảm đấy.
Thế là xong câu 1.
SN1:
-phản ứng này xảy ra ưu tiên với những chất tạo cacbocation bền vững.Như vậy C(III)>C(II)>C(I).(trước hết là như thế đã).
-nhóm thế đẩy e sẽ bền hóa cacbocation, nhóm thế hút e sẽ làm kém bền…chú ý ở đây nhóm CH3O gây hiệu ứng +C>-I đấy.
- theo 2 tiêu chí này ta sáp xếp là xong câu 2.
***Chú ý:Với dạng bài này, không nêu được cơ chế, hiệu ứng thì không thuyết phục đâu.