đấy là pứ decacboxyl hoá dạng nhiệt phân axit cacboxylic anh ạh
khi nhiệt phân muối cacboxylic thì cũng cho ra sản phẩm tương tự tách CO2
khả năng xảy ra pứ còn phụ thuộc nhiều vào gốc lk với nhóm -COOH
Tui không hiểu ý kiến này của em muốn bàn luận điều gì? Vì ví dụ của em quá hiển nhiên!
Tuy nhiên trong câu hỏi của Phi Anh nếu dự đoán trên tác động của đôi điện tử tự do của nitrogen có lẽ sản phẩm khử nhóm acid giống như Phi Anh đề nghị. Tui có hỏi Phi Anh là câu hỏi này ra kết quả dựa trên thực nghiệm cụ thể hay chỉ dựa thuần túy vào tiên đoán lý thuyết, nhưng vì không được hồi âm về vấn đề này nên tui không dự đoán sản phẩm khử. Trong mọi giải thích tui luôn coi trọng việc có minh chứng bằng thực nghiệm cụ thể thay vì lý thuyết thuần túy.
Em thấy câu của anh PhiAnh trong tài liệu nào đó rồi, nhưng chỉ là cơ chế decacboxylation của -COOH ở vị trí 2 đi qua giai đoạn tương tự như betaxeto axit, còn cái ở vị trí 4 thì chưa rõ.
em chỉ mún nói pứ đó theo lý thuyết vẫn xảy ra được , còn thực nghiệm thì em hem bik
mờ tại sao nó lại tách ra ở vị trí o- và p- ạh trong khi m- lại được giữ nguyên , cái ngtử N có ảnh hưởng gì vô đây hem ạh
Trên lý thuyết thì trong vòng piridin, nguyên tử N hút e làm giảm mật độ e ở các vị trí 2,4,6 nên các vị trí này bị động, dễ decarboxylation tương tự như các hợp chất R-CH2-COOH mà R là nhóm hút e (đây là em nghĩ thế thui!)
Ở đây do tác động của liên hợp thôi. Hầu như các chất dễ decarboxyl hóa đều có thể tạo được anion carboxylate bền vững
Tuy nhiên sự loại nhóm COOH ở 2 dễ hơn 4, có lẽ đi qua một trạng thái chuyển tiếp vòng. Lúc đầu sẽ xảy ra sự loại CO2 ở 2, sau đó một chút sẽ là 4. Nếu đun nóng lâu thì cả ba nhóm sẽ bị loại.