Hi cả nhà!! Lại có vấn đề cần hỏi đây!!! khi khi Cả nhà ơi! Trong dược các loại thuốc sát trùng, thuốc tiêm thường kết hợp glycerin và phênol. Vậy phản ứng giữa chúng xảy ra như thế nào? Mọi người cho ý kiến nhé!! Mong hồi âm của cả nhà hen !!! :24h_069::24h_069:
glycerin có tác dụng hút ẩm và làm trơn.Phenol có tác dụng sát khuẩn nhưng vì phenol độc nên bây giờ người ta ít dùng em chỉ biết đến đây thôi chị ạ:24h_027:
:24h_027:
Cảm ơn badboy_style đã quan tâm đến thắc mắc của mình. Trong quá trình thí nghiệm mình đã cho 2 chất này phản ứng với nhau ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao (270 độ C) thì phenol đều tan hoàn toàn trong glycerin. Mục đích của mình là muốn bẽ gẫy liên kết của phenol tạo lỗ hổng cho sản phẩm,tăng tính thẩm thấu… Mình ko biết đã tạo ra chất gì??? Và có giải phóng nước hay không, có độc hại hay ko vì mình đang muốn phát triển sản phẩm mới cho ngành thực phẩm. Phenol là chất độc nhưng người ta thường dùng làm thuốc tiêm vậy có tác hại như thế nào đến sức khỏe… Làm ơn giúp mình dzới. :24h_027::24h_027::24h_027:
Phenol và glycerol có thể hòa tan được với nhau ở nhiệt độ thường, nhưng chỉ hòa tan thôi chứ không phản ứng với nhau đâu. Tính axit của phenol rất yếu K<sub>a</sub>=10<sup>-9,75</sup> nên không làm đổi màu quỳ tím.
Ở điều kiện thường phenol không tác dụng với glycerol, phản ứng ester hóa thông thường giữa một acid và rượu cũng đã khó khăn, trong khi trường hợp này phenol là acid rất yếu. Nhưng ở điều kiện có một hàm lượng acid H2SO4 đậm đặc đóng vai trò xúc tác thì có thể phản ứng được (James McIntosh, “Acrolite”—A New Synthetic Resin, <cite>Ind. Eng. Chem.</cite>, 1927, 19 (1), p 111).
Trường hợp bạn nung lên đến 270 độ C, nhiệt độ gần làm đứt liên kết C-C. Mình nghĩ rằng có thể diễn ra quá trình khử nước tạo phenyl-O-C (của glycerol). Muốn biết có hay không bạn đem mẫu đi phân tích IR thì có thể biết được. Nếu mũi OH không còn hay cường độ không bằng lúc đầu thì có thể phản ứng đã xảy ra.
Còn mục tiêu của bạn là muốn “bẻ gãy liên kết phenol”. Trong sản phẩm của bạn (thuốc sát trùng, thuốc tiêm…) phenol, glycerol, nhiều chất khác… tồn tại ở dạng đơn phân tử, liên kết giữa chúng là liên kết vật lý (có thể có liên kết hydro) chứ không phải liên kết hóa học, nên không cần bẻ gãy. Có thể bạn sử dụng phương pháp nào đó để tạo xốp cho sản phẩm của bạn giống người ta làm bánh bao chẳng hạn.
thân.
Thank’s C.H.V nhiều lắm! Những ý kiến đóng góp của bạn rất hữu ích cho mình. Mình sẽ xem xét lại. Nếu có thông tin j them, vui long chia sẽ nhé! Thân!!!
Glixerin được dùng nhiều trong y học(làm mềm da, sát trùng) trong công nghiệp dệt, thuộc da, mực in, làm chất dẻo hóa và đặc biệt điều chế *** Phenol là những tinh thể ko màu(để lâu trong không khí bị oxi hóa thành màu hồng), mùi đặc trưng khó chịu, rất độc, làm bỏng da khó lành, nóng chảy ở nhiệt độ 43 độ c, tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng,trong rượu, ete, clorofom Phenol được dùng làm thuốc sát trùng, chống mục, mối mọt cho gỗ, tre nứa; dùng để sản xuất thuốc nhuộm, thuốc diệt cỏ, kích thích thuốc thực vật và đặc biệt để tổng hợp nhiều loại polime có giá trị em xin bổ sung thêm phần năng lương liên kết(là năng lượng cần để phá vỡ liên kết)của một số liên kết trong hợp chất hữu cơ như sau: liên kết E(kcal/ mol) C - H 99 O - H 111 C - C 83 C = C 147 C nối ba C 194 chúc chị hoàn thành tốt công việc:24h_048: