phản ứng của FeCl3

[MARQUEE]mình vì mọi người, mọi người vì mình[/MARQUEE] trong phản ứng FeCl3 +SnCl2(+KSCN) thì KSCN có vai trò như thế nào? :danhmay (

Bạn có thể nói rõ hơn được chứ? Bạn hỏi như thế khó trả lời lắm. Tuy nhiên tui có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin về KSCN và Fe3+: Fe3+ + SCN- —> phức màu đỏ máu đặc trưng

Em nghĩ pứ này lúc đầu tạo phức Fe(SCN)2+ đỏ máu, sau đó do có Sn2+ vào nên Fe3+ oxh Sn2+ tạo Sn4+ và Fe2+ nên mất màu đỏ máu

Nếu câu hỏi của chantroimoi chung chung như thế thì chi bằng hãy vẽ giản đồ thế oh-khử của các cặp oh-khử của Fe (gồm cả dạng tạo phức) và của Sn để từ đó suy ra các pứ có thể xảy ra cũng như sản phẩm gồm những gì. Khi tạo phức thì thế oh-khử cũng thay đổi nữa (mình lười tính toán và tra bảng quá :mohoi (, bạn chantroimoi tự tra rùi tính toán nhé ^^)

1 vài ý kiến chủ quan của mình. Chúc bạn chantroimoi học tốt. Thân!

mình có thể nói rõ hơn như thế này: FeCl3+KSCN->Fe(SCN)3+KCl (1) FeCl3+SnCl2(+KSCN)->SnCl4+FeCl2 +KSCN (2) trong phản ứng 2 thì KSCN có vai trò gì.SnCl2 có tính khử có phải làm cho mất màu đỏ máu không?

Túm lại thì cũng chỉ là tác nhân tạo phức thôi bạn ah ^^. Như mình đã nói ở trên đó, khi tạo phức thì thế oh-khử thay đổi. Vì thế, bạn nên tính toán giá trị thế khi tạo phức rùi vẽ giản đồ thế oh-khử của tất cả các cặp oh-khử của Fe lẫn của Sn thì sẽ thông suốt ngay thôi. Chúc học tốt! Thân!

nhưng mà phức chất thì mình chẳng biết gì cả(mới học mà lậy).tieulitamquan có thể cho biết một số tài liệu nào viết về phức chất hay không, tiện thể học phức chất luôn đó mà!hi

Có sách viết riêng về phức chất như quyển của thầy Hồ Viết Quý hay Trần Thị Bình Nhưng cái vấn đề anh hỏi thì nó không phải thuần thúy phức chất , nó chỉ là 1 bài thuộc bên phân tích " Các Pư trong dung dịch" thôi nên anh có thể tham khảo trong giáo trình hóa phân tích của Nguyễn Tinh Dung , Từ Vọng Nghi , " Một số Pư trong hóa học vô cơ" của Nguyễn Duy Ái , " Cơ sở lí thuyết các Pư hóa học" của Trần Thị Đà…:nhau ( Bàn về cái câu trên của anh , phức Fe(SCN)3 bền trung bình lgbt:)3= 6.37 làm giảm thế của Fe3+/Fe2+ , nó kiểu như chất che ý :quyet (. Anh muốn biết SnCl2 nó có làm mất màu đỏ nâu của phức Fe3+ ko thì tổ hợp rồi tính K của Pư (2) đó thôi

Có 1 phương pháp chuẩn độ thế này: nhỏ từ từ dung dịch SnCl2 vào dung dịch Fe3+ đã được axit hóa bằng HCl sẽ thấy Sn2+ khử Fe3+ thành Fe2+ ,do đó màu vàng của Fe3+ cũng biến mất ,vì sCN- tạo phức màu đỏ máu với Fe3+(phản ứng khá nhạy) nên use SCN- để kiểm tra Fe3+đã bị khử hết chưa.(lưu ý là phức của Fe3+ với SCN- có thành phần thay đổi(số phối tử SCN- thay đổi từ 1->6) tùy thuộc vào nồng độ của SCN-trong dung dịch) thân!

một cách chính xác nhất là so sánh thế điện khử chuẩn sau đó điều chỉnh nồng độ để cho nó xảy ra theo chiều thuận nghịch mà ta muốn do hai cái có thế khác nhau !!!1