( Dạo này sinh viên môi trường bk.k53 vào diễn đàn ác nhỉ )
Em có câu hỏi như sau : So sánh khả năng phản ưng tấn công electrophil của tác nhân CH3COOH; (CH3COO)2O ; VÀ CH3COOCL trong phảng ứng axyl hóa nguyên tử H thuộc nhóm -NH2 của anilin.
Em đáp được 1 phần :
-Không có gì phải bàn cãi khi Cl là nhóm có độ âm điện rất mạnh,nguyên tử C của CH3COOCL sẽ tích điện delta + lớn nhất.=> tác nhân CH3COCL mạnh nhất.
-So sánh CH3COOH; (CH3COO)2O ta nhận thấy nhóm -OH đẩy e còn nhóm CH3COO- là nhóm hút e => C của (CH3COO)2O sẽ tích điện dương lớn nhất.
Vậy thứ tự sẽ là CH3COCL > (CH3COO)2O > CH3COOH
CÂu trà lời này đầy đủ chưa các bác, Có cần p xét tĩnh và động ko?
2>So sánh khả năng thế Sn của ankyl- ; vinyl- và allyhalogenua
( CnH2n+1X ; CH2=CH-X ; CH3-CH=CH-X )
trong 3 cái chất này,rõ ràng CnH2n+1X có khả năng thế Sn cao nhất do chênh lêhcj độ âm điện của nhóm halogenua ,mặt khác nó ko tham gia hệ liên hợp như 2 chất sau.Chính vì vậy mà X linh động dễ bị tách ra khỏi phân tử .
Còn 2 cái sau em ko rành, các bác phân tích theo tĩnh và động dùm em được ko
( Em mới là sv năm thứ 3, kiến thức về hóa ko nhiều nên dùng ngôn từ chưa chuẩn ,các bác thông cảm và chỉnh luôn .Với lại sv môi trường thì ko chuyên sâu về hóa lắm, Chúng em thực nghiệm thiết kế ứng dụng là chính )
:24h_039:
Câu 1:
Nhận xét: khả năng phản ứng phụ thuộc vào mật độ điện tích ở nguyên tử C và khả năng đi ra của nhóm thế trong trạng thái chuyển tiếp tứ diện.
Mật độ điện tích dương của nguyên tử C trong CH3COCl là lớn nhất vì Cl thể hiện hiệu ứng -I mạnh hơn hơn +C trong khi ở CH3COOH và (CH3CO)2O thì oxi thể hiện hiệu ứng +C mạnh hơn----> gốc NH2 dễ tương tác vào C ở CH3COCl hơn, năng lượng hoạt hóa ở trạng thái chuyển tiếp lần thứ nhất nhỏ hơn, Cl là nhóm đi ra tốt hơn so với OH- và
CH3COO- nên năng lượng hoạt hóa ở trạng thái chuyển tiếp lần thứ 2 cũng nhỏ hơn ----> khả năng phản ứng là lớn nhất. Lập luận tương tự----> khả năng phản ứng theo thứ tự sau: CH3COCl > (CH3CO)2O > CH3COOH
Câu 2:
Allyhalogenua là CH2=CH-CH2-X
Yếu tố tĩnh:
Độ bền liên kết C-X giàm theo thứ tự sau: Vinyl > Ally > Alkyl (mật độ electron giữa C-X giảm dần ) ----> C-X trong vinyl khó bị đứt gẫy nhất
Yếu tố động:
Xét phản ứng SN1:
Giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng : R-X ----> R+ + X-
R+ trong gốc ally là bền nhất vì điện tích dương được giải tỏa ( chứng minh điện tích dương được giải tỏa thì bền ).
R+ trong vinyl kém bền nhất vì điện tích dương không được giải tỏa, hơn nữa do liên kết C-X bền hơn ally và alkyl nên năng lượng hoạt hóa của trang thái chuyển tiếp lớn.
Đối với phản ưng SN1, vinylhalogenua phải vượt qua hàng rào thế năng lớn nhất, tiếp đến là alkyl và allyl----> khả năng pư tăng dần theo thứ tự trên.
Phản ứng là SN2:
Giai đoạn chuyển tiếp của allylhalogenua có năng lượng hoạt hóa thấp nhất do 3 yếu tố sau: liên kết C-X kém bền nhất, có sự xen phủ giữa AOp của tác nhân nucleophin với MO pi của CH2=CH-, cấu trúc của CH2=CH- phẳng nên giảm được tương tác đẩy
Còn 2 chất còn lại bạn tự biện luận nhé. Theo thứ tự khả năng phản ứng SN2 như sau:
vinylhalogenua < alkylhalogenua < allyhalogenua