Em đang tìm hiểu về phương pháp phân tích lưu huỳnh trong xăng dầu bằng huỳnh quang tán xạ tia X theo ASTM D2622. Anh chị nào có kinh nghiệm phân tích chỉ tiêu này giúp em với. Mà tại sao phải dùng huỳnh quang tán xạ tia X, dùng huỳnh quang phân tử có được không?
Đọc một số tài liệu nước ngoài thì tôi chỉ thấy ASTM D-7039 chứ không thấy ASTM D2622…
Gõ Google la biet co hay ko.:014:
Chào anhba,
Một cách đơn giản, phân tích huỳnh quang phân tử chỉ giúp bạn xác định một hợp chất. Phân tích huỳnh quang tán xạ tia X giúp bạn xác định một nguyên tố.
Tham khảo thêm về sử dụng tiêu chuẩn này theo thiết bị cũ thể, bạn có thể xem qua hai ví dụ sau:
Bạn cần phải kết hợp giữa hướng dẫn trong tiêu chuẩn đo ASTM D2622 (phiên bản mới nhất là ASTM D2622-10) với thiết bị phân tích của bạn hiện tại thông qua sổ tay hướng dẫn vận hành- lắp đặt,bảo trì thì mới ra được một quy chuẩn vận hành tốt cho việc kiểm nghiệm tại cơ sở của bạn.
Đọc một số tài liệu nước ngoài thì tôi chỉ thấy ASTM D-7039 chứ không thấy ASTM D2622…
Chào bạn huynhthanh2010,
Bạn nói có phần đúng mà cũng chưa đúng. Hiện tại có 3 tiêu chuẩn xác định hàm lượng lưu huỳnh từ dạng vô cơ đến hợp chất hũu cơ có mặt trong nhiên liệu lỏng (tù dầu nhẹ đến dầu nặng) : ASTM D2622, ASTM D5453, và ASTM D7039.
D2622 -10 Standard Test Method for Sulfur in Petroleum Products by Wavelength Dispersive X-ray Fluorescence Spectrometry.
D5453-05 Standard Test Method for Determination of Total Sulfur in Light Hydrocarbons, Motor Fuels and Oils by Ultraviolet Fluorescence.
D7039 -07 Standard Test Method for Sulfur in Gasoline and Diesel Fuel by Monochromatic Wavelength Dispersive X-ray Fluorescence Spectrometry
Chuẩn D2622 có trước, sau đó , do quy định của EPA và EU, chuẩn D7039 được bổ sung như một tiêu chuẩn tương đương D2622 để tạo điều kiện thuận cho việc xét nghiệm hơn khi dùng các thiết bị phân tích huỳnh quang khác.
Thân,
Teppi