phần mềm hyperchem

xin cho em hỏi vài câu về phần mềm hyperchem

  • Phần mềm hyperchem lại được xây dựng trên cơ sở luận hóa lượng tử,vì sao?
  • Ý nghĩa các phương pháp UHF, VHF,AM1 ,PM3?
  • Cách vẽ biểu đồ dạng khối axit bezoic trong hyperchem?
  • thuật toán chủ yếu để viết phần mềm hyperchem? rất mong được được các anh chị giúp đỡ!

Bạn hản là một người yêu thích sâu sắc về hóa học và toán học. Nhưng mình có lời khuyên bạn là Hyperchem tuy hay nhưng không phải là dạng phần mền được sử dụng phổ biến hiện nay, tuy nó dễ dùng nhưng độ tin cậy không cao. Hiện nây, phầm mền Gaussian mới đang được dùng phổ biến bởi lượng dữ liệu thu được bằng lý thuyết rất nhiều mà tương đối gần với thực nghiệm.DO đó mình nghĩ với niềm yêu thích của bạn, bạn nên tập chung vào phần mền Gaussian sẽ tốt hơn cho ban. Chúc bạn thành công.

Oh, chắc bạn cũng đang học về HyperChem, tuongvan xin được trả lời câu hỏi thứ 2 của bạn như sau:

  • UHF: dùng để tính toán các phản ứng phân tách của các hệ vỏ hở.
  • AM1: áp dụng cho các nguyên tố thuộc chu kỳ 1,2,3 của bảng hệ thống tuần hoàn trừ các kim loại chuyển tiếp. Đây là phương pháp bán kinh nghiệm có ưu thế dùng để tính toán các tính chất của phân tử, tối ưu hóa hình học, năng lượng toàn phần và nhiệt tạo thành.
  • PM3: áp dụng cho nhiều nhóm nguyên tố thuộc nhóm chính, trừ các kim loại chuyển tiếp

Xin chào,

  • Có thể nói tất cả các phần mềm tính toán dùng cho nghiên cứu hóa học (computational chemistry) đều được xây dựng trên cơ sở hóa lượng tử và Hyperchem là một trong số đó nên bạn không có gì ngạc nhiên cả.

  • PP UHF (Unrestricted Hartree–Fock): là pp mở rộng của pp HF (Hatree Fock) khi xem xét các không gian orbitals la khác nhau. Ngoài ra chỉ còn có thêm HF mở rộng là RHF hay ROHF chứ tôi không biết VHF là gì?

  • PP AM1 (Austin Model 1): được Dewar tìm ra năm 1985 dựa trên pp MNDO, chủ yếu dùng cho các nguyên tố sau: H, B, Al, C, Si, Ge, Sn, N, P, O, S, F, Cl, Br, I, Zn và Hg. bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây J. Am. Chem. Soc., 107, 3902 (1985)

  • PP PM3 (Pâmetric Method 3): được Stewart tìm ra năm 1989 dựa trên pp AM1, chủ yếu dùng cho các nguyên tố sau: H,C,Si,Ge,Sn,Pb,N,P,As,Sb,Bi,O,S,Se,Te,F,Cl,Br,I,Al,Ga,In,Tl,Be,Mg,Zn,Cd và Hg. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây J. Comput. Chem., 10, 209, 211(1989); 11, 543 (1990); 12, 320 (1991)

PP AM1 và PM3 không thể sd cho các nguyên tố chuyển tiếp vì các bộ hàm cơ sở chỉ xây dựng trên các orbital hóa trị s và p.

  • Theo tôi biết thì Hyperchem đc xây dựng trên VB, C/C++, Fortran.

Nếu bạn muốn nghiên cứu về lĩnh vực này nên tìm đọc thêm một số sách như: Quantum Mechanic, Quantum Chemistry.

Bộ hàm cơ sở của AM1 và PM3 đều là STOs. Vấn đề của AM1 và PM3 không nằm ở bộ hàm cơ sở, chúng là các phương pháp bán thực nghiệm với sự hiệu chỉnh các tham số của trường thế tương tác hạt nhân-hạt nhân.

Trường thế tương tác Coulomb là trường trung bình trong phương trình HF, để chính xác hóa trường thế tương tác hạt nhân-hạt nhân phải dùng pp lượng tử hóa lần thứ hai (quá phức tạp). Vậy để khỏi phức tạp người ta hiệu chỉnh thông qua kinh nghiệm và thực nghiệm (MNDO,AM1, PM3).

Rồi sau này đến tương tác của electron cũng phải làm chính xác hoá. Đó là lý do ta cần phải sử dụng phương pháp Nhiễu loạn.