Phân biệt trạng thái tinh thể và trạng thái vô định hình

Cấu trúc tinh thể là cấu trúc trật tự xa còn cấu trúc vô định hình là cấu trúc trật tự gần. Các chất tinh thể có tính bất đằng hướng còn các chất vô định hình có tính đẳng hướng. Chúng ta có thể dùng phương pháp vật lý gì để phân biệt hai trạng thái trên?

Có nhiều phương pháp để phân biệt 2 trạng thái trên, một trong những cách đơn giãn nhất mà ta có thể tiến hành đó là xác định nhiệt độ nóng chảy của chất đó Nếu chất đó ở dạng tinh thể, nó sẽ có 1 nhiệt độ xác định Nếu chât đó ở dạng vô định hih2, chất đó sẽ ko có nhiệt độ nóng chảy xác định ( nghĩa là khi ta tăng nhiệt độ, chất đó sẽ dần mềm đi, rồi từ từ chảy ra. Nó ko chuyển pha ở 1 nhiệt độ xác định mà là 1 quá trình lâu và trải qua 1 giai đoạn nhiệt độ lớn) Ngoài ra, ta có thể dựa vào tính đẳng hướng của chất vô định hình để xác định, nếu nó có các chỉ số khúc xạ, điện trở,… đều như nhau theo mọi phương thì nó là chất vô định hình. Ngược lại, nó là chất ở dạng tinh thể

Bạn ơi ,mình nghe nói thuật ngữ màn hình tinh thể lỏng này lâu rồi ,chẳng hay tinh thể lỏng là gì vậy ? nó khác tinh thể thường hong ? ai biết xin chỉ giáo giùm mình đi .Cảm ơn trước nhen .

Có nhiều phương pháp để phân biệt 2 trạng thái trên, một trong những cách đơn giãn nhất mà ta có thể tiến hành đó là xác định nhiệt độ nóng chảy của chất đó Nếu chất đó ở dạng tinh thể, nó sẽ có 1 nhiệt độ xác định Nếu chât đó ở dạng vô định hih2, chất đó sẽ ko có nhiệt độ nóng chảy xác định ( nghĩa là khi ta tăng nhiệt độ, chất đó sẽ dần mềm đi, rồi từ từ chảy ra. Nó ko chuyển pha ở 1 nhiệt độ xác định mà là 1 quá trình lâu và trải qua 1 giai đoạn nhiệt độ lớn) Ngoài ra, ta có thể dựa vào tính đẳng hướng của chất vô định hình để xác định, nếu nó có các chỉ số khúc xạ, điện trở,… đều như nhau theo mọi phương thì nó là chất vô định hình. Ngược lại, nó là chất ở dạng tinh thể

doremon hình như học polymer thì phải. Phương pháp bạn đề nghị áp dụng cho các chất vô cơ thì khó lắm. Dùng XRD dễ hơn.

Có những hợp chất vô cơ hay hữu cơ phân hủy trước khi nóng chảy thì ta sẽ không thể phân biệt được bằng nhiệt độ nóng chảy. Còn tính chất đẳng hướng thì thoạt nghe cũng tương đối dễ nhưng thật ra không dễ vì để xét tính đẳng hướng của một loại hợp chất thì ta phải tạo được một đơn vị cấu trúc đồng nhất của hợp chất đó. Và đơn vị cấu trúc này phải đủ lớn để ta có thể tiến hành đo đạc các thông số vật lý bằng các thiết bị đo. Đấy là việc rất phức tạp và đòi hỏi nhiều công phu. Nói chung là không được khả thi lắm.

integchimie nói có lý lắm. Vì doremon mới suy nghĩ đến đây nên chỉ trả lời được như vậy, để mình suy nghĩ tiếp xem sao. Nhưng doremon có 1 thắc mắc, phương pháp XRD là gì vậy, thầy aqhl có thể nói sơ lược giúp em được ko a.

Tinh thể lỏng. Thuật ngữ mới nghe thì có vẻ mâu thuẫn quá. Đã là chất lỏng thì cấu trúc chỉ là trật tự gần và chuyển động liên tục, mà tinh thể thì phải có cấu trúc trật tự xa. Thế mà lại có một loại trạng thái lỏng vừa có tính trật tự gần vừa có tính trật tự xa. Nếu ta có một chất lỏng mà các tiểu phân ở dạng phân tử, bằng cách nào đó, ta tác động một trường lực nào đó khiến chúng trở nên ngay hàng thẳng lối, khi ấy chất lỏng chúng ta đã có một cấu trúc trật tự xa nhưng vẫn ở trạng thái lỏng. Trường lực này có thể là từ trường hoặc điện trường. Các phân tử chất lỏng thường là các hợp chất hữu cơ mạch phòng có gắn các nhóm phân cực sao cho sự phân cực của nó là một chiều. Đấy là sự tích của tinh thể lỏng.

Trong lĩnh vưc vô cơ thì dạng tinh thể và vô định hình chủ yếu được xác định bằng DRX (nhiễu xạ tia X). Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng và chính xác nhất so với các test xác định tính chất vật lý như t° sôi, t° nc… Tuy nhiên cũng tùy mục đích mà lựa chọn phương pháp để tiết kiệm túi tiền nhất :hocbong (

Tinh thể lỏng là vật liệu mà ở một số pha (hay điều kiện) nào đó nó có được các tính chất kết hợp giữa “chất lỏng” và “tinh thể rắn”. Trạng thái đó là mesophase Còn màn hình LCD được hoạt động như sau : Sử dụng nguyên tắc phân cực ánh sáng dựa trên các bộ lọc phân cực và biréfringence (hiểu nôm na là tính chất của vật liệu có thể cho đến 2 chỉ số khúc xạ khác nhau theo sự phân cực của ánh sáng) của một số tinh thể lỏng thich hợp ở pha nématic (mesophase) mà ở pha đó, ta có thể thay đổi sự định hướng của ánh sáng theo trường điện từ. Sorry vì mình dịch dở ẹc, có thời gian sẽ chau chuốt lại

To aqhl: hehe, Hà đen phải không, bắt bẻ tao nữa hén DRX (Diffraction des Rayons X)

Có bạn nào có tài liệu về phương pháp tính Rietveld để xác định mạng lập phương và kích thước hạt từ dữ liệu phổ đồ X-ray thì share cho mình nhé, có thể post lên diễn đàn thì hay quá. Thanks!

Một ví dụ ứng dụng của pha tinh thể lỏng là dùng để điều chế vật liệu mesoporous. Một trong những phương pháp để điều chế mesoporous là phương pháp template. Phương pháp template dùng chất hoạt động bề mặt đóng vai trò như chất tạo khuôn. Lúc đầu, các chất hoạt động bề mặt này sẽ tạo thành các mixen. Sau đó, các mixen sẽ sắp xếp tạo thành một cấu trúc nhất định và được lặp lại trong không gian tạo thành pha tinh thể lỏng. Lúc này, pha tinh thể lỏng của chất hoạt động bề mặt thực sự đóng vai trò là khuôn đúc cho việc tạo thành mesoporous. Các chất vô cơ như oxit silic (được tạo thành từ phản ứng thủy phân và trùng ngưng alkoxide, muối vô cơ) sẽ bao bọc các tinh thể lỏng. Cuối cùng, chất hoạt động bề mặt được loại bỏ bằng cách nung nóng hoặc chiết. Trong trường hợp trên, các chất hoạt động bề mặt tự tạo thành pha tinh thể lỏng nếu nồng độ ban đầu của chất hoạt động bề mặt cao (con đường a). Nhưng ngược lại, nếu nồng độ khá thấp, cần phải có các chất vô cơ để tạo thành pha tinh thể lỏng (con đường b).