Phân biệt các khái niệm: Hằng số phân bố, hằng số phân chia

Có ai biết các khái niệm này không, chỉ em với.

Hi tuyethty,

Khi thêm một lượng nhỏ cấu tử thứ ba vào hai hệ cấu tử chứa hai pha loãng cân bằng thì sau khi cân bằng mới được thiết lập, cấu tử thứ ba sẽ nằm trong cả hai pha nhưng với nồng độ khác nhau.

Nếu nồng độ của cấu tử thứ ba không lớn và trạng thái tồn tại của nó trong hai pha là như nhau thì việc tăng khối lượng của nó trong hệ sẽ làm tăng nồng độ của nó trong hai pha theo tỷ lệ nhất định.

Định luật phân bố

Ở mỗi nhiệt độ, tỷ lệ nồng độ của cấu tử thứ ba trong hai pha loãng cân bằng là đại lượng không đổi, không phụ thuộc vào nồng độ.

i[/i] [LEFT]Đại lượng K gọi là hệ số phân bố. a: hoạt độ của cấu tử thứ ba A. [A]: nồng độ cấu tử A. org và aq: hai pha lỏng không tan vào nhau. ở đây ví dụ hai pha: dung môi hữu cơ và nước.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Thị Phương Thoa. Giáo trình thực tập hóa lý. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP HCM. Chương III, trang 120.
  2. Distribution constant - Wikipedia .

[/LEFT]

Hi tuyethtv,

Bạn nói rõ hơn ứng dụng của hai khái niệm trên cho mọi người biết được không ?

Mình chỉ nghe nói tới hằng số phân bố (distribution constant), còn hằng số phân chia thì vẫn chưa nghe tới. Chờ câu trả lời của bạn.

thân

Bạn í có câu trả lời rồi anh ạ! Hihi Thân!

Merci mấy bạn nhiều nha. Mình tìm được khái niệm hằng số phân bố và tỉ số phân bố rồi, nhưng còn tỉ số và hằng số phân chia thì chưa tìm ra. Mấy khái niệm đó sử dụng khi một chất phân bố trong hai dung môi không trộn lẫn vào nhau. Ví dụ như iod trong nước và CCl4.

bạn có thể cho mình biết khái niệm tỉ số phân bố là gì không? Mình tìm không ra

Thực ra đó là hằng số phân bố, hệ số phân bố mà thôi. Vì bạn tuyethv tham khảo các cuốn sách “hơi bị cũ” nên có dùng một số từ như thế, thực ra chúng chỉ là một mà thôi. Hằng số phân bố và hệ số phân bố thì các bạn có thể dễ dàng tìm ra trong sách Hoá đại cương, đặc biệt là Hoá phân tích. Thân!

Đây là khái niệm mình tìm được. Muốn tìm hiểu rõ hơn bạn tìm hiểu ở cuốn Cơ sở hóa học phân tích. Lâm Ngọc Thụ. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2005 nha. Hệ số phân bố là hằng số cân bằng diễn tả sự phân bố của một chất tan giữa hai dung môi không trộn lẫn. Ví dụ: khi lắc một dung dịch nước chứa một chất hữu cơ tan A với một dung môi hữu cơ như hexan. Tỉ số phân bố D của chất cần phân tích được định nghĩa là tỉ số nồng độ phân tích của nó trong hai dung môi không trộn lẫn. Thân.

Tuyethtv ơi! Bạn làm cho anh em cãi nhau chí choé, bạn bỏ đi! Bây giờ mới vào giải đáp à? Hihi. Thực ra bạn chỉ hỏi phân biệt mấy khái niệm thôi, còn khái niệm Hằng số phân bố và hệ số phân bố thì có nhiều sách nói lắm mà. Hihi… Tỉ số nồng độ thì cái này cũng được gọi là tỉ số nồng độ nè: [Fe3+]/[Fe2+]… Bạn có thể dẫn ra trang mấy không? Tớ tìm mà không ra cụm từ " tỉ số phân bố" trong quyển đó! (tớ có file nên việc tìm rất chính xác)!

Uhm. Sorry các bạn dạo trước mình hơi bận xíu, nên không thường xuyên lên mạng. Bạn có thể tìm trong chương 16 “loại bỏ các tác dụng cản trở”. Bạn tìm trong đó là sẽ thấy.

Ok! Đã xem! Trang 8 của chương 16. Đúng là mỗi tác giả nói một kiếu nên chúng ta bị rối. Đối chiếu cuốn của thầy Lâm Ngọc Thụ (ĐH KHTN HN) và thầy Nguyễn Tinh Dung, thầy Hồ Viết Quý (ĐHSP HN) thì:

  • Hệ số phân bố (của thầy Thụ) chính là Hằng số phân bố (thầy Dung, thầy Quý) - Đều ký hiệu là K(D) - Tỉ số phân bố (của thầy Thụ) chính là Hệ số phân bố (thầy Dung, thầy Quý) - Đều ký hiệu là D. Chúng ta không thể nói ai đúng, ai sai (không đủ trình. Hihi), nhưng chúng ta học ai thì theo người đó vậy! Chỉ khổ cho những người mới làm quen mà đọc nhiều sách như tuyethtv thì hơi khổ, vì bị rối! Hihi Moi việc đã rõ! Ok? Thân!

Uhm. Nhưng đến giờ vẫn chưa tìm được thế nào là tỉ số phân chia và hằng số phân chia. Mong các bạn giúp. Thân Tuyết